Bất chấp căng thẳng, Mỹ lập thêm hai căn cứ quân sự tại Đông Bắc Syria
Các lực lượng quân sự Mỹ đã bắt đầu thiết lập thêm hai căn cứ quân sự ở vùng Qamishli tại tỉnh Hasaka trong bối cảnh liên tục xảy ra những căng thẳng giữa dân thường Syria và người Kurd.
Tờ al-Manar cho hay, liên quân chống khủng bố quốc tế do Mỹ dẫn đầu tại Syria đã tiếp tục xây dựng thêm hai căn cứ quân sự ở làng Jam’aya, phía Đông thị trấn Qamishli cũng như những vùng phía Tây của thị trấn này.
Lực lượng Mỹ tại Syria.
Tờ báo cũng cho biết, tổng số 13 binh sĩ Syria đã thiệt mạng sau một cuộc phục kích của các chiến binh người Kurd ở Qamishli trong thời gian gần đây.
Theo đó, hôm 11/9, cựu cố vấn truyền thông của các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) tại Afrin Rizan Haddou cho biết lính Mỹ đứng sau vụ phục kích của lực lượng an ninh Kurd nhằm vào lực lượng quân đội Chính phủ Qamishli khiến 13 người thiệt mạng.
Ông nói thêm rằng vụ phục kích đã được lên kế hoạch từ trước, đồng thời nhấn mạnh sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Qamishli và Hasaka không có lợi cho người Kurd.
Video đang HOT
Ông Haddou mô tả việc Mỹ triển khai quân đội ở Syria là bất hợp pháp, lưu ý rằng khi lính Mỹ không đóng quân tại khu vực, lực lượng quân đội Mỹ và các chiến binh người Kurd hiện diện ở vùng Afrin và phía Đông, phía Bắc Aleppo vẫn không có xung đột, giao tranh.
Tờ Fars News cho biết, trong vài tuần qua, Mỹ đã liên tục gửi vũ khí, trang thiết bị quân sự cho người Kurd. Hơn 150 xe tải chở vũ khí đã được Washington điều tới cho nhóm phiến quân người Kurd Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) ở tỉnh Hasaka hồi đầu tháng này.
Theo nguoiduatin
Số phận của căn cứ Mỹ al-Tanf tại Syria sẽ đi về đâu?
Khi chiến dịch quân sự của lực lượng Chính phủ Syria với sự hỗ trợ của Nga đang ở mức đỉnh điểm thì một câu hỏi đặt ra là tương lai của căn cứ al-Tanf sẽ đi về đâu?
Căn cứ quân sự của Mỹ đặt tại al-Tanf, nằm ở vùng sa mạc Syria gần vùng tam giác biên giới Iraq-Syria-Jordan, từ năm 2016 đã được lựa chọn là nơi để làm trại huấn luyện cho các phiến quân chống Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Căn cứ al-Tanf của Mỹ.
Những hình ảnh xuất hiện trên mạng internet cho thấy căn cứ al-Tanf của Mỹ có quy mô khá nhỏ.
Nhưng vùng ảnh hưởng của căn cứ này lại khá rộng, bao phủ vùng diện tích 55km xung quanh vùng "phi xung đột" trong đó cấm lực lượng Chính phủ Syria cùng các chiến binh do Iran hậu thuẫn đi vào.
Nhiều nguồn tin đồn đoán rằng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau tại Helsinki vào tuần tới thì họ sẽ bàn thảo về số phận của căn cứ al-Tanf.
Hôm 10/7, phóng viên Mikhael Alaeddin của hãng tin Sputnik từ chiến trường ở gần căn cứ al-Tanf đưa tin về cho biết: "Chúng tôi đã nói về tương lai hòa bình của Syria, và vai trò của Nga trong chiến thắng trước chủ nghĩa khủng bố. Cuối cùng, lực lượng Nga và Syria cũng đã tới được cứ điểm cuối cùng.
Một vị chỉ huy địa phương đã thăm hỏi chúng tôi, chỉ ngón trỏ của ông về một hướng, nói rằng chỉ còn 6km nữa sẽ tới Iraq và 55km nữa tới căn cứ Mỹ al-Tanf".
Theo tờ Jerusalem Post, ghi chép của phóng viên này cho thấy chính quyền Damascus cùng với sự hỗ trợ của Moscow và Iran đều đang muốn giành lại kiểm soát đối với căn cứ al-Tanf.
Tới thời điểm hiện tại, lực lượng Mỹ tại đây vẫn chưa có động thái bất thường nào. Văn phòng Chỉ huy phối hợp của liên quân quốc tế chống khủng bố do Washington dẫn đầu trong chiến dịch "Nhổ cỏ tận gốc" đã trả lời phỏng vấn tờ Jerusalem Post hôm đầu tuần.
Dù không nói về các chiến dịch hiện tại hay sức mạnh của lực lượng đang đóng quân tại đây song văn phòng cho biết: "Điều chúng tôi có thể nói lúc này là vẫn chưa có bất kỳ sự di chuyển quân đáng kể nào của lực lượng liên quân, đối tác ở khu vực căn cứ al-Tanf, bất kể là vào hay ra".
"Chúng tôi sẽ xác định số lượng và loại hình binh lính phù hợp vào đúng thời điểm để đảm bảo hoàn tất mục tiêu đánh bại các phần tử Hồi giáo cực đoan IS", văn phòng cho biết thêm.
Cựu Đại sứ Mỹ tại Syria Robert Ford hồi đầu tuần này trong một bài viết cho hay tại Washington, các nhà hoạch định chính sách của chính quyền Donald Trump vẫn tính sẽ duy trì căn cứ al-Tanf cho tới khi Iran chịu rút các lực lượng đi khỏi Syria.
"Quan chức ngoại giao Nga liên tục nói rằng sự hiện diện của Iran là hợp lý. Syria và Iran sẽ không chịu đánh đổi việc rút quân của Iran để lấy lại căn cứ al-Tanf", Đại sứ Robert Ford nói.
Tổng thống Syria Bashar al-Assad từng khẳng định rằng Iran không có lực lượng tại Syria, do đó khó có khả năng chính quyền Damascus sẽ đồng ý với việc rút lực lượng do Iran hậu thuẫn ra khỏi nước này. Trong khi đó, Nga luôn tìm cách để Washington đưa quân về nước.
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ vội vàng tăng quân tới căn cứ Syria đề phòng Nga tấn công Hơn 100 thủy quân lục chiến Mỹ đã được triển khai tới tiếp viện cho căn cứ quân sự ở al-Tanf, Syria sau khi Nga bị tố 2 lần cảnh báo Washington về kế hoạch tấn công phiến quân gần nơi hàng nghìn lính Mỹ cắm chốt. Thủy quân lục chiến được tăng viện tới căn cứ Mỹ ở al-Tanf để đề phòng...