Bất chấp lệnh cấm, nhiều người vẫn đi xem thủy điện Hòa Bình xả lũ
Vào mùa mưa lũ hàng năm, các hồ thủy điện đều sẽ mở cửa xả để xả lũ. Trước mỗi lần xả lũ như vậy, chính quyền địa phương đều sẽ có thông báo cho những người sinh sống ở khu vực xung quanh để đảm bảo an toàn cho họ.
Tuy nhiên, với nhiều người, chẳng những không nhận thấy nguy hiểm từ việc này, họ còn kéo nhau tới để quay phim, chụp ảnh. Tình hình này đã diễn ra trong nhiều năm dù bị lên án rất nhiều, và năm nay cũng vậy.
Năm nào cũng vậy, rất nhiều người bất chấp lệnh cấm để đi xem xả lũ. (Ảnh: VNexpress)
Thủy điện Hòa Bình thành “điểm tham quan bất đắc dĩ”
Vào 8 giờ sáng ngày 30/9 vừa qua, thực hiện Công điện của Ban chỉ đạo Trung ương về chống thiên tai, thủy điện Hòa Bình sẽ mở một cửa đáy để xả lũ. UBND tỉnh Hòa Bình đã chủ động thông báo tới những người sinh sống tại khu vực xung quanh, chủ động thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho mọi người, đồng thời nghiêm cấm việc quay phim, chụp ảnh ở khu vực xả lũ.
Sóng tại khu vực xả lũ rất mạnh và cao. (Ảnh cắt từ clip)
Không ít người ở xa cũng tới đây để xem xả lũ. (Ảnh cắt từ clip)
Video đang HOT
Mỗi khi xả lũ, nước đều rất mạnh, có thể gây nguy hiểm cho những người đứng gần. Thế nhưng bất chấp có lệnh cấm và sự nguy hiểm kề sát như vậy, có những người vẫn hồn nhiên coi việc này là bình thường, thậm chí họ cảm thấy thích thú trước những cột nước cao hàng chục mét hay con sóng xô mạnh vào chân đập. Bởi vậy, vào hôm qua, họ còn kéo nhau đi xem và chụp ảnh, quay phim, biến thủy điện Hòa Bình thành “điểm tham quan bất đắc dĩ” trong ngày xả lũ. Những hình ảnh này đã được ghi lại trong clip của báo Người Lao Động.
Tranh thủ check-in với cảnh xả lũ. (Ảnh cắt từ clip)
Người đông như trẩy hội. (Ảnh cắt từ clip)
Cộng đồng mạng ngao ngán: “Coi thường an nguy của bản thân”
Trước những hình ảnh về việc nhiều người tới xem thủy điện Hòa Bình xả lũ, bất chấp mọi lệnh cấm cũng như những nguy hiểm luôn rình rập, cư dân mạng đã bày tỏ sự ngao ngán của mình. Nhiều người cho rằng việc quay phim, chụp ảnh ở gần những cột nước hàng chục mét được đổ dồn từ trên cao xuống này đang thể hiện thái độ coi thường an nguy của bản thân.
Cửa xả mở, nước bắt đầu đổ dồn từ trên cao xuống rất mạnh. (Ảnh cắt từ clip)
“Nhìn cột nước xả lũ rất khủng khiếp, là mình thì tránh cho xa, đằng này còn quay phim với chụp ảnh.”
“Quan trọng là đã có lệnh cấm mà vẫn còn cố đến xem, không hiểu họ thấy điều gì thú vị ở đây nữa.”
“Khu vực chân đập là cực kì nguy hiểm, vì nước dồn từ trên cao xuống, thế mà nhiều người bất chấp an nguy của chính họ chỉ để đến đây chụp vài kiểu ảnh.”
“Có làm sao thì lại bảo là tại số.”
“Không hiểu họ nghĩ gì nữa, mặc kệ lệnh cấm, mặc kệ cả tính mạng mình luôn.”
Một số bình luận của cư dân mạng. (Ảnh chụp màn hình)
Thái độ thản nhiên của những người tới xem thực sự khiến nhiều người cảm thấy lo lắng cho sự an toàn của họ. Bạn nghĩ sao sau khi xem những hình ảnh nói trên?
Quảng Trị: Tăng cường công tác đảm bảo an toàn hồ chứa trước mùa mưa lũ
Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 131 hồ chứa nước các loại. Phần lớn các hồ chứa đã xây dựng từ lâu, các tiêu chuẩn thiết kế, tần suất phòng, xả lũ còn thấp và thường xảy ra các hiện tượng làm mất an toàn trong mùa mưa lũ.
Đập tràn xả lũ hệ thống thủy lợi Nam Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị.
Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2020, khả năng xuất hiện khoảng 11 - 13 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 5 - 6 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung nhiều vào những tháng cuối năm, trong đó khu vực Quảng Trị chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp 2 - 3 cơn.
Để đối phó với tình hình thiên tai năm 2020, UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo cho các sở, ban ngành liên quan, các huyện, thị xã, thành phố và các doanh nghiệp quản lý khai thác công trình thủy lợi triển khai nhiều giải pháp tăng cường công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa lũ. Yêu cầu cập nhật, điều chỉnh phương án ứng phó thiên tai, ứng phó với tình huống khẩn cấp và bố trí các điều kiện cần thiết để thực hiện phương án nhằm ứng phó kịp thời với các tình huống mưa, lũ đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du đập.
Rà soát, đánh giá khả năng thoát lũ của vùng hạ du các hồ chứa thủy lợi trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi để ngăn chặn, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. Đôn đốc, kiểm tra các công trình do địa phương, đơn vị làm chủ đầu tư đang thi công xây dựng nhằm đảm bảo hoàn thành tiến độ thi công vượt lũ, chống lũ an toàn.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về quản lý chất lượng công trình xây dựng đối với các hoạt động đầu tư xây dựng, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi trên địa bàn. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi để ngăn chặn, xử lý hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định; điều tra, nắm rõ các nguồn thải vào công trình thủy lợi, kiên quyết ngăn chặn, báo cáo cấp có thẩm quyền xử phạt việc xả nước thải trái phép vào công trình thủy lợi.
Cân đối nguồn kinh phí để hỗ trợ khắc phục khẩn cấp sự cố, mất an toàn đập, hồ chứa thủy lợi; kinh phí thực hiện các quy định khác của pháp luật về thủy lợi trên cơ sở đề xuất, kiến nghị của các địa phương, đơn vị. Thường xuyên tổ chức kiểm tra các công trình thủy lợi đang thi công và chỉ đạo nhà thầu đảm bảo tiến độ an toàn vượt lũ, chống lũ...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, việc triển khai kịp thời và đồng bộ về những giải pháp tăng cường công tác đảm bảo an toàn đập, hồ chứa nước trước mùa mưa, lũ là hết sức quan trọng. Về lâu dài, cần có những chính sách mang tầm chiến lược đối với đập, hồ chứa trên địa bàn toàn tỉnh.
Sở cũng đã có văn bản gửi UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan đề xuất lập, điều chỉnh bổ sung quy trình vận hành hồ chứa nước, lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, lắp đặt hoàn thiện thiết bị quan trắc công trình đập, hồ chứa nước. Lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập. Xây dựng cơ sở hệ thống dữ liệu, hồ chứa nước; cắm mốc phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa nước; lập quy trình vận hành cửa van... Trước mùa mưa lũ 2020 phải cấp thiết sửa chữa và nâng cấp các công trình đập, hồ chứa thiết yếu đang bị xuống cấp, hư hỏng nặng...
Thủy điện thuộc EVNGENCO 2: Chủ động triển khai các giải pháp ứng phó thiên tai Nhằm chủ động thực hiện công tác phòng, chống thiên tai, bảo đảm an toàn vận hành trong mùa mưa lũ cho công trình và vùng hạ du, ngay từ đầu năm 2020 Công ty TNHH MTV Thủy điện Trung Sơn (TSHPCo) đã chủ động triển khai các giải pháp ứng phó. Ngay từ đầu năm Công ty TSHPCo đã xây dựng và...