Bất chấp đại dịch, Sabeco lãi hơn 3.400 tỷ đồng trong 9 tháng
Vượt những “đá tảng chặn đường” từ Nghị định 100 cũng như đại dịch Covid-19, bình quân mỗi ngày quý III năm nay, Sabeco lãi gần 16 tỷ đồng.
Đúng như dự báo của ban lãnh đạo Tổng công ty cổ phần Bia – R ượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã: SAB), doanh nghiệp này sẽ phục hồi kinh doanh từ 6 tháng cuối năm nay.
Kết quả kinh doanh trong 3 tháng (từ tháng 07/2020), Sabeco ghi nhận doanh thu 8.052 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái với 1.470 tỷ đồng.
Trong đó, biên lợi nhuận gộp tăng từ 24,6% lên 30,7%.
Như vậy, bình quân mỗi ngày trong quý này, Sabeco lãi gần 16 tỷ đồng.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Sabeco trong 9 tháng năm 2020 và cùng kỳ năm ngoái (Đvt: Tỷ đồng).
Nhìn lại kết quả kinh doanh quý II/2020- giai đoạn Việt Nam ghi nhận thêm một số ca nhiễm Covid-19, Sabeco chỉ lãi 1.215 tỷ đồng (thấp hơn 255 tỷ đồng so với quý III/2020).
Nhưng nhìn chung trong quý II và quý III năm nay, Sabeco cố gắng kìm hãm mức giảm doanh thu và lợi nhuận quanh mức 20% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu đạt hơn 20.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 3.403 tỷ đồng, lần lượt giảm 29% và 20% so với 9 tháng đầu năm 2019.
Sau 9 tháng kinh doanh, Sabeco hoàn thành 84% kế hoạch doanh thu và gần 105% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Ban lãnh đạo Sabeco lý giải, trong thời gian qua, doanh nghiệp này đã thực hiện các biện pháp tiết giảm chi phí để giảm tối đa tác động của đại dịch đến lợi nhuận.
Theo một báo cáo phân tích của Công ty cổ phần Chứng khoán Phú Hưng, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của Sabeco năm nay có thể đạt lần lượt 27.850 tỷ đồng (- 27% so với cùng kỳ) và 4.799 tỷ đồng (-11% YoY) với giả định biên lãi gộp được cải thiện ở mức 29% do chi phí nguyên vật liệu đầu vào giảm.
Đơn vị này còn ước tính, sản lượng tiêu thụ bia của Sabeco chiếm 38% của toàn ngành và vẫn duy trì vị trí dẫn đầu.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, ngoài những kỳ vọng mới khi ra mắt thêm 2 nhãn hiệu bia mới là Lạc Việt (vào cuối tháng 06) và Saigon Chill (đầu tháng 10), Sabeco còn phải đối mặt hàng loạt vấn đề liên quan đến tin đồn bán mình cho đối tác Trung Quốc; bị mất thị phần vì đối thủ phát tán tin giả, ác ý; những nhân viên cũ lập một công ty với tên gọi na ná rồi kết nối với chính đại lý của Sabeco để phân phối sản phẩm “nhái” Bia Saigon,…
Một số chỉ tiêu kinh doanh của Sabeco trong 9 tháng năm nay so với cùng kỳ (Đvt: Tỷ đồng).
9 tháng 2020
9 tháng 2019
Tăng/giảm
Doanh thu thuần
20.000
28.169
-8.000
Doanh thu hoạt động tài chính
734
622
112,3
Chi phí bán hàng
2.104
2.099
5,3
Chi phí quản lý doanh nghiệp
562
530
31,6
Lợi nhuận sau thuế
3.403
4.279
-876,2
Sabeco lấy lại đà tăng trưởng, quý III lãi sau thuế hơn 1.470 tỷ
Báo cáo tài chính quý III vừa công bố của Tổng công ty Cổ phần Bia - Rư ợu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HoSE: SAB) cho thấy doanh thu trong quý đạt 8.052 tỷ đồng, lãi sau thuế quý III đạt hơn 1.470 tỷ đồng, lần lượt giảm 17% và tăng 1% so với cùng kỳ.
Sabeco báo lãi hơn 1.470 tỷ đồng trong quý III/2020.
Với doanh thu thuần hợp nhất 8.052 tỷ đồng và giá vốn hàng bán giảm mạnh, ở mức 24%, lợi nhuận gộp quý III của Sabeco đạt 2.472 tỷ đồng, tăng 3%. Biên lãi gộp cũng tăng 6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước, đạt 30,7%.
Trong quý, hoạt động tài chính mang về cho Sabeco hơn 214 tỷ đồng lợi nhuận, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2019. Bên cạnh đó, Sabeco cũng ghi nhận một khoản lợi nhuận khác hơn 16 tỷ đồng trong khi cùng kỳ âm 6,8 tỷ đồng.
Chốt quý III, Sabeco báo lãi sau thuế hơn 1.470 tỷ đồng, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm 2019.
Theo giải trình của Sabeco, lợi nhuận có sự tăng trưởng nhẹ trong khi doanh thu giảm là do công ty đã quản lý chi phí tốt hơn, thực hiện các biện pháp tiết giảm tối đa chi phí.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Sabeco lần lượt đạt 20.095 tỷ đồng và 3.403 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 28% và hơn 20% so với cùng kỳ năm 2019.
Là một trong những doanh nghiệp phải chịu tác động kép từ đại dịch Covid-19 và Nghị định 100 của Chính phủ (liên quan đến xử phạt lái xe uống rượ u bia), Sabeco bị ảnh hưởng không nhỏ về kinh doanh.
Cụ thể trong quý I/2020, Sabeco ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận thấp nhất (theo quý) kể từ năm 2016 đến nay. Tuy nhiên, bước sang quý II và quý III, kết quả thu về cho thấy Sabeco đã thích ứng và từng bước lấy lại đà tăng trưởng.
Cụ thể, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý II lần lượt tăng 45% và 69% so với mức thực hiện quý I. Tương tự, doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý III cũng tăng trưởng lần lượt ở mức 12% và 20% so với mức thực hiện quý II.
Tại ngày 30/9/2020, tổng tài sản của Sabeco là 27.686 tỷ đồng, tăng nhẹ hơn 2% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 72%, đạt giá trị hơn 19.987 tỷ đồng.
Các khoản tiền và tương đương tiền giảm hơn 942 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm 2020. Trong khi đó, khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng hơn 1.920 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả tại ngày 30/9/2020 của Sabeco giảm nhẹ hơn 3% so với đầu năm, ghi nhận hơn 6.640 tỷ đồng. Trong đó, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn chiếm hơn 14%, đạt 976 tỷ đồng.
Trong thời gian gần đây, báo chí nước ngoài đưa tin tập đoàn Heineken N.V muốn bán 25,2 triệu cổ phiếu SAB với giá 184.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị giao dịch tương đương gần 200 triệu USD.
Số cổ phiếu này xấp xỉ 3,9% vốn Sabeco, đang được nắm giữ bởi Able Win Gain Limited, công ty con của Heineken.
Ghi nhận trong phiên giao dịch sáng 14/10, hơn 26 triệu cổ phiếu SAB đã được sang tay thành công theo phương thức thỏa thuận tại mức giá 184.000 đồng/cổ phiếu, tương đương gần 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng chưa có thông tin chính thức.
Hiện cổ phiếu SAB của Sabeco đang được giao dịch ở mức giá 186.000 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa phiên 30/10/2020). Giá trị vốn hóa thị trường ước tính hơn 118.000 tỷ đồng.
Ngành bia "qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai"? Các chỉ số kinh doanh quý 2 và 6 tháng đầu năm 2020 của các DN ngành bia cho thấy một bức tranh tài chính bớt u ám hơn so với trước đó. Tuy nhiên, "hồi thái lai" của khối DN ngành này có vẻ vẫn còn xa khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm...