Bất chấp dịch COVID-19, xuất-nhập khẩu của Bình Dương vẫn tăng trưởng
Kim ngạch xuất khẩu tháng Tám của tỉnh Bình Dương đạt gần 2 tỷ 7 triệu đôla Mỹ, tăng 5,8% so với tháng Bảy và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019; lũy kế 8 tháng đạt 16 tỷ 857 triệu đôla Mỹ.
Kiểm tra và đóng gói sữa vào thùng tại nhà máy Nutifood Bình Dương (KCN Mỹ Phước I, Bến Cát). (Ảnh: Minh Hưng/TTXVN)
Trong quý 3/2020, dịch bệnh COVID -19 đã tác động tiêu cực đến sản xuất công nghiệp, hoạt động xuất khẩu của tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, chỉ số xuất, nhập khẩu của Bình Dương vẫn tiếp tục tăng trưởng duy trì giá trị thăng dư thương mại ở mức cao.
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2020 của tỉnh Bình Dương đạt gần 2 tỷ 7 triệu đôla Mỹ, tăng 5,8% so với tháng Bảy và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2019; lũy kế 8 tháng đạt 16 tỷ 857 triệu đôla Mỹ, tăng 3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 13,1%), đạt 58,2% kế hoạch năm 2020 (kế hoạch là 32 tỷ đôla Mỹ).
Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh vẫn đạt mức tăng trưởng cao; trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ là chủ lực, ước đạt trong tháng 8 đạt 500,5 triệu đôla Mỹ, tăng 5,1% so với tháng 7 (8 tháng ước đạt 2.906,1 triệu đôla Mỹ, tăng 7,8%, đạt 78% kế hoạch).
Video đang HOT
Hàng dệt may ước đạt 430,8 triệu đôla Mỹ, tăng 3% so với cùng kỳ (8 tháng ước đạt 1.926,5 triệu đôla Mỹ, tăng 0,8%, đạt 59,3% kế hoạch); hàng giầy dép ước đạt 223,7 triệu đôla Mỹ, tăng 12,3% so với cùng kỳ (8 tháng ước đạt 1.356,1 triệu đôla Mỹ, giảm 15,0% so với cùng kỳ; đạt 36,1% so với kế hoạch năm).
Để đạt được kết quả nói trên, ngoài việc lớn mạnh về quy mô cấu trúc doanh nghiệp, các ngành hàng của Bình Dương còn đẩy mạnh đầu tư công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất tiên tiến của các nước trên thế giới, từ đó nâng cao sản lượng, chất lượng, đáp ứng tốt đơn hàng của đối tác.
Về tình hình nhập khẩu, vẫn đạt mức tăng trưởng ổn định, hàng hóa nhập khẩu chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ sản xuất và máy móc thiết bị.
Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu tháng Tám ước đạt 1 tỷ 971 triệu đôla Mỹ, tăng 14% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ. Lũy kế 8 tháng nhập khẩu đạt 13 tỷ đôla Mỹ, tăng 3,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,1%).
Như vậy, trong 8 tháng đầu năm 2020, thặng dư thương mại của tỉnh ước đạt 3,85 tỷ đôla Mỹ.
Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, trong năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 làm ảnh hưởng mạnh mẽ đến chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tuy nhiên, tình hình xuất, nhập khẩu của Bình Dương vẫn duy trì tăng trưởng tốt. Dự báo quý 4/2020, tình hình xuất, nhập khẩu của thế giới và Bình Dương đang dần phục hồi, xuất khẩu của tỉnh sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao hơn so với quý 3/2020.
Đặc biệt, Sở Công Thương tỉnh đang xây dựng Đề án nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng công nghệ, tri thức trong các sản phẩm xuất khẩu chủ lực (cơ khí, điện tử, dệt may, gốm sứ) và dịch vụ (logistics và đào tạo nguồn nhân lực).
Khi Đề án được phê duyệt sẽ giúp các doanh nghiệp của Bình Dương nâng cao được tỷ lệ nội địa hóa và hàm lượng công nghệ tri thức, giúp đáp ứng được các yêu cầu về quy tắc xuất xừ của các hiệp định. Qua đó tận dụng được các ưu đãi về thuế, giúp gia tăng kim ngạch xuất khẩu cũng như nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu.
Việc ký kết thành công các Hiệp định FTA thế hệ mới được kỳ vọng sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Bình Dương khi EU xóa bỏ phần lớn các dòng thuế nhập khẩu./.
Việt Nam xuất siêu kỷ lục 13,5 tỷ USD
Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8 đạt hơn 50 tỷ USD và mức xuất siêu cũng ở con số kỷ lục gần 13,5 tỷ USD.
Cơ cấu kim ngạch xuất nhập khẩu 8 tháng đầu năm. Biểu đồ: T.Bình.
Những con số khởi sắc về xuất nhập khẩu vừa được Tổng cục Hải quan công bố chiều 14/9.
Trong tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam đạt 50,4 tỷ USD, trong đó, tổng trị giá xuất khẩu đạt 27,7 tỷ USD, tăng 11,4% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 22,7 tỷ USD, tăng 2,8% so với tháng trước.
Với sự khởi sắc trong tháng 8, tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm đạt 336,92 tỷ USD; trong đó tổng trị giá xuất khẩu đạt 175,36 tỷ USD, tăng 2,3% và tổng trị giá nhập khẩu đạt 161,9 tỷ USD, giảm 2,4% so với cùng kỳ 2019.
Như vậy, tính chung trong 8 tháng đầu năm, cán cân thương mại xuất siêu gần 13,5 tỷ USD, gấp gần 2,5 lần so với số thặng dư cùng kỳ năm 2019 (5,47 tỷ USD).
Trong tháng 8, nhóm hàng điện thoại và linh kiện dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu và cũng có mức tăng cao so với tháng 7/2020 với kết quả đạt gần 5,35 tỷ USD, tăng tới 24,8%. Tuy nhiên, tính chung 8 tháng đầu năm, nhóm hàng này dù vẫn duy trì vị thế số một (đạt gần 31,6 tỷ USD) nhưng kim ngạch giảm 5,4% so với cùng kỳ 2019.
Ngoài điện thoại và linh kiện, tháng 8 còn 5 nhóm hàng xuất khẩu khác đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 4,2 tỷ USD (tăng 3,4% so với tháng 7/2020); dệt may đạt gần 2,97 tỷ USD (giảm 2,5%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt gần 2,7 tỷ USD (tăng 17,6%); giày dép gần 1,4 tỷ USD (tăng 1%); gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,15 tỷ USD (tăng 1,9%).
Ở chiều nhập khẩu, nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch hơn 6 tỷ USD, tăng 7,6% so với tháng trước. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, nhóm hàng này đạt 38,75 tỷ USD, tăng 15,6%, tiếp tục là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất của nước ta.
Xuất nhập khẩu khu vực kinh tế trong nước tiếp tục là điểm sáng Tổng cục Thống kê vừa cho biết, diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 ở trong nước và trên thế giới tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa 8 tháng năm 2020 ước tính đạt 336,32 tỷ USD, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm trước; trong...