Bất chấp lệnh trừng phạt, các nước phương Tây vẫn mua dầu và khí đốt của Nga
Bộ trưởng Năng lượng Nga Nikolay Shulginov cho biết các quốc gia phương Tây vẫn không ngừng mua năng lượng của Nga bất chấp các lệnh trừng phạt chưa từng có mà Mỹ và EU áp đặt đối với Moskva.
Tầu chở dầu neo đậu tại khu cảng Novorossiysk của Nga. Ảnh: Sputnik
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Russia 1, ông Shulginov xác nhận việc các nước phương Tây đều tìm phương thức “lách luật” để nhập khẩu dầu và khí đốt của Nga. Tuy nhiên, ông không nói cụ thể về tuyến đường thay thế được sử dụng để cung cấp năng lượng của Nga cho các khách hàng phương Tây.
Vào tháng 12/2022, EU, nhóm G7 và các đồng minh đã đưa ra lệnh cấm tập thể đối với hoạt động xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga và áp mức giá trần là 60 USD/thùng. Một lệnh khác cấm nhập khẩu gần như tất cả các sản phẩm dầu của Nga, cũng như đưa ra giới hạn giá đối với dầu diesel và các sản phẩm dầu mỏ khác.
Mặc dù các đường ống dẫn khí đốt của Nga không bị hạn chế, nhưng xuất khẩu khí đốt của Moskva sang EU đã giảm mạnh sau vụ phá hoại vào tháng 9/2022 nhằm các đường dẫn dầu dưới biển Nord Stream 1 và 2 (Dòng chảy phương Bắc) khiến chúng không thể hoạt động. Theo Politico, tính đến giữa tháng 5, EU vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về việc liệu các đường ống dẫn khí đốt của Nga có nên bị trừng phạt hay không.
Video đang HOT
Hồi tháng 3, hãng tin Bloomberg cho biết một số quốc gia EU đã tích cực mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga, với Tây Ban Nha đứng đầu danh sách vào đầu năm 2023. Theo thống kê, khối lượng nhập khẩu sản phẩm này của Tây Ban Nha từ Nga đã tăng 84% kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ở Ukraine.
Tây Ban Nha cũng là nhà nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất của Nga từ đầu năm đến nay, tiếp theo là Bỉ và Bulgaria.
Đầu tháng 5, EU đã đề xuất cấm các tàu vi phạm lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga vào các cảng và tuyến đường thủy của EU như một phần của gói trừng phạt mới.
Sau đó, người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell, đã kêu gọi khối này cấm nhiên liệu Ấn Độ sản xuất từ dầu của Nga. Theo thống kê, nhập khẩu dầu thô của Ấn Độ từ Nga đã tăng gấp 10 lần trong tài khóa kết thúc vào ngày 31/3.
Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã chuyển hướng xuất khẩu dầu sang các khu vực khác trên thế giới, đặc biệt là châu Á và Mỹ Latinh.
Nga phản ứng về tiết lộ của Mỹ liên quan đến vụ nổ đường ống Nord Stream
Tiết lộ của Mỹ rằng các đường ống dẫn khí đốt giữa Nga và Tây Âu bị phá hoại bởi một nhóm thân Ukraine đã bị Moskva chỉ trích như một mưu đồ của phương Tây.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova. Ảnh: TASS
Theo hãng thông tấn TASS (Nga), người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết trong một tuyên bố ngày 8/3 rằng Mỹ và Anh đang sử dụng chiến thuật "tiết lộ thông tin có kiểm soát" về vụ nổ đường ống Nord Stream nhằm xây dựng một chương trình nghị sự phù hợp với họ, nhưng sự thật sẽ được phơi bày.
Bà Zakharova nêu rõ: "Washington và London đang sử dụng thông tin rò rỉ có kiểm soát trong vấn đề này, định hình chương trình nghị sự phù hợp với họ. Nhưng tôi chắc chắn sự thật sẽ lộ ra".
Về phần mình, khi trả lời câu hỏi của tờ New York Times về thủ phạm có thể đứng sau các cuộc tấn công các đường ống trên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: "Điều này không chỉ kỳ lạ. Nó có dấu hiệu của một tội ác khủng khiếp".
Trước đó, các phương tiện truyền thông Mỹ trích dẫn tuyên bố của các quan chức nước này đưa tin rằng dữ liệu tình báo mới nhất cho thấy một nhóm thân Ukraine có thể đứng sau vụ phá hoại các đường ống Nord Stream 1 và 2.
Tờ Die Zeit của Đức đã đưa ra một báo cáo cho biết các nhà điều tra Đức đã xác định được phương tiện được sử dụng bởi những kẻ phá hoại. Công ty thuê nó được cho là thuộc sở hữu của công dân Ukraine và đã được đăng ký tại Ba Lan.
Vào tháng 9 năm ngoái, hai đường ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga sang châu Âu là Nord Stream 1 và Nord Stream 2 đã phát nổ. Đức, Đan Mạch và Thụy Điển không loại trừ khả năng phá hoại có chủ đích.
Nhà điều hành Nord Stream đã công bố rằng tình trạng khẩn cấp đối với các đường ống dẫn khí là chưa từng có và không thể ước tính thời gian sửa chữa.
Văn phòng Tổng công tố Nga đã khởi động trình tự cho một vụ án về hành động "khủng bố quốc tế".
Ukraine cam đoan không phá hoại tuyến ống Nord Stream của Nga New York Times dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho rằng một nhóm "thân Ukraine" có thể đã liên quan đến vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream, nhưng Kiev khẳng định họ không liên quan. Tờ New York Times ngày 7/3 trích dẫn các nguồn tin tình báo tiết lộ, các quan chức Mỹ đang xem xét khả năng một...