Bất chấp dịch Covid-19, nhà phố và biệt thự tại Tp.HCM tiếp tục tăng giá
Khách quan mà nói, nhà liền thổ là loại hình có sức kháng dịch tốt trước đại dịch Covid-19, khi mà sức mua ghi nhận vẫn ổn định cả trong và sau thời điểm dịch được kiểm soát. Đây cũng là loại hình được dự báo có biên độ tăng trưởng về lợi nhuận vượt trội trên thị trường.
Nhà phố nằm trong top ít bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Gần nửa đầu năm 2020 trôi qua chứng kiến một nền kinh tế đang phải gánh chịu không ít nỗi đau từ đại dịch Covid-19. Với thị trường BĐS, lệnh cách ly cùng với hàng loạt các chính sách giãn cách xã hội, hạn chế tiếp xúc đã khiến cho hầu hết các phân khúc đều “thấm đòn”.
Kết thúc quý 1/2020, báo cáo từ DKRA Việt Nam cho thấy, phân khúc đất nền có nguồn cung giảm sâu đến mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua trong khi lượng tiêu thụ cũng giảm đến gần 40% so với cùng kỳ năm 2019. Phân khúc căn hộ cũng ghi nhận mức giảm kỷ lục từ năm 2015 đến nay ở cả diễn biến nguồn cung mới và lượng tiêu thụ. Không nằm ngoài vòng xoáy đó, BĐS nghỉ dưỡng -biệt thự biển có nguồn cung sơ cấp và sức cầu cũng rất thấp.
Trong khi đó, nhà phố và biệt thự lại được đánh giá là một trong những phân khúc ít chịu ảnh hưởng nhất khi nguồn cung thậm chí còn tăng so với cùng kỳ năm trước và chỉ giảm rất nhẹ so với quý 4/2019.
Theo báo cáo của JLL Việt Nam, nhà phố, biệt thự tại Tp.HCM nhu cầu chủ yếu đến từ người mua để ở, giá tiếp tục tăng cao bất chấp đại dịch.
Đơn vị nghiên cứu này chỉ ra, mặc dù sự bùng phát của Covid-19 đã có phần làm giảm đà tiêu thụ của thị trường, tuy nhiên, lượng bán quý 1/2002 vẫn chưa có dấu hiệu bị ảnh hưởng nhiều. Nhu cầu chủ yếu đến từ người mua để ở, muốn tìm nhà rộng rãi với nhiều cây xanh và môi trường sạch sẽ hơn.
Các dự án nhà phố pháp lý hoàn thiện với tiến độ thi công tích cực vẫn nhận được sự quan tâm của người mua
Video đang HOT
Đáng nói, giá bán loại hình này tiếp tục tăng cao, không bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Giá bán sơ cấp trong quý 1/2020 tăng lên 5.017 USD/m2 đất, tăng 37,7% theo năm và 8,4% theo quý. Việc tăng giá chủ yếu là do các dự án có giá thấp hơn mức trung bình đều đã bán hết. Xét trong cùng dự án, giá vẫn ổn định hoặc tăng nhẹ, dưới 4% theo quý ở mỗi dự án.Tác động của Covid-19 lên giá có thể chưa được cảm nhận rõ ràng trong quý vì ảnh hưởng từ sự thiếu hụt nguồn cung vẫn còn.
Theo ghi nhận, đại dịch về cơ bản đã được khống chế, thị trường BĐS đã bắt đầu có dấu hiệu rục rịch trở lại khi khá nhiều dự án đang chuẩn bị bung hàng. Các chuyên gia BĐS cũng đồng thời dự báo phân khúc nhà phố đáp ứng được nhu cầu ở thực với các tiêu chí về vị trí đẹp, tính kết nối rộng mở, pháp lý an toàn và có mức giá dưới 10 tỉ đồng vẫn được người mua đặc biệt quan tâm.
Vì sao?
Trước hết cần phải khẳng định rằng trong tâm lý của người Việt nói riêng và người Á Đông nói chung, nhà cửa phải gắn liền với đất đai. Tuy rằng trong nhiều năm trở lại đây, việc căn hộ chung cư phát triển và được săn đón ồ ạt khiến người mua nhà luôn có sự băn khoăn giữa nhà phố hay căn hộ, song về cơ bản nếu có nguồn tài chính phù hợp thì đa số đều ưu tiên cho phân khúc nhà liền thổ.
Điều đó không chỉ vì nguyên nhân họ có thể sinh sống trong nhà của mình, trên đất của mình trong thời gian rất lâu dài mà còn là bởi nhà cửa, đất đai ấy trở thành tài sản của riêng, trở thành của cải tích lũy cho các thế hệ sau. Việc sở hữu một căn nhà phố tại Tp.HCM cũng chính là niềm mơ ước của rất nhiều người.
Nhà phố luôn đáp ứng được kỳ vọng của người mua có nhu cầu ở thực, đó là điều khó phủ nhận. Song song đó, những dự án sở hữu được ưu thế về vị trí, thiết kế, tiện ích và đặc biệt là pháp lý như đã nói còn có triển vọng về khả năng sinh lời, thu hút cả các nhà đầu tư. Thực tế, đây cũng là một trong những phân khúc có giá trị tăng cao khi các nghiên cứu đều cho thấy dù việc ra hàng có gặp khó khăn bởi đại dịch, song giá bán vẫn neo ở mức cao chứ không có dấu hiệu giảm.
Xét về khu vực, hiện nay, nhu cầu mua nhà ở thực là cực kỳ lớn. Tại Tp.HCM phải kể đến khu Tây lượng người tìm nhà ở thực cao hơn hẳn các khu vực khác. Không phải là thị trường náo nhiệt như khu Đông hay khu Nam vốn được xem là nơi có nhiều dự án hot với phân khúc khách hàng từ trung lưu trở lên, BĐS khu Tây lại luôn ở mức ổn định bởi dân số đông đúc và nhu cầu mua để ở là rất cao.
Tại khu vực này, hiện đang triển vọng với số ít dự án nhà phố được ra hàng ngay thời điểm sau dịch bệnh được kiểm soát. Phải kể đến dự án Lux Home Gardens gồm 105 căn nhà phố liền kề và shophouse. Đây là dự án nằm ngay mặt tiền đường An Dương Vương đang được quy hoạch để mở rộng lên đến 6 làn xe, cắt ngang đại lộ Võ Văn Kiệt và tiếp giáp với đường Vành Đai 2.
Trong khi tại khu Đông Tp.HCM có một số dự án cũng gây chú ý như Vạn Phúc City, Verosa Park Khang Điền… đang chào bán giai đoạn tiếp theo ra thị trường.
Theo Savills Việt Nam, nhà ở liền thổ vẫn được xem là kênh đầu tư dài hạn với tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với chứng khoán hoặc lãi suất ngân hàng. Nhà đầu tư có xu hướng thận trọng hơn khi mức độ không chắc chắn của thị trường ngày càng tăng. Tuy nhiên, một số ít vẫn tìm kiếm cơ hội đầu tư lâu dài ở các sản phẩm tốt.
Theo đơn vị này, thị trường BĐS dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng của Covid-19 trong ngắn hạn. Tiến độ nhiều dự án sẽ kéo dài do trì trệ ở khâu giải phóng mặt bằng và xây dựng. Tuy nhiên, trong dài hạn, cùng với tốc độ tăng nhanh dân số và quy mô hộ gia đình ngày càng giảm, nhu cầu nhà ở vẫn trên đà tăng trưởng. Khách hàng đầu tư trong giai đoạn này sẽ nhiều cơ hội để mua BĐS với giá hợp lý kèm theo các chương trình khuyến mãi của chủ đầu tư. Theo Savills, đến năm 2023, thị trường sẽ đón hơn 19.000 sản phẩm mới. Biệt thư/Nhà phố được kỳ vọng sẽ tiếp tục dẫn đầu với 88% nguồn cung tương lai.
TP HCM tìm lời giải cho bài toán phát triển nhà ở
TP HCM là địa phương có tốc độ phát triển dân số nhanh, kéo theo đó là bài toán giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân.
Thực tế cho thấy, tại một số huyện vùng ven như Bình Chánh, Hóc Môn...tình trạng xây dựng trái phép, mua bán nhà đất không đủ pháp lý rất "nóng" mà những người vi phạm lại chủ yếu là người dân thu nhập thấp. Vậy lời giải nào cho bài toán nhà ở tại TP HCM?
Quá tải dân số, hạ tầng không đáp ứng kịp
Theo Sở Xây dựng TP HCM, trong 10 năm qua, dân số TP HCM tăng hơn 1,8 triệu người. Tổng dân số dự kiến đến năm 2030 là trên 11 triệu người. Dự báo, nhu cầu về nhà ở tại TP HCM trong 10 năm tới là gần 150 triệu m2 sàn. Một áp lực cho TP HCM là trung bình 5 năm dân số tăng thêm 1 triệu người, dẫn tới hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, nhà ở...không đáp ứng kịp. Hiện mật độ dân số của thành phố là hơn 4,2 người/km2, cao hơn mật độ dân số cả nước 14,7 lần, tập trung tại các quận trung tâm của thành phố.
TP HCM tìm lời giải cho bài toán nhà ở trong 10 năm tới.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) cho biết, hiện thành phố có khoảng 476.000 hộ chưa có nhà hoặc đang sống chung với người thân, chiếm gần 1/4 tổng số hộ gia đình trên địa bàn. Khoảng 50% dân số thành phố là người thu nhập thấp, bao gồm cán bộ, công chức, người lao động và dân nhập cư. Những đối tượng này có nhu cầu lớn về nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền. Để giải quyết bài toán nhà ở phân khúc này, TP HCM cần dành quỹ đất công và 20% từ các dự án nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho rằng, thành phố cần quy hoạch các đô thị vệ tinh, trong đó có khu đô thị bình dân, nhà ở vừa túi tiền nhưng đảm bảo đầy đủ tiện ích, dịch vụ, hạ tầng giao thông kết nối thuận tiện: "Nếu phát triển được hệ thống hạ tầng giao thông thuận lợi thì chắc chắn giải quyết được bài toán nhà ở. Bởi phát triển các khu đô thị vệ tinh, khu dân cư quy mô lớn ở vùng ven và các tỉnh giáp ranh TP HCM thì giá đất mới ở mức thấp nhất, kinh tế nhất".
Cần phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Hữu Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại Lê Thành, đơn vị chuyên phát triển phân khúc nhà ở giá rẻ cho người thu nhập thấp cho rằng, để bán căn hộ với mức giá từ 400 đến 500 triệu đồng/căn thì cần chọn địa điểm nằm ở vùng ven thành phố, diện tích xây dựng từ 35 đến 45 m2.
Ông Nghĩa đề xuất những thành phố lớn như TPHCM trong quá trình quy hoạch nên có khu vực cụ thể để phát triển nhà ở xã hội, dành những quỹ đất rải rác ở nhiều vị trí khác nhau để đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân. "Tôi cho rằng thành phố phải có quy trình riêng, khi đã quy hoạch khu vực xây dựng nhà ở xã hội thì có quy trình duyệt pháp lý thật nhanh, làm sao thi công và đưa vào sử dụng tốt nhất, có nguồn cung tốt cho người dân. Khi đó người dân được an cư lạc nghiệp, tinh thần thoải mái hơn, khi đó sẽ tăng năng suất lao động của thành phố".
Nhiều người dân TP HCM đang mong mỏi có chỗ ở để ổn định cuộc sống.
Về phía lãnh đạo thành phố, ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP HCM cho biết trong thời gian tới, để phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp cần phải có tầm nhìn cao hơn, gắn với quy hoạch vùng. Khi kinh tế - xã hội ở các đô thị trong vùng phát triển thì sẽ giảm bớt áp lực di dân đổ về TP HCM. Theo ông Hoan, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội hiện vẫn phải thực hiện các thủ tục, quy trình giống như nhà ở thương mại nên rất chậm, cần phải có sự thay đổi để khuyến khích phát triển phân khúc này. Đối với người dân, cần có cơ chế tài chính hỗ trợ để người thu nhập thấp mua được nhà ở xã hội.
Giải bài toán nhà ở để hạn chế vi phạm xây dựng
Việc Bí thư Thành uỷ TP HCM Nguyễn Thiện Nhân đi thị sát thực tế tình trạng vi phạm trật tự xây dựng ở huyện Bình Chánh vào ngày 17/5 vừa qua không chỉ để chấn chỉnh công tác quản lý. Qua đó, có thể thấy nếu làm tốt việc phát triển nhà ở cho người dân, đặc biệt là những người thu nhập thấp, thì sẽ giảm bớt được tình trạng xây nhà không phép, sai phép. Người dân có nhà ở hợp pháp thì sẽ không lâm vào tình trạng "biết mà vẫn vi phạm", vì nhu cầu an cư, ổn định sinh hoạt là nhu cầu chính đáng.
Ông Nhân nhấn mạnh, những người làm quản lý phải suy nghĩ để giải bài toán nhà ở. "Người dân bức xúc chính đáng thì mình cũng phải bức xúc để cùng suy nghĩ, giải quyết. Nếu người dân có nhu cầu chỗ ở chính đáng mà chúng ta chưa đáp ứng được, thì phải suy nghĩ làm thế nào để đáp ứng".
Dự kiến, đến tháng 8/2020, TP HCM sẽ hình thành xong đề án phát triển nhà ở cho người dân trong 10 năm tới. Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa phải có tầm nhìn chiến lược trong dài hạn. Trước mắt là để đáp ứng mong mỏi về chỗ ở chính đáng cho người dân TP HCM, còn về lâu dài thì lãnh đạo thành phố cần có quy hoạch khu vực phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp, tính toán về quy hoạch vùng để phát triển các khu vực lân cận./.
Doanh nghiệp địa ốc Tp.HCM rục rịch bung hàng Động thái "manh nha" thông tin ra thị trường ở các phân khúc đất nền, căn hộ, nhà phố ở thời điểm này cho thấy, thị trường nhà đất đang rục rịch trở lại sau thời gian khá dài bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Rục rịch bung hàng sau dịch Chia sẻ với báo chí mới đây, đại diện DKRA Vietnam cho...