Bất chấp RCEP, VN-Index vẫn chuyển động ngược chiều với thị trường chứng khoán châu Á
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực ( RCEP) sẽ giúp mở rộng không gian thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam. Thế nhưng, thị trường chứng khoán Việt Nam có vẻ như khá “thờ ơ” với sự kiện này trong phiên giao dịch hôm nay.
Ảnh Shutterstoc
Ngay sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 5 nước đối tác được ký sáng Chủ nhật 15/11, các thị trường chứng khoán châu Á đã phản ứng tích cực với thông tin này trong phiên giao dịch ngày hôm nay (16/11).
RCEP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) với sự tham gia của 10 quốc gia thành viên của ASEAN, gồm Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam, Campuchia, Indonesia, Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan và 5 đối tác của khối này là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Theo giới chuyên gia, FTA này đã tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới mà không có sự tham gia của Mỹ. RCEP tạo ra một thị trường 2,2 tỷ người tiêu dùng và tổng GDP 26,2 ngàn tỷ đô la Mỹ, chiếm hơn 30% GDP toàn cầu.
Kỳ vọng về tăng trưởng kinh tế và thương mại giữa các quốc gia tham gia FTA này đã đẩy chỉ số chứng khoán của các quốc gia khu vực tiếp tục gia tăng.
Tại Nhật, chỉ số Nikkei 225 đã tăng 2%, trong khi chỉ số Topix tăng 1,68%.
Các số liệu thống kê được công bố hôm nay cho thấy nền kinh tế Nhật đã tăng trưởng mạnh mẽ trong quý 3 năm nay, đạt mức 21,4% so với cùng kỳ năm ngoái. So với quý trước thì mức tăng GDP của Nhật trong quý này đạt tới 5%, vượt mức dự báo trước đó là 4,4%. Điều này cho thấy kinh tế Nhật đang phục hồi mạnh mẽ sau khi quốc gia này dần khống chế được dịch bệnh Covid-19.
Tại Hàn Quốc, chỉ số chứng khoán Kospi cũng đã tăng gần 2%.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composit tăng 1,11% còn chỉ số Shenzhen tăng 0,7 % trong phiên giao dịch đầu tuần. Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 10 đã tăng 6,9%, vượt mức dự báo, trong khi doanh số bán lẻ tiếp tục phục hồi, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn mức dự báo là 4,9%.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng tăng 0,84%. Cổ phiếu của ngành tài chính và các công ty cung cấp dịch vụ casino tăng mạnh. Giá cổ phiếu của các ông lớn ngân hàng như Standard Chartered hay HSBC đều tăng quanh mức 4%.
Video đang HOT
Theo đánh giá của Ngân hàng Mizuho của Nhật Bản, RCEP là một hiệp định hểt sức cần thiết, góp phần thúc đẩy thương mại toàn cầu.
“Phạm vi và tham vọng của RCEP là nhằm xóa bỏ 92% dòng thuế đối với hàng hóa. Điều này là hết sức quan trọng đối với việc phát triển các chuỗi cung ứng”, Mizuho nhận định.
Việc Nhật là đối tác tham gia ký kết RCEP đã đẩy giá cổ phiếu của nhiều tập đoàn Nhật có hoạt động xuất khẩu lớn tăng mạnh. Trong đó đáng chú ý là cổ phiếu của các hãng sản xuất xe hơi như Nissan, Mazda, Mitsubishi hay Honda.
Cổ phiếu của các công ty công nghệ tại nước này cũng tăng mạnh. Chẳng hạn Tokyo Electron tăng 5,45%, Panasonic tăng 5,25%. Cổ phiếu của Softbank cũng tăng 1%.
Trong khi đó tại Hàn Quốc, cổ phiếu của các công ty công nghệ cũng tăng điểm. Đáng chú ý nhất là cổ phiếu của Samsung Electronics tăng 3,64%, còn cổ phiếu của SK Hynix thì tăng tới hơn 6%.
Không giống như các thị trường chứng khoán châu Á khác, thị trường chứng khoán Việt Nam lại có một phiên giảm điểm trong phiên giao dịch ngày hôm nay, mặc dù VN-Index đã có 20 phút đầu tiên tăng điểm, đứng ở mức 950,8 điểm vào cuối phiên, giảm 15,5 điểm, tương đương 1,6%.
Có lẽ những lo ngại về việc VN-Index tạo đỉnh kép và thông tin về ca nghi nhiễm Covid-19 tại Hà Nội xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng trong sáng nay (nhưng sau đó đã được khẳng định lại là âm tính nhưng vẫn cần được theo dõi thêm) đã làm mờ đi tác động tích cực của việc ký kết RCEP đối với thị trường chứng khoán Việt Nam về tổng thể.
Tuy nhiên, tương tự như sự chuyển động của cổ phiếu các công ty sản xuất xe hơi tại Nhật, cổ phiếu của Công ty cổ phần Dịch vụ ô tô Hàng Xanh (mã HAX) trên sàn HOSE lại có một phiên tăng điểm ấn tượng.
Có một số thời điểm cổ phiếu HAX tăng trần, kết phiên ở mức giá 17.600 đồng/cổ phiếu, tăng 6,34% so với mức giá tham chiếu. Trong khi đó cổ phiếu VEA của Tổng công ty Máy động lực và máy nông nghiệp tăng 1,3%.
Về dài hạn, các chuyên gia kinh tế và chứng khoán đều nhận định rằng, RCEP sẽ góp phần mở rộng không gian kinh tế của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy hơn nữa thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Việt. Đây sẽ là một trong những động lực đẩy giá cổ phiếu của những công ty tận dụng được cơ hội thị trường này trong tương lai.
Giao dịch chứng khoán chiều 15/5: Lực bán dâng cao, thị trường tiếp tục lùi bước
Áp lực bán tiếp tục gia tăng và tập trung vào nhóm cổ phiếu bluechip khiến thị trường chìm sâu hơn, thậm chí VN-Index suýt chút nữa để mất mốc 825 điểm. Tâm điểm đáng chú ý là cổ phiếu ngân hàng SHB bất ngờ giảm sàn.
Những tưởng thị trường sẽ hồi phục nhờ sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu bluechip nhưng áp lực bán thường trực nhanh chóng khiến thị trường quay đầu. Sau nửa đầu phiên sáng rung lắc khá mạnh, chỉ số VN-Index đã lấy lại được mốc 830 điểm và chỉ điều chỉnh nhẹ trước khi chốt phiên sáng.
Bước sang phiên chiều, tâm lý thận trọng khiến thị trường chưa tìm thấy điểm sáng. Sau vài phút đi ngang đầu phiên, lực bán dâng cao khiến VN-Index xuyên thủng mốc 825 điểm.
Ngay khi xuyên qua mức giá này, lực cầu nhập cuộc đã kích thích thị trường đảo chiều đi lên. Tuy nhiên, trong khi áp lực bán vẫn khá lớn, việc dòng tiền tham gia dè dặt khiến VN-Index chỉ thu hẹp đà giảm chút ít.
Chốt phiên, sàn HOSE có 100 mã tăng và 248 mã giảm, VN-Index giảm 5,37 điểm (-0,65%), xuống 827,03 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 301,89 triệu đơn vị, giá trị 5.253,47 tỷ đồng, giảm 11,5% về khối lượng và 30,35% về giá trị so với phiên hôm qua. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 43,6 triệu đơn vị, giá trị 1.014,13 tỷ đồng.
Nhóm VN30 chỉ còn 6 mã giữ được sắc xanh, trong đó cặp đôi lớn VHM và VIC vẫn là trụ đỡ chính với mức tăng đều trên 1%, còn SBT, VPB, VRE, EIB nhích nhẹ.
Mặt khác, sắc đỏ vẫn bao phủ trên diện rộng với 20 mã bluechip mất điểm, đáng kể là BID -2,8% xuống 38.600 đồng/CP, BVH -2,9% xuống 48.250 đồng/CP, CTG -2,1% xuống 20.900 đồng/CP, PLX -2,4% xuống 44.500 đồng/CP, MSN -2,8% xuống 62.100 đồng/CP.
Cổ phiếu lớn VNM cũng nới rộng biên độ giảm sau thông tin chính thức về việc mua lại 17,5 triệu cổ phiếu quỹ từ ngày 21/5 đến 20/6. Kết phiên, VNM -1,9% xuống 110.800 đồng/CP và khớp lệnh 2,32 triệu đơn vị.
Hôm nay, REE tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2020 và đã khá tự tin với kế hoạch kinh doanh dù đã đưa ra vào thời điểm trước khi có đại dịch Covid-19 vào tháng 11/2019.
Theo đó, REE đã đặt kế hoạch lợi nhuận 1.620 tỷ đồng và dự kiến trong tháng 7 tới đây sẽ công bố thông tin về tân Tổng giám đốc, vị trí chủ chốt khuyến thiếu trong nhiều năm qua.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thị Mai Thanh đã tiết lộ, sau thời gian nhờ các công ty săn đầu người để tìm kiếm nhưng không thành, REE đã lựa chọn nhân sự xuất sắc trong nội bộ, cử đi đào tạo nước ngoài trong vòng 2 năm. Và giờ đây, HĐQT REE thống nhất và đã lựa chọn được nhân sự.
Tuy nhiên diễn biến cổ phiếu REE vẫn tiếp tục để mất điểm sau đợt tăng liên tục từ đầu tháng 5. Đóng cửa, REE -1,7% xuống mức 31.400 đồng/CP, đây cũng là mức giá mở cửa của cổ phiếu này.
Ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ, HSG tiếp tục nới rộng biên độ khi -2,32% xuống 8.850 đồng/CP và vẫn giữ vị trí dẫn đầu thành khoản trên HOSE với khối lượng khớp lệnh 9,75 triệu đơn vị.
Trong khi đó, TTF bảo toàn sắc tím với thanh khoản tăng nhẹ so với phiên sáng, đạt 4,67 triệu đơn vị khớp lệnh và dư mua trần 213.990 đơn vị.
Trên sàn HNX, giao dịch phiên chiều cũng có phần tiêu cực hơn khi đà giảm nới rộng do áp lực bán gia dâng cao.
Chốt phiên, sàn HNX có 65 mã tăng và 80 mã giảm, HNX-Index giảm 2,32 điểm (-2,08%), xuống 109,02 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 70,69 triệu đơn vị, giá trị 592,24 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm hơn 2 triệu đơn vị, giá trị 41,53 tỷ đồng.
Tâm điểm đáng chú ý là cổ phiếu ngân hàng SHB bất ngờ bị xả mạnh và rơi xuống mức giá sàn 15.500 đồng/CP, giảm 9,9% với khối lượng khớp lệnh 4,37 triệu đơn vị. Đây là một trong những nhân tố chính đẩy thị trường đi xuống.
Bên cạnh đó, một số bluechip khác cũng có tác động thiếu tích cực như PVI -7,5% xuống 30.900 đồng/CP, VCS -2,3% xuống 64.600 đồng/CP, DGC -2,2% xuống 31.200 đồng/CP.
Trái lại, ACB đã chính thức lấy lại sắc xanh sau 2 phiên điều chỉnh trước đó. Kết phiên, ACB 1,4% lên 21.700 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh 6,93 triệu đơn vị, đứng thứ 3 về thanh khoản trên HNX.
Cặp đôi giao dịch sôi động nhất sàn HNX là HUT và ART với khối lượng khớp lệnh lần lượt đạt 13,16 triệu đơn vị và 8,52 triệu đơn vị. Kết phiên, HUT đứng giá tham chiếu, còn ART 6,67% lên 3.200 đồng/CP.
Trên UPCoM, đà giảm cũng nới rộng hơn trong phiên chiều.
Chốt phiên, UpCoM-Index giảm 0,33 điểm (-0,62%), xuống 53,15 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 25,68 triệu đơn vị, giá trị 204,81 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận chỉ có thêm 11,9 tỷ đồng.
Các mã lớn có phần nới rộng biên độ giảm như ACV -1,4% xuống 57.900 đồng/CP, VGI -0,7% xuống 27.200 đồng/CP, OIL -2,4% xuống 8.000 đồng/CP, VGT -4,7% xuống 8.200 đồng/CP, BCM -0,4% xuống 23.400 đồng/CP, VEA -3,1% xuống 37.500 đồng/CP...
Cổ phiếu BSR vẫn dẫn đầu thanh khoản với hơn 6,8 triệu đơn vị được giao dịch thành công và kết phiên đứng tại mốc tham chiếu 6.500 đồng/CP.
Trên thị trường phái sinh, cả 4 hợp đồng tươnglai đều mất điểm, trong đó, VNF30F2005 giảm 0,17% xuống 766,7 điểm, với khối lượng khớp lệnh 185.787 đơn vị, khối lượng mở 24.456 đơn vị.
Trên thị trường chứng quyền, chỉ có 8 mã tăng và 5 mã đứng giá, còn lại đều giảm. Giao dịch sôi động nhất tại CMWG2001 với 73.504 đơn vị khớp lệnh, kết phiên giảm 16,67% xuống 50 đồng/cq.
Nông sản thực phẩm Yên Bái (CAP) trả cổ tức 35% bằng tiền mặt CTCP Lâm nông sản thực phẩm Yên Bái (CAP - sàn HNX) cho biết, ngày 26/5 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền mặt năm 2019 với tỷ lệ 35%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.500 đồng. Như vậy, với khối lượng chứng khoán niêm yết và lưu hành 5,24 triệu cổ phiếu, Nông...