Bất chấp chỉ đạo, giống lúa chưa được phép lưu hành vẫn công nhiên bán ra thị trường Quảng Bình
Dù Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã thành lập đoàn thanh tra, tiến hành thu hồi toàn bộ lượng lúa giống chưa được cấp phép, thế nhưng, Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình vẫn cung ứng ra thị trường lúa giống chưa được cấp phép.
Liên quan đến vụ việc Một công ty ở Quảng Bình ngang nhiên bán cả tấn lúa giống chưa được cấp phép cho nông dân, ông Mai Văn Minh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình, xác nhận: “Sở đã thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra làm việc và yêu cầu Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình cùng các địa phương dừng ngay việc cung ứng và sử dụng các giống chưa được công nhận lưu hành trong sản xuất”.
Tuy nhiên, phản ánh tới báo Dân Việt, bà con nông dân ở huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình) cho biết, nhiều cửa hàng trên địa bàn huyện này vẫn đang cung cấp các loại giống: QC03, QS447, PN99, KH336… của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình, đây là những giống lúa chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng.
Để xác thực, trong vai người mua hàng, PV đã liên hệ với hộ gia đình có treo biển bán lúa giống tên là Nhà Quân – Hoàn (ở xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Tìm hiểu của PV, điểm bán này là của 2 vợ chồng đang là người của Trại giống An Ninh thuộc Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình.
Dù cấm lưu hành các giống lúa chưa được cấp phép, nhưng một cửa hàng nông nghiệp ở xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình) vẫn ngang nhiên bán. Ảnh: Trần Anh
Qua trò chuyện, một người tên Quân cho biết: “Tôi đang bán giống QC03 đây, 26.000 đồng/kg, anh cần lấy bao nhiêu cũng có”.
Sau đó, PV đã vào hỏi mua giống lúa QC03 và mua được 1 bao lúa giống QC03 của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình với giá 260.000 đồng/bao/10kg một cách dễ dàng.
Bao lúa giống QC03 có giá 260.000/bao/10kg mà PV Dân Việt mua được ở một cửa hàng nông nghiệp tại xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Ảnh: Trần Anh
Theo ghi nhận của PV Dân Việt, nhiều địa phương ở tỉnh Quảng Bình vẫn đang mua lúa giống chưa được công nhận lưu hành của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình giao cho bà con nông dân sản xuất vụ đông – xuân.
Bà Nguyễn Thị Cẩm (ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) mở bao lúa giống QC03 đang ngâm ủ cho PV xem. Ảnh: Trần Anh
Video đang HOT
Tại huyện Lệ Thủy, nơi được xem là vựa lúa của tỉnh Quảng Bình, thời điểm này, nhiều địa phương ở huyện này đã bắt đầu xuống giống vụ đông – xuân. Trong cơ cấu lúa giống của nhiều xã ở huyện này, có các giống chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trò chuyện với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Cẩm (SN 1951, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho hay: “Năm nay, tôi sản xuất vụ đông – xuân bằng giống QC03 của Hợp tác xã Văn Xá cấp. Tôi ngâm ủ giống này được 2 ngày rồi và ngày kia sẽ xuống giống”.
Bà Nguyễn Thị Hòa (ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cầm trên tay lúa giống QC03 mà bà chuẩn bị gieo trồng trên 1 sào ruộng. Ảnh: Trần Anh
Bắt gặp trên cánh đồng, bà Nguyễn Thị Hòa (SN 1958, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) cho biết: “Tôi đang làm đất để chuẩn bị xuống giống vụ lúa đông – xuân. Năm nay tôi gieo 4kg giống QC03 trên 1 sào ruộng, giống này do HTX Văn Xá cấp”.
Cạnh đó, bà Trần Thị Lý (SN 1958, ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) đang cặm cụi tát nước trong ruộng ra để chuẩn bị xuống giống. Trò chuyện với PV, bà Lý nói: “Nhà tôi năm nay làm 1 sào, được HTX Văn Xá cấp cho 3kg giống QC03. Đây là năm đầu tiên tôi làm giống này, chính quyền họ cấp cho thì làm thôi”.
Bà Trần Thị Lý (trái) cùng nhiều bà con ở thôn Văn Xá, xã Phú Thủy (huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) sử dụng lúa giống QC03 để gieo trồng vụ đông – xuân. Ảnh: Trần Anh
Ông Nguyễn Văn Bắc – Chủ nhiệm HTX Văn Xá (xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho biết: “Nhiều bà con nông dân trên địa bàn thôn năm nay sản xuất vụ đông – xuân bằng giống QC03, nhà tôi cũng làm giống này. Giống QC03 do xã Phú Thủy hỗ trợ theo nghị định 62 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa”.
Còn ông Lê Qúy Tùng – Chủ nhiệm HTX Quy Hậu (ở xã Liên Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình), cho hay: “Gần tuần nữa bà con xuống giống, năm nay bà con nơi đây dùng gần 1 tấn QC03, chúng tôi mua với giá 27.000 đồng/kg. Giờ anh nói chúng tôi mới biết giống này chưa được phép lưu hành”.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Thanh Hạnh – Chủ tịch UBND xã Phú Thủy, cho hay: “Chúng tôi có hỗ trợ bà con giống QC03 theo nghị định 62 của Chính Phủ để gieo trồng vụ này, nhưng chỉ một phần diện tích nào đó thôi. Cái này chúng tôi chưa quyết toán”.
Công ty cung ứng lúa giống: Khó thu hồi vì bà con vẫn giữ lại… giống
Lý giải về sự việc trên, ông Nguyễn Xuân Kỳ – Giám đốc Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình, cho biết: “Sau khi báo nêu, tỉnh vào cuộc, chúng tôi chấp hành, phát công văn đến các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình để thu hồi giống lúa chưa được công nhận lưu hành nhưng nhiều bà con thấy giống lúa có năng suất tốt nên cứ giữ lại để sản xuất khiến công tác thu hồi khó khăn (?)”.
Trước đó, báo điện tử Dân Việt đã đăng tải “Một công ty ở Quảng Bình ngang nhiên bán cả tấn lúa giống chưa được cấp phép cho nông dân”, phản ánh về việc nhiều giống lúa của Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình chưa được công nhận lưu hành giống cây trồng đã cho bán nông dân gieo trồng trong nhiều mùa vụ.
Sau đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình đã thành lập Đoàn Thanh tra, kiểm tra làm việc với Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Quảng Bình.
Lạ lùng giống lúa của đồng bào dân tộc M'nông ở tỉnh Đắk Lắk, phải cúng thần linh trước khi tuốt bằng tay
Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa trên những quả đồi ở xã Krông Nô (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) đã to tròn, chắc nịch, vàng ươm.
Nhưng kỳ lạ là đồng bào dân tộc M'nông nơi đây không dùng liềm hay máy để gặt lúa mà phải tuốt bằng đôi tay trần. Và trước khi thu hoạch lúa phải cúng thần linh.
Đối với đồng bào dân tộc M'nông, hạt lúa rẫy có giá trị tinh thần rất lớn. Nhiều người cao tuổi ở huyện Lắk kể lại, truyền thống trồng lúa rẫy của người M'nông đã có từ rất lâu đời.
Hàng ngàn năm vẫn duy trì giống lúa rẫy
Mặc dù đời sống hiện đại, phương thức canh tác hiện đại trong đó có trồng lúa, nhưng đồng bào dân tộc Mnông ở xã K rông Nô, huyện Lắk (tỉnh Đắk Lắk".
Đối với người M'nông (huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk), cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho họ thì còn mang tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Ảnh: Khánh Huyền
Cây lúa rẫy ngoài việc mang lại lương thực duy trì cuộc sống cho người Mnông thì còn mang ý nghĩa tín ngưỡng, bản sắc văn hóa riêng. Do đó vào thời điểm lúa chín, bà con người M'nông phải tuốt lúa về giã ra cúng các vị thần linh trước rồi mới được thu hoạch.
Vì quãng đường vào rẫy rất xa, nên vào mỗi vụ, bà con người M'nông lại chuẩn bị đồ ăn, nước uống và dụng cụ sẵn sàng cho một ngày thu hoạch lúa.
Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cho biết, nhà anh cách rẫy lúa tầm 10 km nên phải dùng xe máy cày để tới tuốt lúa, chở về. Từ tờ mờ sáng, anh đã cùng bà con họ hàng xếp những bao đựng lúa, thức ăn nấu sẵn vào gùi để lên rẫy tuốt lúa.
Vào những ngày cuối tháng 11 này, hạt lúa rẫy ở đồi tiểu khu 1427 (xã Krông Nô) to tròn, chắc nịch, vàng ươm. Những cây lúa cao khoảng 1m, được người dân dùng tay để tuốt.
Từng hạt lúa rẫy to, tròn được chị H'Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô, huyện Lắk) hái đầy ắp gùi rồi đổ vào bao. Ảnh: Khánh Huyền
"Đây là tín ngưỡng, văn hoá của đồng bào dân tộc Mnông chúng tôi. Nhờ các vị thần linh phù hộ mới có lúa rẫy, nên nếu chúng tôi dùng liềm hay máy cắt sẽ làm đau họ, mùa sau sẽ không có thu hoạch. Hơn nữa, tuốt bằng tay sẽ tách được hạt thóc ra không phải tốn tiền hay mất thời gian thuê máy tuốt lúa", anh Y Than chia sẻ.
Thứ cháo bầu đặc sắc nấu từ gạo lúa rẫy
Gia đình chị H'Lý Tryék (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cũng đang rộn ràng tuốt những hạt lúa rẫy vàng ươm. Theo chị H'Lý, lúc còn nhỏ chị thường theo cha mẹ lên rẫy nên tuốt lúa bằng tay trần. Ban đầu hai bàn tay cũng đau nhức, thậm chí đầy vết xước, song làm mãi thành quen.
Anh Y Than Ndu (buôn Trang Yúk, xã Krông Nô) cùng người thân trong gia đình hái lúa rẫy. Ảnh: Khánh Huyền
Trong cuộc sống hằng ngày của bà con M'nông, lúa rẫy là nguồn lương thực không thể thiếu. Ngoài nấu cơm, bà con M'nông còn nấu cháo bầu từ gạo rẫy.
Gạo lúa rẫy nấu qua đêm sau đó bỏ vào trong vỏ bầu khô ủ, sáng sớm lên rẫy chỉ cần đổ nước vào phơi nắng đến trưa ăn sẽ có vị chua chua, thơm mùi gạo. Đặc biệt lúa rẫy còn được dùng để làm rượu. Rượu nấu từ gạo rẫy sẽ có vị cay nồng, thơm hơn các loại rượu khác.
Đối với người M'nông tại huyện Lắk, lúa rẫy được trồng để giữ gìn truyền thống văn hoá của đồng bào. Ảnh: Khánh Huyền
Đối với người M'nông xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk dù trải qua nhiều thế hệ, lúa rẫy vẫn gắn bó không thể thiếu trong bữa ăn, tín ngưỡng.
Những năm gần đây, do chuyển đổi diện tích trồng cà phê, tiêu... và các loại cây lâm nghiệp nên diện tích trồng lúa rẫy dần bị thu hẹp. Tuy nhiên, tận dụng đất ở những đồi trọc hay vùng mới trồng cây lâm nghiệp từ 1 - 2 năm tuổi, người M'nông nơi đây vẫn trỉa hạt để giữ gìn truyền thống văn hóa lúa rẫy của đồng bào mình.
Trà Vinh: Ông giám đốc quanh năm lội ruộng, trồng lúa được Bộ trưởng Bộ NNPTNT, Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen Với sự dẫn dắt của ông Trần Văn Công (SN 1964) ở ấp Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Phú Mỹ Châu ngày càng ăn nên làm ra. Vì vậy, nhiều năm liền, HTX nhận được nhiều Bằng khen, trong đó có Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, Bằng...