Bất chấp cảnh báo mầm bệnh, bà mẹ tặng 15 tủ lạnh sữa vắt sẵn
Thừa sữa cho con bú, Passavee “Numwan” Payacaboot ở Thái Lan tặng các bà mẹ khác nhưng bị nhiều chuyên gia y tế lên án.
“Sữa mẹ cũng giống như máu và các cơ quan nội tạng. Nó có thể chứa mầm bệnh nên phải được kiểm tra cẩn thận trước khi đem cho. Thật lạ lùng khi người Thái Lan lại ủng hộ một người phụ nữ tự đem sữa của mình đi tặng người khác”, The Nation dẫn lời giáo sư Yong Poovorawan từ Đại học Chulalongkorn nói về quyết định tặng sữa của Passavee “Numwan” Payacaboot.
Trước đó, các trang mạng Thái Lan đưa tin về việc Passavee “Numwan” Payacaboot cho đi sữa tự vắt của mình. Chia sẻ với GossipStar, Numwan cho biết mình có nhiều sữa hơn các bà mẹ thông thường nên dùng không hết và quyết định đi quyên góp. Để thực hiện chiến dịch này, cô đã tiêu tốn khoảng một triệu baht, trong đó bao gồm chi phí mua túi lưu trữ và 15 tủ lạnh.
Numwan hiến tặng 15 tủ lạnh sữa mẹ cho những ai cần đến. Ảnh: LM.
Trên tài khoản cá nhân với hơn 400.000 fan theo dõi của Numwan, nhiều người công khai để lại bình luận xin sữa: “Tôi muốn nhận sữa của bạn. Cháu gái tôi sinh non và chỉ nặng 1,6 g. Mẹ con bé không đủ sữa. Rất cảm ơn”, một phụ nữ nhắn nhủ.
Video đang HOT
Hành động của Numwan được nhiều bà mẹ tán dương song các bác sĩ lo ngại rằng số sữa chưa qua kiểm tra này có thể gây hại đến sức khỏe các em nhỏ. Không chỉ vậy, Numwan còn đang khiến cộng đồng hiểu sai về độ an toàn của sữa mẹ.
“Cho sữa tùy tiện như vậy khiến mọi người lầm tưởng rằng sữa mẹ hiến tặng dù chưa qua kiểm tra vẫn có thể sử dụng. Điều này hoàn toàn sai”, Ruang Lao Jak Rong Mo, một trang web về y khoa nổi tiếng ở Thái Lan cảnh báo. Trang này cũng kêu gọi giới chức điều tra Numwan.
Đáp lại các cáo buộc, Numwan đăng hình một em bé được cho là uống sữa của cô từ lúc một tuần tuổi kèm ghi chú: “Con bé rất khỏe mạnh, dễ thương”. Numwan khẳng định sữa của mình đã được kiểm tra trước khi đem cho và kiên quyết không dừng lại chiến dịch.
Tại Thái Lan, các ngân hàng sữa được cấp phép đều yêu cầu người hiến tặng sữa xét nghiệm máu và sữa để đảm bảo không mắc bệnh truyền nhiễm như HIV hoặc viêm gan. Sữa trước khi đến tay người nhận cũng phải qua tiệt trùng.
Minh Nhật
Theo VNE
Thiết bị hồng ngoại phát hiện muỗi nhiễm virus Zika
Phương pháp này phát hiện virus Zika có trong muỗi, góp phần ngăn chặn bệnh lây lan trước khi nó kịp phát tán.
Theo MX, tiến sĩ Maggy Sikulu-Lord, đại học Queensland, Australia và các đồng nghiệp đã nghiên cứu và sử dụng ánh sáng hồng ngoại để phát hiện virus Zika trong muỗi. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances.
Thiết bị giúp phát hiện muỗi nhiễm virus Zika trong vòng 10 giây. Ảnh: MX
"Chúng tôi sử dụng thiết bị quang phổ ánh sáng cận hồng ngoại, phân tích cách ánh sáng bị hấp thụ và phản hồi lại ở muỗi mang mầm bệnh trong 10 giây. Tia hồng ngoại này nhanh gấp 18 lần và rẻ hơn 110 lần so với tiêu chuẩn tốn kém và đắt tiền hiện nay", bà Maggy nói.
Nhóm nghiên cứu cho biết phương pháp này cũng có khả năng phát hiện một số bệnh. Họ hy vọng các cơ quan y tế có thể sử dụng nó để ngăn chặn bùng phát dịch sốt xuất huyết và sốt rét trước khi mầm bệnh phát tán.
Tỷ lệ chính xác của công nghệ tia hồng ngoại gần 99%. Ảnh: MX
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Fiocruz, Rio de Janeiro, Brazil đã chứng minh được tỷ lệ chính xác của công nghệ này khoảng 94-99%.
Tiến sĩ Maggy mong muốn phương pháp này sẽ được Tổ chức Y tế Thế giới thông qua để ứng dụng giám sát tại các quốc gia có nhiều muỗi mang mầm bệnh. Trong tương lai, nhóm nghiên cứu phát triển thêm các máy quang phổ cầm tay để quét muỗi trong nhiều khu vực, tiện lợi và nhanh chóng hơn.
Cẩm Anh
Theo Vnexpress
450 người cao tuổi được tư vấn nhân Tháng hành động vì người cao tuổi Ngày 8/10 tại TPHCM, Báo Khoa học và Đời sống phối hợp cùng Phòng Lao động Thương binh và xã hội, Hội người cao tuổi Quận 11 tổ chức chương trình "Vui khoẻ mỗi ngày" nhân Tháng hành động vì người cao tuổi Việt Nam. Người cao tuổi Quận 11 (TP.HCM) được tư vấn sức khỏe và nhận quà. 450 hội viên Hội...