Bất chấp dịch bệnh, ngành kinh doanh khách sạn vẫn triển vọng khả quan trong dài hạn
Triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam sẽ vẫn khả quan trong dài hạn nhờ vào cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước
Từ khi dịch bệnh bùng phát trở lại lần thứ 2, nhiều khách sạn rơi vào tình trạng tê liệt tuy nhiên CBRE nhìn nhận trong dài hạn ngành kinh doanh ngày vẫn khả quan.
CBRE vừa có nhận định về thị trường khách sạn Việt Nam trong bối cảnh làn sóng Covid-19 diễn ra lần thứ 2.
Theo CBRE, dịch bệnh đã “dập tan hy vọng” về sự phục hồi nhanh chóng của ngành du lịch và khách sạn trong năm nay. Nhu cầu du lịch trong nước chắc chắn sẽ giảm mạnh và khách du lịch nội địa cũng dè dặt hơn do những lo ngại leo thang về nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào. Sự phục hồi ở phân khúc khách quốc tế cũng sẽ mất nhiều thời gian hơn do Việt Nam sẽ tiếp tục trì hoãn việc nối lại các chuyến bay quốc tế và tâm lý tránh du lịch nước ngoài khi dịch vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn trên thế giới.
Các chuyên gia từ CBRE cho rằng tình hình hoạt động của khách sạn trong quý III sẽ không có nhiều biến chuyển so với quý liền trước bởi Việt Nam hiện đang trải qua làn sóng Covid-19 thứ 2 và nhiều thành phố hoặc địa phương đang phải thiết lập cách ly xã hội để ngăn ngừa sự lây lan.
Ông Nguyễn Trọng Thức, Phó Giám đốc CBRE Hotels Việt Nam, thị trường khách sạn trong giai đoạn 2020 – 2021 sẽ luôn trong tư thế phòng thủ với tình hình hoạt động có thể thay đổi liên tục do phải đối mặt với những biến động khó lường về dịch bệnh cho đến khi có vắc-xin phòng ngừa hoặc phương pháp điều trị hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, vị chuyên gia đánh giá triển vọng phát triển của ngành khách sạn ở Việt Nam sẽ vẫn khả quan trong dài hạn nhờ vào cơ sở hạ tầng tiếp tục được cải thiện, chính sách thị thực ưu đãi và định hướng đẩy mạnh phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế trọng điểm của Nhà nước. Việt Nam được cả thế giới biết đến là một trong những quốc gia ứng phó thành công và hiệu quả nhất trong đại dịch. Điều này đã giúp Việt Nam xây dựng hình ảnh một điểm đến an toàn trên bản đồ du lịch thế giới, giúp thu hút du khách quốc tế đến Việt Nam sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát.
Video đang HOT
Ngành kinh doanh khách sạn gặp khó khăn trong vài tháng trở lại đây.
Về thị trường đầu tư, nhiều tập đoàn/quỹ đầu tư đang săn đón những tài sản đang bị áp lực nợ (distressed assets) với mức định giá thấp. Tuy nhiên, theo quan sát chung của CBRE, thị trường khách sạn hiện vẫn chưa ghi nhận nhiều tài sản như thế này ở phân khúc 4 – 5 sao mà chủ yếu tập trung ở những phân khúc thấp hơn. Song song đó, nhiều cơ hội cũng mở ra khi những chủ sở hữu các chuỗi khách sạn cũng đang tìm cách thoái vốn tại một số tài sản kém hiệu quả.
Theo số liệu từ CBRE, dịch bệnh bùng phát khiến nhiều kế hoạch du lịch bị trì hoãn và ngành kinh doanh khách sạn gặp nhiều khó khăn hơn. Doanh thu trên mỗi phòng (RevPAR) trong nửa đầu năm tại thị trường Hà Nội và TP HCM lần lượt giảm khoảng 56% và 64% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu trên mỗi phòng trên cả nước trong cùng kỳ cũng ghi nhận mức giảm tương tự khoảng 55%. Công suất phòng giảm sút nghiêm trọng trong tháng 4, giai đoạn diễn ra cách ly toàn xã hội và bắt đầu được cải thiện trong tháng 5 và tháng 6 nhờ vào lượng khách nội địa bắt đầu du lịch trở lại.
Tuy nhiên, đối với thị trường khách sạn cao cấp tại Hà Nội và TP HCM, do có sự phụ thuộc đáng kể vào nguồn khách quốc tế nên công suất phòng tại hai thị trường này chỉ tăng nhẹ trong khoảng 1 – 1,5 điểm % mỗi tháng. Sự hồi phục hoàn toàn của ngành dịch vụ lưu trú sẽ còn phải đối mặt với nhiều biến động khó lường và phụ thuộc rất nhiều vào tình hình kiểm soát dịch của thế giới.
“Du khách nội địa được kỳ vọng sẽ dẫn dắt sự phục hồi của thị trường và bù đắp phần nào sự sụt giảm lượng khách quốc tế trong năm nay. Thị trường du lịch nội địa bắt đầu khởi sắc hơn từ tháng 6 với việc ghi nhận tổng lượt khách gia tăng gấp 2,3 lần so với trong tháng 5. Trong bối cảnh chưa thể đi du lịch nước ngoài, nhiều người Việt lựa chọn những điểm đến trong nước nhằm hỗ trợ ngành du lịch địa phương. Những điểm đến có thể dễ dàng tiếp cận bằng đường bộ như Sapa, Hạ Long ở miền Bắc hoặc Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt ở miền Nam…”, CBRE nhận định.
Mua bán khách sạn 5 sao hơn 350 triệu USD ở Việt Nam
Khối lượng giao dịch khách sạn của Việt Nam trong năm 2019 chiếm 17% khu vực Đông Nam Á, đạt 358 triệu USD.
Theo báo cáo về thị trường khách sạn của JLL, giao dịch chuyển nhượng khách sạn trong năm 2019 đạt 358 triệu USD (trên 8.200 tỷ đồng), chiếm 17% tổng giao dịch thị trường Đông Nam Á (SEA).
Đáng chú ý là 3 thương vụ mua bán khách sạn 5 sao là khách sạn Sheraton với quy mô 280 phòng tại Nha Trang, InterContinental Hanoi Westlake (318 phòng) và khu căn hộ dịch vụ Somerset Westlake Hanoi (90 phòng).
Thị trường khách sạn hạng sang Việt Nam được đánh giá vẫn tiềm năng với các nhà đầu tư quốc tế. TP.HCM là một trong những thị trường được tìm kiếm nhiều nhất ở Việt Nam nhưng không có nhiều cơ hội chuyển nhượng các dự án.
Tương tự, Hà Nội là một trong những thị trường đầu tư khách sạn tiềm năng trong năm 2019 và là một điểm đầu tư khách sạn hấp dẫn ở Việt Nam nhờ triển vọng về kinh tế và sự tăng trưởng ổn định của ngành du lịch.
Khách sạn 5 sao rao bán triệu đô
JLL cho hay, doanh thu ngành khách sạn tại Việt Nam vẫn đạt tỷ lệ cao so với khu vực. Tại TP.HCM, công suất phòng giảm 3,2% so với cùng kỳ, doanh thu phòng bình quân vẫn tăng trưởng 0,7% nhờ vào mức tăng của giá phòng 5,4%.
Doanh thu phòng bình quân tại Hà Nội cũng ở mức khá cao, toàn thị trường ghi nhận mức tăng 7,4% hàng năm trong 5 năm vừa qua giai đoạn 2014-2019.
Đối với thị trường khách sạn TP.HCM, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc bộ phận Khách sạn Savills châu Á - Thái Bình Dương, cho hay, các khách sạn phụ thuộc vào khách du lịch nước ngoài đang gặp khó khăn, điều đáng mừng là doanh thu dịch vụ ăn uống đã phục hồi trở lại. Khách nội địa đang mang lại lợi ích lớn đối với thị trường nghỉ dưỡng.
Tuy nhiên, nguồn cung giảm mạnh. Toàn thị trường hiện có 84 dự án cung cấp khoảng 12.400 phòng, giảm 23% theo quý và theo năm đến từ việc đóng cửa tạm thời ở tất cả các phân khúc. Nhằm giảm thiểu chi phí vận hành, InterContinental Asiana Saigon và Norfork đã giảm nguồn cung và một số dịch vụ. Các chuỗi như Alagon, Silverland, A&Em và Liberty đã đóng một số chi nhánh và hướng khách hàng đến các dự án tiêu biểu.
Việc thị trường khách sạn tại Hà Nội và TP.HCM có phục hồi sớm được hay không phụ thuộc rất lớn vào khách du lịch nước ngoài. Theo dữ liệu của Cục Hàng không Việt Nam, để khắc phục tình trạng thiếu vắng khách du lịch lưu trú, từ tháng 6/2020, cơ quan này đã cho phép Vietnam Airlines, Vietjet, Bamboo tăng cường các chuyến bay nội địa. Đây sẽ là nguồn khách chủ yếu của các khách sạn tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh khác. Tuy nhiên, dịch Covid-16 tái bùng phát trong cộng đồng khiến lượng khách đi lại sẽ sụt giảm.
Ông Matthew Powell, Giám đốc, Savills Hà Nội cho biết, trong nửa cuối năm 2020, hai khách sạn 5 sao, một khách sạn 4 sao và một khách sạn 3 sao cung cấp hơn 800 phòng sẽ đi vào hoạt động.
Từ năm 2021 đến năm 2022, tám dự án mới sẽ đóng góp thêm 1.550 phòng. Từ năm 2022 trở đi, 47 dự án cung cấp 8.500 phòng được kỳ vọng sẽ đi vào hoạt động. Phân khúc 5 sao sẽ chiếm ưu thế nguồn cung tương lai với 27 dự án với hơn 7.200 phòng, hầu hết nằm ở khu vực nội thành.
JLL cảnh báo, các nhà đầu tư cần đánh giá cẩn trọng về định vị và phân khúc kinh doanh của khách sạn trong bối cảnh nguồn cung phòng hiện hữu và tương lai. Tính toán điểm hòa vốn của công suất phòng và các yếu tố tăng trưởng có tính đến tiềm năng "bong bóng du lịch".
Dự báo sẽ có các giao dịch từ các chủ sở hữu nhiều loại hình bất động sản muốn thoái vốn khỏi khách sạn sau khi đã đánh giá các giải pháp tài chính ngắn hạn và giải pháp dòng tiền cho đến khi du cầu du lịch, khách sạn và doanh thu phục hồi.
Khách sạn á hậu thua lỗ, đế chế vàng bạc thu đậm Khi tổ hợp khách sạn của Á hậu Dương Trương Thiên Lý lỗ 100 tỷ vì Covid thì đế chế vàng bạc của bà Cao Thị Ngọc Dung thu đậm. Tổ hợp khách sạn của Á hậu Dương Trương Thiên Lý lỗ 100 tỷ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố thông tin tóm tắt tình hình tài chính 6...