Bất chấp COVID-19, xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng
Theo Tổng cục Hải quan, tính từ đầu năm đến ngày 15-4, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam vẫn thặng dư 2,46 tỉ USD.
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ ngày 1 đến ngày 15-4-2020 đạt 17,8 tỉ USD, giảm 2,4 tỉ USD so với cùng kỳ năm 2019.
Điều này cho thấy COVID-19 đã bắt đầu ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu từ quý II khi Việt Nam, cũng như các nước trên thế giới thực hiện giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, nếu tính từ đầu năm đến ngày 15-4, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 71,61 tỉ USD, tăng 4,5% (tương ứng tăng 3,08 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2019. Tổng trị giá nhập khẩu của cả nước đạt 69,15 tỉ USD, tăng 1,8% (tương ứng tăng 1,26 tỉ USD) so với cùng kỳ năm 2019.
Theo Công ty Chứng khoán KBSV, tăng trưởng GDP trong quý II-2020 cũng như cả năm 2020 sẽ phụ thuộc lớn vào tiến độ giải ngân đầu tư công của Chính phủ, trong bối cảnh dịch COVID-19 đã cho thấy các tác động sâu, rộng đến kinh tế Việt Nam trong quý I, khi mà cả ba khu vực kinh tế đều thu hẹp quy mô sản xuất.
Video đang HOT
Ngay cả khi dịch COVID-19 sớm chấm dứt, tăng trưởng trong các quý tiếp theo vẫn sẽ chịu tác động tiêu cực do việc nền kinh tế bị gián đoạn sẽ để lại các hệ quả kéo dài trong vài quý tiếp theo.
Số liệu từ Bộ Tài chính cho biết kết quả giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công của các bộ, ngành, địa phương trong quý I-2020 bằng 13,09% kế hoạch Quốc hội, cao hơn 2% so với cùng kỳ.
Tính đến thời điểm này, Chính phủ đã có một số hành động chuẩn bị, bao gồm thúc đẩy các dự án đầu tư công đã được phê duyệt và chuyển những dự án BOT sang đầu tư công để có thể thực hiện nhanh, một dấu hiệu cho thấy tiến độ giải ngân đầu tư công chắc chắn sẽ cải thiện trong thời gian sắp tới. Các lĩnh vực đầu tư sẽ tập trung nhiều trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, y tế, giáo dục nhằm hạn chế thất thoát và rút kinh nghiệm từ giai đoạn 2000-2007 trước đó.
PHƯƠNG MINH
Kinh tế toàn cầu trước nguy cơ suy thoái vì dịch Covid-19 và giá dầu
Giới chuyên gia quốc tế nhận định nền kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái vì dịch virus corona chủng mới. Giá dầu sụt giảm càng gây áp lực nặng nề lên tăng trưởng.
Theo CNBC, hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế vừa công bố dự báo về triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2020 dưới tác động của dịch Covid-19. Tuần trước, Viện Tài chính Quốc tế (IIF) dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu có thể sụt giảm xuống chỉ còn 1% trong năm nay.
Đây là mức tăng trưởng thấp nhất của nền kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, IIF công bố dự báo này trước khi giá dầu thế giới lao dốc 30% hôm 9/3, khiến thị trường chứng khoán đảo lộn.
Rabobank cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đạt 1,6%. Tuy nhiên, tổ chức này cảnh báo nguy cơ nền kinh tế thế giới tăng trưởng âm trong năm 2020 là rất lớn.
Nền kinh tế thế giới đạt mức tăng trưởng 2,9% trong năm 2019. Tuy nhiên, dịch Covid-19 bùng phát từ Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) khiến kinh tế nước này tê liệt trong nhiều tuần, dẫn tới tác động dây chuyền khắp thế giới.
Kinh tế toàn cầu đối mặt nguy cơ tăng trưởng âm trong năm 2020. Ảnh: CNN.
Lạc quan hơn, OCED, Moody's và một số tổ chức tài chính đánh giá tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 0,3-0,5% xuống còn 2,1-2,4% trong năm nay.
Ngược lại, các nhà kinh tế thuộc Nomura cảnh báo suy thoái toàn cầu là "không thể tránh khỏi". "Đây là cú sụt giảm rất bất thường. Chính sách hỗ trợ kinh tế tốt nhất ở thời điểm này không phải là kích thích tài khóa mà là kiểm soát dịch bệnh", Nomura cho biết.
Dù vậy, các nhà kinh tế thừa nhận rằng dự báo ở thời điểm này không có độ chắc chắn cao. "Thậm chí nền kinh tế toàn cầu có thể tổn thương nặng nề hơn theo 2 cách. Thứ nhất, virus lan rộng hơn dự báo. Thứ hai, tác động kinh tế dây chuyền trầm trọng hơn dự báo", Capital Economics phân tích.
Nhà nghiên cứu Konstantinos Venetis của TS Lombard nói việc giá dầu lao dốc xuống mức thấp nhất kể từ năm 1991 cũng gây áp lực cực lớn lên nền kinh tế toàn cầu.
"Có kẻ thắng người thua khi dầu sụt giá, tùy thuộc vào việc bạn là quốc gia nhập khẩu hay xuất khẩu. Tuy nhiên, dịch Covid-19 sẽ xóa sạch mọi tác động tích cực của giá dầu đối với những nước nhập khẩu dầu, và làm trầm trọng thêm những vấn đề của các quốc gia xuất khẩu", ông nhấn mạnh.
Theo News.zing.vn
Kinh tế Nga rơi vào bế tắc Theo Rosstat, tăng trưởng GDP chỉ đạt 0,5% trong quý I/2019, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,9% của cùng kỳ năm 2018. Đây là mức tăng tồi tệ nhất trong trong 3 năm qua. Báo Độc lập (Nga) cho biết năm 2019 sẽ là năm tăng trưởng tồi tệ nhất trong 3 năm qua của nền kinh tế Nga. Theo ước...