Bất chấp bị phản đối, Nhật Bản vẫn tiếp tục săn bắt cá voi
Nhật Bản vừa tuyên bố, sẽ tiếp tục việc săn bắt cá voi tại vùng biển Nam Cực, bất chấp sự phản đối gần đây của Ủy ban Cá voi quốc tế (IWC).
Người đại diện đàm phán cho Nhật Bản về vấn đề này, ông Joji Morishita cho biết, cuộc tranh luận quốc tế về việc nên hay không nên săn bắt cá voi đã chuyển từ khía cạnh khoa học sang chính trị.
Nhật Bản vẫn tiếp tục săn bắt cá voi bất chấp sự phản đối từ IWC
Trước đó vào ngày 19-6, Ủy ban IWC đã công bố một bản báo cáo khoa học, theo đó, Nhật Bản chưa cung cấp đầy đủ những lí do hợp lý và cần thiết cho kế hoạch săn bắt gần 4.000 con cá voi trong vòng 12 năm tới tại vùng biển Nam Cực.
Video đang HOT
Từ trước tới nay, Nhật Bản vẫn thực hiện hành động này dưới mục đích dành cho nghiên cứu, tuy nhiên thịt cá voi vẫn được sử dụng chế biến thành thực phẩm.
Ông Morishita khẳng định: “Bản báo cáo của IWC không mang lại một kết luận chắc chắn nào, vì bản thân ủy ban này là một tập thể chia rẽ, ngay cả hội đồng khoa học của tổ chức còn gặp khó khăn trong việc đưa ra một kết luận chính xác. Chúng tôi vẫn cố gắng cung cấp nhiều kết quả nghiên cứu khoa học nhất có thể và chờ đợi sự cho phép của ủy ban. Tuy nhiên vấn đề này có thể không bao giờ chấm dứt, như nó vẫn thế từ trước cho tới giờ”.
Được biết, Tokyo đã có lần cáo buộc các nhà hoạt động vì môi trường đang tỏ ra “cảm tính” trước vấn đề này, do trên thực tế hành động săn bắt vì mục đích nghiên cứu của Nhật Bản không cần đến bất kỳ sự cho phép nào từ IWC.
Bên cạnh đó, ông Morishita còn chia sẻ rằng, ý tưởng đằng sau việc cho phép giết một loài vật này thay cho một loài khác thật “lạ lùng” và bày tỏ sự lo ngại đối với việc “một quốc gia có quyền lực chính trị quốc tế mạnh hơn” sẽ có thể áp đặt các chuẩn mực của nước mình với các quốc gia khác, ví dụ như nếu Ấn Độ là quốc gia đứng đầu thế giới, chúng ta có thể sẽ không được ăn thịt bò.
Theo_An ninh thủ đô
Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế
Đại biểu Quốc hội cho rằng khi tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng, Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế thì việc sửa đổi Bộ Luật hàng hải có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
"Trong khi đó, những diễn biến phức tạp trên Biển Đông ảnh hưởng tới an ninh quốc gia chủ quyền biển đảo, những ảnh hưởng về môi trường, về phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn. Những lĩnh vực này ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến chính sách phát triển hàng hải Việt Nam", đại biểu Hoa nói.
Đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi)
Trọng tâm nói về tình hình an toàn, an ninh trên Biển Đông, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (Quảng Ngãi) thông tin trung bình trong năm có khoảng trên 40 ngàn lượt tầu biển qua lại khu vực Biển Đông, 5 trong tổng số 10 tuyến đường biển quốc tế lớn nhất của thế giới đi qua khu vực này.
Trong điều kiện mới chỉ có 1/3 trong số gần 400 đường biên giới biển, trên thế giới được phân định thông qua các bản án của Tòa án và Trọng tài.
"Ngoài ra 10 trong số 16 đường biên giới biển ở khu vực biển Đông vẫn đang trong tình trạng tranh chấp, chưa kể vấn đề liên quan đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam đang bị vi phạm chủ quyền nghiêm trọng", đại biểu Lan nói.
Bên cạnh đó, bà Lan cho rằng các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải được quy định tại Điều 12, nghiêm cấm việc ngăn chặn cản trở quyền tự do trên biển, nếu như không quy định rõ nội dung này dễ dẫn đến lợi dụng tự do đi lại trên biển, xâm phạm chủ quyền quyền chủ quyền trên biển của Việt Nam.
Đại biểu Chu Sơn Hà (TP Hà Nội) nhận định hàng hải là ngành có vai trò hết sức quan trọng, có tính đặc thù, có tính tiềm năng lớn và mang tính quốc tế sâu sắc, phát triển tiềm năng, hiệu quả ngành hàng hải là một yếu tố quan trọng phát triển kinh tế bền vững.
Đồng thời phải coi trọng duy trì bảo đảm an ninh quốc phòng, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải đi đôi với đáp ứng yêu cầu đảm bảo quyền tự do hàng hải trên biển theo quy định của Hiến pháp, góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam trên biển.
Theo VTC News
Bất chấp bị phản đối, lễ hội thịt chó Ngọc Lâm vẫn diễn ra hoành tráng Những người buôn bán thịt chó ở lễ hội Ngọc Lâm (Trung Quốc) cho biết nghề này đang ăn nên làm ra bất chấp phản đối từ quốc tế. Một phụ nữ dùng xe gas chở 10 chú chó vừa bị mổ thịt ra cửa hàng để bán (ảnh: Independent.co.uk) Một người bán rong thịt chó đang chặt thịt cho một khách hàng...