Bất chấp Covid-19, các ‘ông lớn’ bán lẻ Nhật vẫn không tiếc tiền đầu tư vào thị trường Việt Nam
Covid-19 khiến thị trường bán lẻ chững lại, song điều đó không ảnh hưởng nhiều đến quyết tâm mở rộng thị trường tại Việt Nam của người Nhật. Takashimaya tuyên bố có lời sau 4 năm gia nhập thị trường, AEON đầu tư 190 triệu USD mở trung tâm thứ 6 tại Hải Phòng, Uniqlo đã có 4 cửa hàng…
Điểm sáng đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản
Về thị trường chung, dự báo trong thời gian tới, vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào ngành bán lẻ Việt Nam đi cùng các hiệp định thương mại tự do như EVFTA, CPTPP. Đặc biệt, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá đang hấp dẫn nhất khu vực Đông Nam Á.
Dự báo quy mô thị trường gần 100 triệu dân, chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/tháng vào năm 2020, trong khi tỷ lệ bao phủ của hệ thống bán lẻ hiện đại thấp hơn nhiều nước trong khu vực (Việt Nam chỉ đạt 25% tổng mức bán lẻ, trong khi ở Philippines là 33%, Thái Lan là 34%, Malaysia 60%, Singapore là 90%….
Sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam đã thu hút hầu hết tên tuổi bán lẻ đình đám đến từ Nhật. Đáng chú ý, dù hiện đang gặp nhiều thách thức từ dịch bệnh Covid-19 nhưng các nhà đầu tư Nhật vẫn đổ vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Tháng 4/2020, Takashimaya – điểm đến mua sắm cho khách hàng có thu nhập khá và cao, đã công bố đạt lợi nhuận đầu tiên sau khoảng 4 năm gia nhập thị trường Việt Nam. Ngay trong thời điểm dịch bệnh, hãng thời trang Uniqlo liên tục khai trương các cửa hàng và đến tháng 10/2020 đã vươn đến con số 6 cửa hàng đặt tại các trung tâm thương mại lớn ở TP. HCM lẫn Hà Nội. Trong khi, Uniqlo mới chỉ chính thức vào Việt Nam từ cuối 2019.
Các thương hiệu Nhật vẫn tưng bừng mở rộng thị trường tại Việt Nam bất chấp Covid-19.
Video đang HOT
Phần mình, đến nay, AEON đã có trong tay 5 đại siêu thị ở các thành phố lớn với vốn đầu tư đổ vào lên đến hơn 700 triệu USD. Đáng chú ý, dù dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến khá phức tạp, song AEON vẫn lên kế hoạch mở khu phức hợp thương mại thứ 6 tại Hải Phòng vào cuối năm nay, với vốn đầu tư khoảng 190 triệu USD.
Tương tự, các thương hiệu bán lẻ khác như Ministop, 7-Eleven, FamilyMart… vẫn tiếp tục các kế hoạch đầu tư dài hạn, tiếp tục mở rộng chuỗi tại nước ta.
Ông David Jackson – Tổng Giám đốc Colliers International tại Việt Nam nhận định: “ Nếu kế hoạch hợp nhất 3 quận 2, 9 và Thủ Đức thành một thành phố lớn ở phía Đông Sài Gòn được thông qua, sẽ giúp thúc đẩy việc đầu tư dự án trung tâm bán lẻ quy mô lớn tiêu biểu như AEON Mall, Giga Mall, Central Mall West Saigon, Sense City East Saigon và Vincom Megamall Grand Park.
Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực trong tháng 8 đang giúp Việt Nam thu hút nhiều doanh nghiệp, thương hiệu nước ngoài chọn Việt Nam làm điểm đến, được kỳ vọng sẽ là nhận tố giúp thúc đẩy thị trưởng bán lẻ đang trong tình trạng ảm đạm một thời gian dài“.
Theo đó, trong vài năm tới, khu Thủ Thiêm ở Quận 2 sẽ trở thành khu trung tâm mới của TP. HCM với các dự án nhà ở, cao ốc văn phòng. Đây là cơ hội cũng như yếu tố thúc đẩy các dự án bán lẻ mới mở cửa.
Quý III/2020 tiếp tục không ghi nhận nguồn cung mặt bằng mới trên thị trường
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp bán lẻ nào trên thị trường cũng ‘dũng cảm’ như người Nhật.
Nguồn cung Thị trường Bán lẻ tại TP. HCM qua các năm.
Theo báo cáo của tập đoàn tư vấn bất động sản toàn cầu Colliers International, nửa đầu Quý III vừa qua, các trung tâm bán lẻ tại TP. HCM ghi nhận lượng khách hàng sụt giảm 1,7% do tâm lý e ngại Covid-19. Giá thuê cũng ghi nhận mức giảm 4,2 USD so với quý trước. Các nhà đầu tư vẫn đang do dự trong việc giới thiệu bất kỳ dự án mới nào khi dịch Covid-19 chưa hoàn toàn bị dập tắt.
Trong quý này, khi đợt dịch thứ 2 xảy ra, các hoạt động vui chơi lại tạm dừng một thời gian ngắn hoặc một số trung tâm thương mại vẫn hoạt động bình thường nhưng ghi nhận lượng khách giảm đáng kể. Có thể kể tới trường hợp trung tâm thương mại AEON Mall Bình Tân bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng khi ghi nhận các trường hợp F1, F2 từng lui tới.
Do đó, hầu hết các dự án mới được mong đợi trong tương lai gần đã bị hoãn lại hoặc giảm tốc độ thực hiện.
Về nguồn cung: trong Quý III năm nay tiếp tục không ghi nhận nguồn cung mới. Loại hình trung tâm thương mại (shopping center) phổ biến nhất tại TP. HCM là các dự án với diện tích cho thuê hơn 1.000.000m2. Khối đế bán lẻ (Retail Podium) đứng ở vị trí thứ hai với diện tích cho thuê hơn 100.000m2 và trung tâm mua sắm (department store) ở vị trí cuối cùng với diện tích cho thuê chỉ hơn 75.000m2.
Nguồn cung ở Quý III/2020.
Với làn sóng thứ hai của Covid-19, có 5 trung tâm bán lẻ dự kiến sẽ chính thức đi vào hoạt động ở Quý IV/2020 có thể sẽ phải dời sang năm sau.
Về nguồn cầu: trong quý này, tỷ lệ lấp đầy giảm nhẹ mặc dù có dấu hiệu cải thiện của quý trước. Làn sóng thứ hai của Covid-19 đã làm chậm lại nỗ lực thúc đẩy nhu cầu mở rộng hệ thống trung tâm bán lẻ tại TP. HCM. Khách thuê tiềm năng thị trường bán lẻ vẫn đang cân nhắc về việc mở rộng hệ thống hoặc đẩu tư tiền để thuê mặt bằng mới vì khả năng dịch Covid có thể tái lại bất cứ lúc nào và mang lại rất nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, cũng chính trong thời điểm này, có khá nhiều nhãn hàng lớn tiêu biểu như Starbucks, Haidilao, Phúc Long, Uniqlo, Muji… lại xem đây là cơ hội để mở rộng chuỗi cửa hàng khi sàn bán lẻ cho thuê còn trống khá nhiều, với diện tích sàn đa dạng, giá thuê giảm sâu cùng với các ưu đãi từ chủ đầu tư nhằm kích cầu.
Giá cho thuê văn phòng hạng B tại TP Hồ Chí Minh đang hồi phục
Sau 9 tháng "sống chung" với dịch COVID-19, giá cho thuê văn phòng tại TP Hồ Chí Minh đã có dấu hiệu hồi phục. Hiện giá trung bình chào thuê văn phòng cả hạng A và B ở quý 3 tăng lần lượt 4,5% và 11,5% so với quý 2.
So với cùng kỳ năm 2019, giá chào thuê hạng A chỉ giảm nhẹ 0,2%, trong khi hạng B đã tăng mạnh 26,1%. Hiện tỷ lệ lấp đầy văn phòng hạng A và B của quý 3 đã tăng gần chạm đỉnh khi diện tích cho thuê còn trống của hạng A và B lần lượt là 2% và 5%.
Giá chào thuê thị trường văn phòng tại TP Hồ Chí Minh trung bình qua các năm. Ảnh: Colliers International Vietnam
Theo báo cáo thị trường văn phòng TP Hồ Chí Minh quý 3/2020 của Colliers International Vietnam, do hệ quả từ dịch COVID-19 cùng với xu hướng dịch chuyển ra ngoài trung tâm, các tòa nhà hạng B đang nhanh chóng trở thành sản phẩm được nhiều doanh nghiệp săn đón, trong đó phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tại, nguồn cung của phân khúc này đạt gần 1.150.000 m2, tuy không ghi nhận thêm nguồn cung mới trong quý 3, nhưng dự kiến trong tương lai gần, nguồn cung có thể tăng lên 1.250.000 m2.
Ông David M. Jackson, Tổng giám đốc Colliers International tại Việt Nam, cho biết việc doanh nghiệp dịch chuyển văn phòng làm việc ra khỏi khu vực trung tâm một phần là để cắt giảm chi phí, phần khác là do giá thuê văn phòng hạng A không ngừng tăng lên. Chưa kể, tuy các văn phòng này chủ yếu tập trung tại các quận 1, quận 4, khu vực trung tâm thành phố, các ngã ba, ngã tư hoặc tiếp giáp nhiều mặt đường nhưng do thời gian sử dụng hầu hết đều trên 10 năm, có những tòa lên đến 20 năm nên không đáp ứng được các tiêu chuẩn mới về kiến trúc - xây dựng - quản lý của tòa nhà văn phòng hạng A.
"Trong khi đó, văn phòng hạng B vừa được đánh giá cao về chất lượng, vị trí trung tâm đảm bảo thuận tiện giao thông, văn phòng hiện đại, có không gian làm việc chuyên nghiệp, đáp ứng các tiêu chuẩn về kiến trúc - xây dựng - quản lý nhất định nhưng mức giá lại "dễ chịu" hơn nhiều so với văn phòng hạng A. Chính vì thế, đây chính là phân khúc sẽ được ưa chuộng nhất, chiếm ưu thế cả về nhu cầu cũng như nguồn cung thị trường trong thời gian tới. Hiện khoảng giá cho thuê thuần của các tòa nhà hạng B tại TP Hồ Chí Minh rất rộng, trải dài từ khoảng 10 - 48 USD trên m2/tháng (tính đến quý 3/2020). Các quận mới nhận được sự quan tâm bao gồm quận 2, 5, Bình Thạnh và Tân Bình", ông David M. Jackson chia sẻ thêm.
Đáng chú ý, ngành tài chính ngân hàng và tài chính công nghệ bắt đầu có động thái thu hẹp diện tích thuê do những công ty này muốn tái cấu trúc văn phòng nhằm giảm chi phí. Thực tế, vẫn có khách thuê với năng lực tài chính tốt di chuyển văn phòng của họ đến tòa nhà hạng A, nhưng lượng giao dịch ít hơn nhiều so với cùng kỳ. Do nguồn cung không thay đổi nên tỷ lệ lấp đầy quý này vẫn giữ ở mức cao.
Theo Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh, nếu dịch COVID-19 được kiểm soát tốt, nguồn cung mới ở khu vực các quận phía Đông thành phố được triển khai thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ dịch chuyển vào Việt Nam. Khi đó, nhu cầu thuê văn phòng sẽ càng tăng lên. Bên cạnh đó, bất chấp tác động của dịch COVID-19, dòng vốn FDI vẫn liên tục đổ vào Việt Nam trong thời gian qua là bằng chứng cho thấy nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang dịch chuyển và gia nhập thị trường Việt Nam, họ chính là khách hàng cho phân khúc hạng A.
HSBC hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam năm 2020 xuống 2,6% Khối Nghiên cứu Kinh tế của Ngân hàng HSBC vừa công bố báo cáo phân tích ccủa các nước châu Á với tiêu đề "Tất cả là khả năng chịu đựng của mỗi quốc gia" (Asia Economics: It's about stamina). Đánh giá về Việt Nam, HSBC cho rằng điều đáng khích lệ là làn sóng COVID-19 lần hai đã được ngăn chặn thành...