Bất chấp Nga phản đối, Mỹ bán hàng trăm tên lửa cho Ukraine
Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ bán hàng trăm tên lửa chống tăng và các bệ phóng tên lửa cho Ukraine với giá trị hợp đồng lên tới 47 triệu USD.
Binh sĩ Mỹ hướng dẫn binh sĩ Ấn Độ phóng tên lửa Javelin trong cuộc tập trận chung giữa hai nước. (Nguồn: Sputnik)
Reuters dẫn thông báo của Cơ quan Hợp Tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) ngày 1/3 cho biết Bộ Ngoại giao nước này đã quyết định phê chuẩn thương vụ bán hàng trăm tên lửa chống tăng Javelin và các bệ phóng tên lửa cho chính phủ Ukraine. Theo DSCA, thỏa thuận này sẽ góp phần bảo vệ an ninh quốc gia của Mỹ thông qua “việc cải thiện an ninh của Ukraine”.
“Hệ thống tên lửa Javelin sẽ giúp Ukraine xây dựng năng lực phòng thủ lâu dài nhằm bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, từ đó đáp ứng được các yêu cầu quốc phòng của nước này”, DSCA nhấn mạnh.
Video đang HOT
Trong thông báo phát đi hôm qua, Lầu Năm Góc cho biết hợp đồng bán vũ khí cho Ukraine sẽ không làm thay đổi cán cân quân sự trong khu vực. Trước đó, chính phủ Ukraine đã đề xuất mua 210 tên lửa Javelin và 37 bệ phóng từ Mỹ. Các đơn vị cung cấp sẽ là hai tập đoàn công nghiệp quốc phòng hàng đầu Raytheon và Lockheed Martin.
Năm 2017, Mỹ đã tuyên bố sẽ cấp các vũ khí sát thương và vũ khí phòng vệ cho Ukraine. Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko nói rằng các vũ khí này sẽ được sử dụng để bảo vệ các binh sĩ và dân thường Ukraine. Tuy nhiên, Nga đã nhiều lần phản đối động thái của Washington.
Theo Moscow, quyết định bán vũ khí của Mỹ sẽ khuyến khích việc sử dụng vũ lực cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine và là hành động gây leo thang căng thẳng cũng như cản trở tiến trình hòa bình trong khu vực.
Từ sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, mối quan hệ giữa Ukraine và Nga trở nên căng thẳng liên quan tới cuộc xung đột ở đông Ukraine giữa các nhóm ly khai do Moscow hậu thuẫn và lực lượng chính phủ Ukraine. Cuộc xung đột này khiến hơn 10.000 thiệt mạng trong vòng 3 năm.
Thành Đạt
Theo Dantri
Mỹ bán tên lửa đánh chặn trị giá 133 triệu USD cho Nhật Bản
Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ thông báo, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn việc bán tên lửa đánh chặn SM-3 trị giá 133,3 triệu USD cho Nhật Bản.
Tên lửa SM-3 Block IIA (Ảnh NavalToday)
Sputnik ngày 10/1 dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, Bộ Ngoại giao Mỹ đều ký thông qua thương vụ bán tên lửa SM-3 Block IIA cho Tokyo.
"Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất mua của Mỹ 4 tên lửa Standard Missile-3 (SM-3) Block IIA, 4 ống phóng tên lửa MK 29 cùng các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuât, vận chuyển, hậu cần và hỗ trợ sử dụng cùng các dịch vụ khác. Tổng giá trị hợp đồng là 133,3 triệu USD", thông báo của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ cho biết.
Theo nhà sản xuất Raytheon, tên lửa đánh chặn SM-3 là thành phần chủ chốt trong hệ thống phòng thủ tên lửa của lực lượng liên minh quân sự NATO ở châu Âu. Chúng thường được triển khai trên các tàu hải quân Mỹ ngoài khơi các lục địa.
Thông báo ngày 9/1 được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang tăng cường và đẩy mạnh các nguồn lực phòng thủ nhằm đối phó với mối đe dọa tấn công tên lửa từ Triều Tiên. Lần gần đây nhất vào cuối tháng 11/2017, Triều Tiên đã phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và tên lửa này đã rơi xuống vùng biển của Nhật Bản.
Tên lửa SM-3 Block IIA là tên lửa đánh chặn với thiết kế 3 tầng chính và 1 tầng trợ đẩy, sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu rắn. Tên lửa có trọng lượng 1,5 tấn, chiều dài 6,55m. Nó có tầm phóng 2500 km, độ cao đánh chặn 1.500km, tốc độ hơn 4,5 km/s (Mach 15.25). Tên lửa được trang bị đầu tự dẫn hồng ngoại cải tiến với động cơ tăng tốc hành trình cỡ lớn cho phép bay với tốc độ tối đa và tấn công mục tiêu ở khoảng cách lên tới 2.500km.
Đức Hoàng
Theo Dantri
Những lễ duyệt binh hoành tráng hiếm hoi trong lịch sử Mỹ Mặc dù là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới nhưng Mỹ hiếm khi tổ chức các lễ duyệt binh để phô diễn sức mạnh của các loại khí tài hay uy lực của binh sĩ. Cuộc diễu binh quy mô lớn lần đây nhất của quân đội Mỹ được tổ chức vào năm 1991 dưới thời cựu Tổng thống George H....