Bất chấp quan hệ đang xấu đi, Pháp khẳng định sẽ không từ bỏ quốc gia Tây Phi này
Pháp khẳng định, chính phủ nước này sẽ không ngừng hỗ trợ Burkina Faso trong cuộc đấu tranh chống lực lượng thánh chiến Hồi giáo.
Quốc vụ khanh Pháp Chrysoula Zacharopoulou. (Nguồn: Reuters)
Quốc vụ khanh phụ trách Phát triển, Cộng đồng Pháp ngữ và Quan hệ đối tác quốc tế Chrysoula Zacharopoulou đưa ra cam kết trên sau khi gặp nhà lãnh đạo chính quyền chuyển tiếp Burkina Faso Ibrahim Traore tại thủ đô Ouagadougou hôm 10/1.
Bên cạnh đó, bà Zacharopoulou đồng thời bày tỏ mong muốn Pháp tiếp tục tham gia đấu tranh chống lực lượng thánh chiến Hồi giáo, bất chấp tư tưởng “bài Pháp” ở quốc gia Tây Phi và căng thẳng ngoại giao song phương ngày càng gia tăng.
Video đang HOT
Theo Quốc vụ khanh Zacharopoulou, Pháp là một đối tác “nhất quán, sát cánh cùng Burkina Faso vượt qua những thách thức mà nước này phải đối mặt và sẵn sàng ở lại”.
Bà Zacharopoulou và ông Traore – người lên nắm quyền ở Burkina Faso trong cuộc đảo chính hồi tháng 9/2022 – đã thảo luận về tình trạng mất an ninh và đảm bảo rằng, Paris sẽ tiếp tục hỗ trợ Ouagadougou.
Quan chức Pháp nêu rõ: “Trong bối cảnh hiện nay, cả Pháp và Liên minh châu Âu đều không từ bỏ Burkina Faso”.
Về vấn đề trục xuất Đại sứ Pháp, theo Quốc vụ khanh Zacharopoulou, Paris sẵn sàng đối thoại với Burkina Faso.
Mối quan hệ giữa Pháp và Burkina Faso (thuộc địa cũ của quốc gia châu Âu) trở nên xấu đi sau 2 cuộc đảo chính quân sự trong năm 2022 ở đất nước châu Phi, một phần do chính quyền địa phương không bảo vệ dân thường trước những cuộc tấn công thánh chiến.
Các cuộc biểu tình của những người Burkina Faso phản đối sự hiện diện của quân đội Pháp đã tăng mạnh trong năm nay, được cho là có liên quan quan điểm cho rằng, Paris đã không nỗ lực đủ để cải thiện an ninh ở đất nước Tây Phi.
Căng thẳng bùng lên vào tháng trước, khi chính phủ Burkina Faso yêu cầu Pháp thay Đại sứ tại Ouagadougou. Tuy nhiên, Paris đã bác bỏ và mô tả yêu cầu này là “không chuẩn mực”.
Tổng thống Putin được quốc gia châu Âu trao huy chương, Iran khẳng định quan hệ chiến lược với Nga
Ngày 8/1, Tổng thống Cộng hoà Serbia Milorad Dodik trao huy chương vắng mặt cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trong lễ kỷ niệm ngày quốc khánh của Cộng hoà Serbia.
Tổng thống Nga Vladimir Putin. (Nguồn: AFP)
Theo đó, Tổng thống Putin được trao huy chương vì "sự quan tâm và tình yêu đặc biệt đối với Cộng hoà Serbia" và có công trong việc phát triển và tăng cường hợp tác, cũng như quan hệ chính trị giữa "quốc gia thân thiện Cộng hoà Serbia và Liên bang Nga".
Ông Dodik là Tổng thống ly khai, người vẫn luôn ưu tiên mối quan hệ với Nga hơn là với phương Tây, ca ngợi Tổng thống Putin là chỗ dựa đáng tin cậy cho Cộng hoà Serbia.
Trong một tin khác, cùng ngày, Tổng thống Iran Ebrahim Raisi đã khẳng định quan hệ chiến lược giữa nước này và Nga, nhấn mạnh hai nước có cơ sở thuận lợi để hợp tác song phương, khu vực và quốc tế.
Theo trang tin Iran Front Page, phát biểu trên được ông Raisi đưa ra trong lễ trình quốc thư của tân Đại sứ Nga tại Iran Alexey Dedov. Tổng thống Raisi cũng kêu gọi củng cố hoạt động hợp tác chiến lược Iran-Nga trong lĩnh vực kinh tế.
Về phần mình, Đại sứ Dedov kêu gọi, tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước, nhấn mạnh mối quan hệ trong lĩnh vực này đã khiến các nước phương Tây vỡ mộng với chính sách cấm vận.
Iran và Nga đặt mục tiêu củng cố quan hệ thương mại, trong đó có hoạt động xuất nhập khẩu vệ tinh và ngũ cốc, dần loại bỏ đồng USD trong giao dịch. Gần như tất cả những dự án chung giữa Iran và Nga đều nhằm vô hiệu hóa các nỗ lực cấm vận của Mỹ.
Những hậu quả 'không lường trước' của cuộc xung đột Nga - Ukraine Giá năng lượng và lương thực cao là kết quả "đã biết" của cuộc xung đột Nga - Ukraine trong khi những hậu quả tiếp theo sẽ dần bộc lộ theo thời gian. Xung đột đã gây thiệt hại nặng nề không chỉ với các bên tham chiến mà còn ảnh hưởng đến toàn thế giới. Ảnh: Reuters Theo nhận định mới đây...