Bất chấp nguy cơ cạn kiệt dự trữ, Đức sẽ viện trợ quân sự thêm 500 triệu euro cho Ukraine
Chính phủ Đức sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự, gồm các hệ thống phòng không, bệ phóng tên lửa, vũ khí chính xác…
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Đức cảnh báo nguy cơ cạn kiệt kho dự trữ quân sự.
Xe tăng Ukraine tiến về tiền tuyến ở vùng Luhansk. Ảnh: AFP/Getty Images
Hãng tin AFP cho biết Chính phủ Đức sẽ cung cấp cho Ukraine thêm 500 triệu euro viện trợ quân sự, với phần lớn hang được chuyển giao trong năm tới.
Các thiết bị quân sự được Đức cam kết viện trợ sẽ bao gồm ba hệ thống phòng không IRIS-T, “khoảng một chục xe thu hồi có vũ trang, 20 bệ phóng tên lửa gắn trên xe bán tải, đạn chính xác và thiết bị chống máy bay không người lái” – theo phát ngôn viên Chính phủ Đức.
Video đang HOT
Đức cùng với một số quốc gia thành viên EU khác và Mỹ, Anh, Canada, Australia đã cung cấp vũ khí cho Ukraine kể từ khi xung đột bùng phát vào cuối tháng 2. Tuy nhiên, tất cả các chuyến giao hàng của Đức trong những tháng đầu chỉ liên quan đến vũ khí nhỏ, tên lửa chống tăng và phòng không di động, cũng như đạn dược và nhiên liệu. Berlin bị chỉ trích vì mất khá lâu thời gian do dự không chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Kiev.
Đến cuối tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Alexei Reznikov mới thông báo nước này đã tiếp nhận lô hàng vũ khí hạng nặng gồm các hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard và đạn dược từ Đức. Trước đó, Đức cam kết chuyển giao ít nhất 30 xe bánh xích trang bị pháo phòng không Gepard cho Ukraine. Lô hàng 15 hệ thống phòng Gepard được Đức giao cho Ukraine vào cuối tháng 7 và đợt giao hàng tiếp theo với 15 hệ thống Gepard diễn ra trong tháng 8.
Trong khi đó, theo kênh RT (Nga) ngày 23/8, Bộ Quốc phòng Đức cho biết nước này không thể cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine mà không làm cạn kiệt kho dự trữ của mình.
Mặc dù quân đội Đức đã đạt đến “giới hạn có thể chấp nhận được” của những gì họ có thể gửi đi, Thủ tướng Olaf Scholz đang phải chịu áp lực rất lớn trong việc duy trì dòng vũ khí chảy về Kiev.
“Chúng tôi đã đến giới hạn có thể chấp nhận được bán đi kho dự trữ của Bundeswehr (quân đội Đức)”, phát ngôn viên của Bộ trưởng Quốc phòng Christine Lambrecht nói với tờ Der Spiegel hôm 22/8, một ngày sau khi tờ này đăng bài báo của các nhà lập pháp Kristian Klinck, Sara Nanni và Alexander Mueller kêu gọi Đức tăng cường giao vũ khí cho Ukraine.
Quân đội Đức đã ở trong tình trạng suy kiệt nghiêm trọng từ rất lâu trước tháng 2, với một báo cáo năm 2019 tiết lộ rằng không đến 20% trong số 68 máy bay trực thăng chiến đấu Tiger của nước này và không đến 30% trong số 136 máy bay phản lực Eurofighter của nước này đang hoạt động. Báo cáo cũng cho thấy dự trữ đạn dược thấp và binh lính thiếu các trang bị cần thiết, bao gồm giày, quần áo và giường.
Bất chấp việc Thủ tướng Scholz đã công bố một chương trình tái vũ trang đầy tham vọng vào tháng 3, và mặc dù thực tế là ngân sách dành cho Bundeswehr đã tăng từ 37 tỷ euro vào năm 2017 lên 50 tỷ euro trong năm nay, quân đội vẫn chưa khắc phục được những thiếu hụt này .
Nga đã nhiều lần chỉ trích việc các nước phương Tây vận chuyển vũ khí cho Ukraine, đồng thời khẳng định việc này sẽ không giúp thay đổi tiến trình của cuộc xung đột mà chỉ khiến xung đột kéo dài.
Đức tái khởi động nhà máy điện than thứ hai
Trong bối cảnh nguồn cung khí đốt hạn hẹp, Chính phủ Đức đã thông báo kế hoạch kích hoạt lại nhà máy điện than thứ hai tại nước này nhằm tiết kiệm khí đốt cho mùa Đông tới.
Nhà máy điện than Mehrum ở Đức. Ảnh: eppowereurope.cz/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại Berlin dẫn thông báo của tập đoàn năng lượng Uniper của Đức cho biết nhà máy điện Heyden ở Petershagen, gần thành phố Hanover ở miền Bắc nước Đức, dự kiến hoạt động trở lại từ ngày 29/8 đến cuối tháng 4/2023. Với công suất 875 megawatt, Heyden là một trong những nhà máy điện than lớn nhất ở Đức, vận hành từ năm 1987.
Theo quy định mới của Chính phủ Đức, kể từ ngày 14/7, một số nhà máy điện than ở nước này được phép hoạt động trở lại nhằm giúp tiết kiệm khí đốt, tạm thời đối phó với tình trạng thiếu nguồn cung liên quan đến việc Nga cắt giảm lượng xuất khẩu liên quan xung đột tại Ukraine.
Đầu tháng 8 này, nhà máy Mehrum ở Hohenhameln đã trở thành nhà máy điện than đầu tiên được khởi động lại. Theo tờ Handelsblatt của Đức, công ty Steag có trụ sở tại Essen cũng đã thông báo kế hoạch đưa một số nhà máy nhiệt điện than hoạt động trở lại. Nhiều nhà máy khác được đặt trong tình trạng dự phòng cũng khởi động lại trong vài tuần tới. Quyết định này sẽ cho phép các kho dự trữ khí đốt được chứa đủ nhiên liệu để đối phó với nguy cơ thiếu hụt do Nga cắt giảm mạnh nguồn cung.
Mặc dù vậy, Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck trấn an người dân không nên lo sợ thiếu khí đốt trong những tháng lạnh giá sắp tới, nhấn mạnh rằng rằng nếu các hộ gia đình và ngành công nghiệp cắt giảm mức sử dụng 15 - 20% thì có thể dễ dàng vượt qua mùa Đông. Ông khẳng định ngay cả khi Nga cắt hoàn toàn nguồn cung, Đức vẫn sẽ không rơi vào tình trạng không có nguồn cung khí đốt. Na Uy và Hà Lan đang tăng thêm nguồn cung khí đốt. Bên cạnh đó, các cảng tiếp nhận khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới sẽ đi vào hoạt động từ cuối năm nay. Về lâu dài, Bộ trưởng Habeck cho biết Đức phải mở rộng đầu tư vào năng lượng tái tạo và loại bỏ dần các nhiên liệu hóa thạch.
Đức có kế hoạch chấm dứt sản xuất điện than chậm nhất vào năm 2038. Tuy nhiên, cuộc xung đột Nga - Ukraine tác động đến nguồn cung khí đốt, gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng đã khiến nước này tạm thời khởi động lại một số nhà máy điện than nhằm đối phó với nguy cơ thiếu hụt trong mùa Đông.
Các sân bay của Đức ứng phó tình trạng thiếu hụt nhân sự Hiệp hội các nhà tuyển dụng dịch vụ mặt đất ABL cho biết các sân bay của Đức đã ký hợp đồng lao động với khoảng 150 nhân viên từ Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt nhân sự trong lĩnh vực hàng không đang trong quá trình hồi phục sau dịch COVID-19. Con số này ít hơn nhiều...