Bất chấp mọi nghi ngờ, Elon Musk đã huy động được 46,5 tỷ USD để mua lại Twitter
Giờ chỉ còn chờ xem liệu Twitter có chấp thuận lời đề nghị của ông Elon Musk hay không.
Bất chấp các đồn đoán về sự đổ vỡ với thương vụ mua lại Twitter, trong hồ sơ mới nộp lên SEC tối qua, ông Elon Musk đã trình bày chi tiết về kế hoạch mua lại mạng xã hội này như thế nào.
Hiện tại mức giá mà ông Musk đang đưa ra đối với Twitter là 43,4 tỷ USD. Dù là người giàu nhất thế giới hiện nay, nhưng các ước tính về tiền mặt hiện có của ông Musk đều cho thấy ông khó có khả năng thanh toán được số tiền lớn này mà không phải vay mượn ở nơi khác. Trong hồ sơ mới được đệ trình lên SEC, ông Musk đã cho biết mình sẽ thanh toán số tiền khổng lồ này như thế nào.
Sẽ có 3 nguồn tiền dành cho thương vụ này:
Nguồn đầu tiên đến từ Morgan Stanley và “một số tổ chức tài chính” đã “cam kết cung cấp 13 tỷ USD để cấp vốn” cho ông Musk. Nguồn vốn này được chia thành 3 dạng, bao gồm một “khoản vay có kỳ hạn được đảm bảo” trị giá 6,5 tỷ USD, một “khoản vay quay vòng có đảm bảo” trị giá 500 triệu USD, một khoản vay bắc cầu có đảm bảo” trị giá 3 tỷ USD và một “khoản vay bắc cầu không được đảm bảo” trị giá 3 tỷ USD khác.
Video đang HOT
Nguồn tiền thứ hai cho thương vụ này cũng đến từ Morgan Stanley và những tổ chức khác đã “cam kết cung cấp một khoản vay ký quỹ 12,5 tỷ USD” cho ông Musk. Rất có thể số tiền này được ký quỹ bằng cổ phiếu Tesla và nhiều công ty khác mà ông Musk đang nắm giữ.
Nguồn tiền thứ ba cho thương vụ này là một “thư cam kết vốn chủ sở hữu” của ông Musk sẽ “cung cấp đủ tài chính vốn chủ sở hữu cho Giao dịch được Đề xuất hoặc Lời chào mua Tiềm năng đủ để thanh toán mọi khoản phải trả liên qua đến Đề xuất và Sáp nhập”. Tổng giá trị của cam kết vốn chủ sở hữu từ ông Musk “dự kiến có giá trị khoảng 21 tỷ USD”.
Tóm lại ông Musk dự định huy động khoản vay 13 tỷ USD từ nhiều tổ chức khác nhau, một khoản vay 12,5 tỷ USD khác dựa trên tài sản ký quỹ của mình và 21 tỷ USD khác được thanh toán bằng tài sản mà ông nắm giữ. Cơ cấu khoản quỹ này có vẻ khá phức tạp, nhưng đối với một thương vụ không hề nhỏ như thế này, việc huy động đủ nguồn tiền cho nó cũng không hề đơn giản.
Nhưng việc ông Musk huy động được nguồn tiền cho thương vụ ồn ào này cũng không có nghĩa nó sẽ thành hiện thực. Hồ sơ mà ông Musk đệ trình lên còn đi kèm với một số điều khoản khác cho thấy khả năng thương vụ không trở thành hiện thực.
“Không có gì đảm bảo rằng một thỏa thuận chắc chắn liên quan đến Giao dịch được Đề xuất sẽ được thực hiện, hoặc nếu được thực hiện, cũng như liệu Giao dịch được Đề xuất sẽ được hoàn thành hay không. Cũng không có gì chắc chắn về việc liệu, hoặc khi nào, người Phát hành sẽ phản hồi lại Thư, cũng như thời gian biểu cho việc thực hiện bất kỳ thỏa thuận chắc chắn nào….”
Bản thân hồ sơ đệ trình lên SEC của ông Musk cũng cho biết, Twitter chưa phản hồi về đề nghị mua lại công ty của ông và ông đang “xem xét xem có nên bắt đầu chào mua công khai để mua lại tất cả cổ phiếu đang lưu hành” của công ty hay không.
Hội động quản trị Twitter xem xét dùng chiến lược phòng thủ "thuốc độc" trước lời đề nghị sóng gió của Elon Musk
Chiến lược phòng thủ "thuốc độc" cho phép cổ đông hiện hữu có quyền mua thêm cổ phiếu với giá chiết khấu, pha loãng ảnh hưởng của bên thù địch một cách hiệu quả.
Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Hội đồng quản trị của Twitter đang xem xét sử dụng biện pháp phòng thủ, giúp bảo vệ công ty khỏi những lời đề nghị có thể gây tác động xấu tới doanh nghiệp. Các biện pháp này được xem xét sau khi người giàu nhất thế giới Elon Musk, vốn đã sở hữu tới 9% cổ phần Twitter, đưa ra lời đề nghị tư nhân hóa mạng xã hội này với giá 43 tỷ USD.
Bloomberg dẫn nguồn tin giấu tên cho biết một trong những lựa chọn đang được cân nhắc có tên là "thuốc độc" nhằm bảo vệ quyền lợi cổ đông. Có thể, Twitter sẽ công bố thực thi biện pháp này trong ngày 16/4. Một kịch bản khác cũng đang được xem xét sẽ tuyên bố giá mà Elon Musk đề nghị để tư nhân hóa Twitter là quá thấp.
Elon Musk gây sóng gió hôm 14/4 sau khi đề nghị mua lại Twitter với giá 54,2 USD/cổ phiếu bằng tiền mặt. Lời đề nghị này đồng nghĩa với Twitter được định giá 43 tỷ USD. Musk cũng nói rằng đây là lời đề nghị "tốt nhất và cuối cùng" của mình. Nếu không được đáp ứng, Musk sẽ có những kế hoạch khác dựa trên quyền lợi của mình là một nhà đầu tư.
Hội đồng quản trị Twitter đã họp để xem xét đề xuất của Musk nhằm xác định xem nó có mang lại lợi ích tốt nhất cho công ty và các cổ đông hay không. Tuy nhiên, công ty từ chối đưa ra bình luận về lợi đề nghị của Musk hay chiến lược mà hội đồng quản trị sẽ thực thi.
Chiến lược phòng thủ bằng thuốc độc cho phép các cổ đông hiện hữu có quyền mua thêm cổ phiếu với giá chiết khấu, từ đó pha loãng ảnh hưởng của bên thù địch. Phương pháp này thường phổ biến trong các doanh nghiệp đang gặp vấn đề khi các nhà đầu tư gây áp lực lên ban lãnh đạo hoặc trong các tình huống mà "những người thù địch" muốn tiếp quản công ty.
Trong hồ sơ mà Musk nộp lên Ủy ban chứng khoán Mỹ, vị tỷ phú giàu nhất thế giới tiết lộ đây là mức giá cao và các cổ đông sẽ thích. Tuy nhiên, ít nhất một nhà đầu tư danh tiếng đã nói rằng mức giá này là quá thấp và phản ứng của thị trường dường như đồng tình với quan điểm này. Hoàng tử Alwaleed bin Talal của Ả Rập Xê-út cho biết thỏa thuận này không "tiệm cận giá trị nội tại" của mạng xã hội tiếng tăm này.
Về phần mình, Musk cũng đã nói về kế hoạch B nếu đề nghị tư nhân hóa Twitter không trở thành hiện thực. Vị tỷ phú nói rằng ông không chắc chắn có thể thực sự đạt được kế hoạch tư nhân hóa Twitter và trong trường hợp đó, ông cần một phương án khác.
Trong phiên giao dịch ngày 14/4, cổ phiếu Twitter đã giảm 1,7%, cho thấy thị trường tin rằng thương vụ này nhiều khả năng sẽ đổ bể.
Bloomberg không phải hãng tin duy nhất nói về khả năng Twitter sẽ dùng tới phương pháp phòng về "thuốc độc". Trước đó, Wall Street Journal cũng đã nói rằng mạng xã hội có trụ sở chính tại San Francisco đang xem xét sử dụng phương pháp này.
Elon Musk toan tính gì khi từ chối vào ban lãnh đạo Twitter Mua lượng lớn cổ phiếu nhưng từ chối vào ban quản trị công ty, Elon Musk có thể đang có những toan tính khác. Nắm giữ 9,2% cổ phiếu với tổng giá trị lên đến 2,9 tỷ USD, Elon Musk hiện là cổ đông lớn nhất của Twitter nhưng từ chối tham gia vào hội đồng quản trị. Nhưng điều nghịch lý là...