Bất chấp Covid-19, hơn 50.000 người Nhật Bản đi xem đuốc Olympic Tokyo
Phớt lờ nguy cơ lây nhiễm virus corona, hơn 50.000 người Nhật Bản đã kéo đến nơi đặt vạc lửa và ngọn đuốc của Thế vận hội Olympic và Paralympic Tokyo 2020 hôm 21/3.
Hôm 20/3, Nhật Bản tổ chức lễ đón ngọn đuốc Olympic Tokyo sau khi chuyến bay chở ngọn lửa thiêng Olympic từ Hy Lạp hạ cánh xuống sân bay Matsushima, bắt đầu hành trình 121 ngày vòng quanh Nhật Bản trước lễ khai mạc.
Lễ đón đuốc diễn ra hoành tráng bất chấp nhiều lo ngại Thế vận hội có thể bị hủy hoặc dời ngày vì Covid-19.
Hôm 21/3, hơn 50.000 người đã xếp hàng để xem ngọn đuốc tại nhà ga Sendai ở Miyagi. Người xếp hàng dài đến 500 m, chờ đợi nhiều giờ liền để chứng kiến ngọn đuốc. Nhiều người đeo khẩu trang, chụp ảnh với vạc lửa hình hoa anh đào.
Hơn 50.000 người Nhật Bản đi xem ngọn đuốc Olympic Tokyo 2020 bất chấp đại dịch Covid-19. (Ảnh: Reuters)
“Tôi đã phải xếp hàng trong 3 giờ nhưng bù lại được nhìn thấy ngọn lửa Olympic là điều rất đáng khích lệ”, một phụ nữ 70 tuổi nói với đài truyền hình NHK.
Trước đó, ban nhà tổ chức lo ngại về cuộc tụ tập với số lượng người lớn hơn dự kiến, cảnh báo rằng sự kiện có thể bị hủy nếu đám đông đứng dày đặc.
Lễ rước đuốc trên toàn Nhật Bản sẽ bắt đầu vào ngày 26/3, từ khu liên hợp thể thao J-Village ở Fukushima. Tuy nhiên, hành trình rước đuốc sẽ bị rút ngắn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Video: Italia có thêm gần 800 người thiệt mạng vì Covid-19
KÔNG ANH (Nguồn: Straits Times)
Nhật Bản dỡ bỏ lệnh sơ tán tại "thị trấn ma" Futaba
Toàn bộ thị trấn Futaba, trước đây là nơi cư trú của khoảng 7.000 người dân, đã phải sơ tán sau khi thảm họa động đất sóng thần tàn phá nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011.
Thị trấn Futaba. (Nguồn: telegraph)
Ngày 3/4, Nhật Bản dỡ bỏ lệnh sơ tán một số vùng ở thị trấn Futaba, một trong hai thị trấn đã xây dựng nhà máy điện hạt nhân Fukushima, để chuẩn bị cho sự kiện rước đuốc Olympic sắp diễn ra.
Toàn bộ thị trấn Futaba, trước đây là nơi cư trú của khoảng 7.000 người dân, đã phải sơ tán sau khi thảm họa động đất sóng thần tàn phá nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi năm 2011, làm hư hại nguồn cấp và hệ thống làm lạnh, gây ra rò rỉ phóng xạ.
Futaba được ví như " thị trấn ma" không có người ở với những tòa nhà đổ nát, gạch ngói vương vãi khắp nơi và hạ tầng bị phá hủy. Sau khi lệnh sơ tán được dỡ bỏ ở khu vực phía Bắc thành phố, công nhân có thể ở lại khu vực gần ga đường sắt chính.
Nhưng người dân chưa thể trở về ngay lúc này vì thiếu nước sạch và các cơ sở hạ tầng khác. Dự kiến, đến mùa Xuân 2022, người dân mới có thể quay lại sinh sống.
Động thái này được đưa ra sau khi Ban tổ chức Olympic Tokyo 2020 đưa thị trấn Futaba vào lộ trình rước đuốc Olympic, dự kiến sẽ được bắt đầu từ ngày 26/3 tới.
Các nhà tổ chức cho rằng "Để tạo không khí sôi động trên toàn đất nước trước Olympic Tokyo 2020 và quảng bá các giá trị của phong trào Olympic, sự kiện rước đuốc Olympic muốn thể hiện tinh thần đoàn kết với những khu vực vẫn đang trong quá trình phục hồi từ sau thảm họa động đất sóng thần năm 2011."
Trung tâm huấn luyện bóng đá J-Village nằm cách khu vực nhà máy điện hạt nhân 20km dự kiến là điểm bắt đầu cho lộ trình rước đuốc.
Tổng cộng có 15.899 người đã thiệt mạng, 2.529 người mất tích và khoảng 470,000 người phải sơ tán trong thảm họa động đất sóng thần tại Nhật Bản cách đây gần 10 năm./.
Theo Lan Hương (TTXVN/Vietnamplus.vn )
940 ca nhiễm ở Nhật, TT Abe tung gói khẩn cấp 2,5 tỷ USD chống dịch Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc họp báo hôm 29/2 khẳng định không hủy Olympic 2020 và chuyến thăm Nhật Bản của Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn diễn ra đúng kế hoạch. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe hôm 29/2 kêu gọi công dân Nhật Bản cùng hợp tác để ngăn chặn dịch Covid-19 lây lan trong những tuần tới...