Bất chấp có gần triệu cổ phiếu đăng ký mua vào Yeah1 vẫn giảm sàn liên tiếp 8 phiên
Sau 8 phiên giảm sàn liên tục, cổ phiếu YEG đã mất hơn 44% thị giá qua đó khiến vốn hóa của Yeah1 bốc hơi hơn 3.300 tỷ đồng.
Ảnh minh họa.
Vốn hóa “bốc hơi” 3.300 tỷ đồng
Thị trường chứng khoán trong hơn một tuần trở lại đây chứng kiến sự lao dốc của cổ phiếu CTCP Tập đoàn Yeah1 (mã YEG) sau lùm xùm liên quan đến Youtube.
Đến hết phiên giao dịch ngày 13/03, cổ phiếu YEG đã “chịu trận” 8 phiên giảm sàn liên tiếp qua đó rơi tự do từ mức giá 245.000 đồng/cổ phiếu xuống chỉ còn 137.300 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa thị trường cũng theo đó bốc hơi 44%, tương ứng hơn 3.300 tỷ đồng.
Ghi nhận trong phiên 13/03, khối lượng chất bán tại mức giá sàn còn tương đối lớn, có thời điểm lên tới hơn 1 triệu cổ phiếu trong khi thanh khoản trung bình 10 phiên gần nhất chỉ vỏn vẹn vài chục nghìn đơn vị. Có thể thấy, giao dịch ảm đạm trong những phiên vừa qua càng khiến nhà đầu tư hoài nghi về sự kết thúc của quá trình “đổ đèo” này.
Cầu bắt đáy gần triệu cổ phiếu vẫn chưa thấy đâu?
Video đang HOT
Trong bối cảnh cổ phiếu không ngừng rơi, Hội đồng quản trị (HĐQT) Yeah1 đã thông qua phương án đăng ký mua lại 600.000 cổ phiếu quỹ (tương đương 1,92% số cổ phiếu đã phát hành) với nguồn vốn trích từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và thặng dư vốn cổ phần. Trước giao dịch này, Yeah1 chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu quỹ nào.
Thời gian dự kiến giao dịch là sau khi có công văn chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và theo quy định của pháp luật hiện hành, kể từ ngày công ty công bố thông tin đầy đủ theo quy định. Thời hạn mua tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày bắt đầu giao dịch.
Trước đó, ông Nguyễn Ảnh Nhượng Tống, Chủ tịch HĐQT đã đăng ký mua vào 100.000 cổ phiếu YEG trong khoảng thời gian từ 08/03 đến 07/04/2019 nhằm gia tăng sở hữu. Ông Hoàng Đức Trung, thành viên HĐQT cũng đăng ký mua 200.000 cổ phiếu YEG trong khoảng thời gian từ 14/03 đến 12/04/2019. Trước giao dịch, ông Trung chưa sở hữu bất kỳ cổ phiếu nào của Yeah1.
Cùng khoảng thời gian này, CTCP Quản lý quỹ VinaCapital cũng muốn gom 100.000 cổ phiếu YEG với mục đích đầu tư tài chính. Số lượng đăng ký mua chỉ tương đương 0,32% khối lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp này.
Tuy nhiên, với thanh khoản ngày càng eo hẹp, dường như lượng cầu này vẫn chưa đủ quyết liệt để giúp “con tàu” YEG ngừng trượt dài.
“Chia tay” sớm với ScaleLab LLC
Trong những động thái nhằm cứu vãn tình hình, mới đây nhất, Yeah1 cho biết đã ký thoả thuận bán lại 100% phần vốn tại ScaleLab LLC với giá 12 triệu USD. Đơn vị mua lại là chủ sở hữu ban đầu của ScaleLab gồm người sáng lập David E. Brenner và Brenner Pass Investment Corp – đơn vị do doanh nhân này toàn quyền kiểm soát. Thương vụ này được thực hiện trong ba ngày, tính từ lúc công ty ra thông báo chuyển nhượng đến khi hoàn tất.
Theo CTCP Chứng khoán TP HCM (HSC – mã HCM), trong trường hợp không thoái vốn tại ScaleLab LLC, cộng thêm đàm phán thoả thuận lưu trữ nội dung thất bại thì Yeah1 có thể phải trích lập dự phòng và hạch toán lỗ 12 triệu USD cho khoản đầu tư này, chưa kể đến 8 triệu USD cam kết trả cho ban lãnh đạo ScaleLab nếu đạt chỉ tiêu kinh doanh trong vòng hai năm tới.
Cũng theo nhận định của HSC, nếu kịch bản xấu nhất xảy ra, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ Yeah1 có thể giảm tới hơn 83% so với dự báo trước đây.
THANH HÀ
Theo bizlive.vn
Cổ phiếu Yeah1 giảm sàn sau khi YouTube chấm dứt hợp tác
Hôm nay 4.3, cổ phiếu YEG của Công ty cổ phần Tập đoàn Yeah1 giảm hết biên độ về giá sàn.
Đại hội cổ đông năm 2018 sau khi Yeah1 mới lên sàn
YEG
Trong khi hàng loạt cổ phiếu tăng mạnh thì YEG là một trong số cổ phiếu hiếm hoi chốt phiên mất đi 7%, tương ứng giảm 17.100 đồng/cổ phiếu xuống giá 227.900 đồng/cổ phiếu. Điều này khiến vốn hóa thị trường của Yeah1 bị mất 520 tỉ đồng.
Nguyên nhân chính được cho là xuất phát từ thông tin bất lợi khi YouTube chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung với đơn vị này. Trong thông báo của mình, YEG cho biết vừa nhận được thông tin từ YouTube về việc chấm dứt thỏa thuận lưu trữ nội dung (CHSA) sau ngày 31.3 đối với các công ty con và công ty đầu tư tài chính có hoạt động kinh doanh liên quan tới mảng YouTube Adsense của Tập đoàn Yeah1. Các công ty này bao gồm SpringMe Pte. Ltd., Yeah1 Network Pte Ltd và ScaleLab LLC.
YouTube cho rằng SpringMe Pte. Ltd. (công ty có trụ sở tại Thái Lan, Tập đoàn Yeah1 sở hữu gián tiếp 16,93%) đã có hoạt động quản lý tuyển chọn kênh chưa phù hợp với chính sách của YouTube. Điều này dẫn tới việc YouTube áp dụng chính sách tương tự với tất cả các công ty khác liên quan tới YouTube Adsense trực thuộc YEG.
CHSA là giấy phép để các công ty nêu trên được phép tuyển chọn và quản lý doanh thu quảng cáo trên YouTube AdSense từ các kênh YouTube của bên thứ ba).
Tập đoàn Yeah1 cho biết ban quản lý đang tích cực làm việc trực tiếp với các quản lý cấp cao của YouTube để hiểu rõ sự việc nêu trên và để đạt được kết quả tích cực về việc tiếp tục các thỏa thuận với YouTube sau ngày 31.3. Đồng thời, ban lãnh đạo công ty cũng chủ động thúc đẩy các mảng kinh doanh khác để đảm bảo chiến lược phát triển chung.
Trong năm 2018, mảng kinh doanh YouTube AdSense đóng góp khoảng 1 triệu USD cho Tập đoàn Yeah1, tương ứng khoảng 13% lợi nhuận sau thuế. Cả năm vừa qua, công ty đạt doanh thu 1.658 tỉ đồng, gấp đôi so với năm trước và lợi nhuận sau thuế đạt 180 tỉ đồng và phần lớn lợi nhuận đến từ các hoạt động trên YouTube.
Mai Phương
Theo thanhnien.vn
Yeah1 liên tục "tấn công" thị trường Hollywood Không lâu sau khi chi 20 triệu USD để thâu tóm mạng lưới kênh YouTube lớn nhất nước Mỹ ScaleLad, CTCP Tập đoàn Yeah1 (MCK: YEG) tiếp tục chi thêm 1,55 triệu USD để mua tài sản của Tập đoàn truyền thông đa phương tiện Thoughtful Media Group (TMG). HĐQT của CTCP Tập đoàn Yeah1 vừa ban hành nghị quyết thông qua việc...