Bát cháo hành và phút tỉnh cơn mê của người chồng vũ phu
Vợ chồng ra tòa chia nhau ngôi nhà bằng bức tường làm bằng cót ép. Sau lần xảy ra sự cố, cuộc hòa hợp lại bắt đầu.
Chuyện bức tường cót ép
Có những người khi đã mất đi những gì quý giá nhất mới chợt tỉnh cơn mê. Nhưng câu chuyện về một gia đình suýt rơi vào tan vỡ, mặc dù đã trải qua không ít những bi kịch vẫn khiến mọi người giật mình, bởi bài học về hạnh phúc gia đình bao giờ cũng là một điều hết sức cần thiết.
Bao lâu nay, xóm nhỏ cách con đường lớn náo nhiệt của phố mấy con hẻm loằng ngoằng, sâu hun hút ở thành phố ấy vẫn là nơi chứng kiến một gia đình với chuỗi ngày nhiều bi kịch. Sự bình yên của mỗi buổi chiều bị phá vỡ bởi tiếng người chồng 41 tuổi la hét, rượt đánh vợ hoặc đập phá đồ đạc trong cơn say xỉn. Mà không có ngày nào là anh không xỉn. có những lúc say đến không đứng dậy nổi, hai chân ríu vào nhau như con gà mắc tóc, ấy vậy mà vẫn hầm hồ đuổi theo vợ con bằng những bước chân loạng choạng, chửi với theo bằng sự hổn hển mệt mỏi và tiếng chửi méo xệch. Người xóm phố đã quen cảnh ấy gần mười năm nay rồi.
Ảnh minh họa.
Vợ anh cũng cùng tuổi với chồng. Ngày trước cũng lắm người theo đuổi, chẳng hiểu sao lại chấp nhận về làm vợ người đàn uống rượu nhiều hơn uống nước, chửi vợ hay hơn hát, đánh vợ hơn đánh địch ấy. Cũng tại cái câu “nhất cự ly, nhì cường độ” mà anh mang ra áp dụng hồi thanh xuân để cua đổ cô Hoa khôi của cửa hàng ngày nào.
Ngày trước, chị bán hàng ở cửa hàng của hợp tác xã, xinh xắn đáng yêu. Anh thì có cái nghề điện ô tô, chuyên sạc bình ắc quy ô tô cho những chuyến xe chạy đường dài, tiền trong túi cũng rủng rỉnh, và lại có nhiều thời gian. Thế nên khi cửa hàng của hợp tác xã mở ran gay gần chỗ anh đứng chân của tiệm điện ô tô, anh thường sang cửa hàng ngồi chơi, khi thì bắn điếu thuốc, lúc thì làm cốc nước. Cũng chẳng phải thèm thuồng gì, chẳng qua chỉ muốn gần cô bán hàng và nói vài câu bâng quơ thế thôi.
Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, chị cũng xiêu lòng vì anh. Đồng ý về làm vợ anh. Đám cưới tổ chức rình rang nhưng thân mật. bên nhà chị cắt cho miếng đất để hai vợ chồng lấy đó làm chỗ nương thân. Chị vẫn bán hàng ở cửa hàng của hợp tác xã. Nhưng chỉ vài năm sau thì hợp tác xã giải thể, chị về nhà chăm hai đứa con.
Lúc này công việc điện ô tô của anh cũng bắt đầu làm ăn thất bát khi lượng khách ngày một ít do tuyến đường tránh đã đi ra ngoài thành phố, và cũng vì thấy cái nghề này ăn nên làm ra nên không ít người cũng đổ vốn vào đầu tư. Vợ mất việc, chồng cũng lao đao vì thu nhập kém, thế rồi buồn vì làm ăn thất bát, anh sinh tật uống rượu. Ban đầu cũng chỉ dăm ly giải mỏi những lúc không có khách. Sau thì anh chìm vào những lời mời mọc, bỏ bê luôn công việc. Cuối cùng phải sang lại tiệm cho người ta với giá rẻ vì không thể cứu vãn được công việc nữa.
Có được ít tiền, anh sắm chiếc xe máy tàu chạy xe thồ kiếm tiền. số tiền ít ỏi còn lại đưa cho vợ để lo trang trải mấy khoản nợ vặt và đầu tư vào gánh cháo, gánh bún rong bán vỉa hè rồi cũng hết. đang có đồng ra đồng vào, bỗng dưng hoàn cảnh đẩy đưa khiến cuộc sống rơi vào khó khăn. Không những thế, anh chạy xe thồ ngày cũng chỉ được vài đồng, nhưng chưa kịp giắt lưng đã chui tọt vào cổ chai hết.
Rượu vào thì “ra” thói vũ phu, ấy cũng là cái điều ai cũng đoán được. Nhiều khi thói vũ phu của anh bọc lộ ra chẳng vì lý do nào cả. Ban đầu hàng xóm láng giềng, rồi cả tổ trưởng tổ dân phố cũng can thiệp góp ý. Nhưng anh chứng nào tật nấy, lại còn trừng mắt “việc nhà tao, bây đừng xía vô”, vậy là người ta mặc kệ. Mà mặc kệ cũng chẳng được, bởi cái xóm vẻn vẹn hơn chục nóc nhà quần tụ với nhau với một con đường qua lại duy nhất, thế nên nhiều lần người trong xóm vẫn phải chứng kiến những chuyện không hay.
Mỗi lần say rượu, anh lại kiếm cớ đánh vợ. (ảnh minh họa)
Rồi bỗng dưng một dạo cách đây hơn một năm, dân trong xóm nhỏ tò mò vì lâu lâu không thấy cảnh “bát đĩa bay” từ nhà anh. Hay là chị đã “cắt phéng” anh rồi? Nhưng có vẻ không phải vậy, vì mỗi ngày, họ vẫn thấy gia đình anh sinh hoạt bình thường. Chị vẫn quẩy gánh đi bán hàng ở vỉa hè. Anh vẫn chạy xe ra khỏi ngõ để đi thồ. Hai đứa con đi học lớp cuối cấp. Ai cũng nghĩ hay bởi tuổi đã xế chiều, anh thay tâm đổi tính để đường hoàng sống với vợ con sau nhiều ngày vũ phu. Ai cũng nghĩ thế mới phải.
Có người đánh tiếng mừng cho chị và mấy đứa nhỏ. Vốn kín tiếng là thế, nhưng trước sự tò mò đến xôn xao của hàng xóm, chị cười buồn buồn nhưng vẫn giãi bày: “Em cũng không biết nên mừng hay… Thực ra, vợ chồng em đã ra toà ký giấy, đường ai nấy đi rồi nên ông ta mới không còn la hét, gây gổ nữa. Nhiều năm nay khổ vậy, nhưng em cũng không dám nghĩ tới chuyện bỏ chồng. Gần đây, cả hai thằng con trai kiên quyết “bắt” mẹ phải dứt khoát với ba. Con em doạ, nếu mẹ không làm vậy thì chúng đi bụi đời. Thực lòng, bị đánh đập chửi mắng năm này qua năm khác như vậy, tình cảm có còn gì nữa đâu. Em nghĩ cho con nên mới chấp nhận sống cảnh đó. Em biết, bây giờ, các con em đã lớn, chúng nghĩ cho mẹ nên mới làm vậy”.
Video đang HOT
Ban đầu, anh cũng ồn ào với vấn đề chia chác nhà cửa. Anh không nhất trí tự thoả thuận với chị, đòi nhờ toà án đứng ra chia. Thế nhưng, khi nghe giải thích phải mất mấy triệu tiền án phí chia tài sản, anh rụt lại. Thoả thuận, anh ở nhà trên, phần mấy mẹ con chị nhà dưới, chật chội hơn một chút.
Tạm thời, họ dùng mấy tấm cót ép dựng lên làm tường ngăn cách mỗi “nhà”, chờ khi nào có tiền sẽ xây tường kiên cố, hoặc “mua đứt” cho lành, đỡ phải ra đụng vào chạm mặt nhau, khó sống lắm. Chuyện bức tường cót ép là thế, nhưng cuộc đời cũng có lắm sự bất ngờ. Mà sự bất ngờ ấy lại thành cái kết có hậu cho chuyện gia đình này. Điều mà chẳng mấy người được biết.
Bát cháo hành và giọt nước mắt đàn ông
Đơn gửi đi rồi, hai vợ chồng thành ra ở hai nhà nhưng chung một mái. Chị thì có gánh bún sống qua ngày và nuôi 2 đứa con vì chúng đều đòi ở với mẹ. Còn anh có chiếc xe máy tầu chạy xe thồ, cũng gọi là có nguồn thu tùy theo sức lao động của mình. Không còn vợ, anh phải tự lo cơm áo, nhưng anh vẫn không bỏ được rượu. Ăn uống không ra gì, lại nốc rượu vào nên chỉ trong thời gian ngắn, hình hài anh xác xơ, nhếch nhác.
Ai nhìn cũng thấy thương, nhưng thương thế thôi chứ chẳng ai muốn giúp ông bơm rượu, bởi sợ mang phiền vào thân. Gần một năm trời anh sống như thế, sáng đi còn tỉnh, nhưng chỉ đến trưa là đã thấy loạng choạng lái xe về, người nông nặc. Chắc cũng muốn chửi vợ lắm nhưng bây giờ thành người dưng rồi, chửi sẽ bị kiện, nên anh không dám.
Một buổi tối mưa gió tầm tã cách đây hơn hai tháng, anh “mò” về được đến cổng nhà, liêu xiêu dựng chiếc xe máy xong thì ngã vật xuống bậc thềm. Nhà nào nhà nấy đóng cửa, chẳng ai biết. Mẹ con chị nghe tiếng động trước cửa nhà, linh tính xảy ra điều gì đó, vội chạy ra. Thấy cha nằm ướt lướt thướt, bất động trên nền xi măng, hai cậu con trai hoảng hốt “bưng” anh vào nhà. Thằng anh nói với đứa em: “Em cởi đồ ướt ra khỏi người ba, lấy đồ khô mặc vào rồi đắp chăn thật ấm, nhớ xức cả dầu cho ba. Anh chạy ra phố mua tô cháo nóng”.
Lần “xui xẻo” đó, anh nằm trên giường gần cả chục ngày. Người chăm sóc, cơm bưng nước rót cho anh không ai ngoài hai đứa con trai đang ở bên “nhà của mẹ”. Tuy không lần nào trực tiếp xuất hiện, nhưng anh biết những tô cháo nóng hổi, mùi vị quen thuộc đều do vợ cũ của anh nấu. Trước đây, những lần say xỉn hay đau ốm, anh cũng nhận được sự chăm sóc này của vợ, con, nhưng sao anh chẳng cảm thấy gì cả. Không hề biết quý giá và trân trọng. Để đến nỗi bây giờ vợ đã thành “người dưng” anh mới thấy ý nghĩa. Anh rầu rĩ ngó “bức tường” bằng cót che chắn một cách tạm bợ để ngăn cách phần nhà của mỗi người như đã thoả thuận.
Nhờ bát cháo hành đêm hôm ấy, anh mới tỉnh ngộ.
Anh cũng biết, hai đứa con bất bình cảnh cha ngược đãi hành hạ mẹ, muốn giải thoát cho mẹ, nên chúng mới kiên quyết “bắt” chị phải dứt khoát với anh. Vậy mà, anh bị như thế này, hai đứa nó không vì oán trách mà bỏ mặc. Cả “người dưng” ấy cũng vẫn tốt với anh như vậy.
Lần đầu tiên trong cuộc đời, anh tỉnh cơn mê, rớt nước mắt vì ân hận. Anh bảo cả anh và mẹ bọn trẻ, ai cũng cất cái quyết định công nhận ly hôn của toà đi đâu mất rồi. Nhưng đó không phải là điều quan trọng. Quan trọng là, khi anh thực lòng tu tỉnh, hai đứa nhỏ và người ấy sẽ tha thứ. Lúc nói chuyện với mọi người, anh cứ gãi đầu gãi tai hối hận bảo sau lần ấy sợ quá nên bỏ rượu rồi, giờ đang gom tiền để làm mấy mâm, gọi là “cưới lại”, mà chẳng biết “người dưng” kia có ưng không.
Tiêu Dao
Sau 10 năm cưới nhau đây là lần đầu tiên tôi nhận được quà Valentin và sự thật phũ phàng..
Vậy mà khi yêu anh những món quà của anh to đẹp hoành tráng bao nhiêu thì khi 10 năm về sống chung dưới mái nhà rồi thì quà chẳng thấy đâu.
Ảnh minh họa
Là phụ nữ ai chẳng thích chồng mình có chút lãng mạn một tí hay chí ít đến những dịp sinh nhật hay ngày lễ 8/3, 14/2 dù chồng không cần mua những món quà đắt tiền mà chỉ là nụ hôn hay một hành động khác biệt với ngày thường để chứng tỏ là anh ấy đang rất quan tâm đến vợ là đủ rồi. Vậy mà khi yêu anh những món quà của anh to đẹp hoành tráng bao nhiêu thì khi về sống chung dưới mái nhà rồi thì quà chẳng thấy đâu thậm chí thỉnh thoảng vợ gợi ý thì anh cũng tảng lờ như không biết hay nói câu em thích tặng hoa đồng tiền hay hoa súng.
Cũng chẳng sao vì người phụ nữ thích nghi rất tốt, không có quà cũng được miễn sao hàng tháng anh cứ mang tiền về đủ cho vợ con và đừng lăng nhăng rượu chè là vợ vui rồi. Ước gì được đấy, suốt 10 năm chung sống tuy anh không còn lãng mãn nữa nhưng rất tu trí làm ăn chẳng bao giờ biết chơi bời rượu chè là gì. Anh chỉ biết đến công việc và gia đình, sự yên bình của gia đình nhiều lúc khiến tôi nhàm chán, nhiều lúc giận dỗi tức bực tôi muốn quát tháo thật to cũng chẳng được vì anh cứ từ từ giải thích rồi giải quyết công việc đâu ra đó khiến tôi chăng có cớ gì mà giận dỗi.
( ảnh minh họa )
Không chỉ yêu anh ấy mà trong tôi còn là sự kính trọng tôn thờ anh rất mực thủy chung biết chăm sóc con cái chu đáo và điều quan trọng nhất là không bao giờ để vợ con phải túng thiếu đói khát.
Đã từ lâu rồi tôi chưa bao giờ đòi hỏi anh mua quà cho mình, vậy mà mới hôm qua thôi tự nhiên tôi buột mồm ra:
- Anh có nhớ Valentin đầu tiên chúng mình ở bên nhau không? Em nhớ rất rõ, đó là nụ hôn đầu đời em chính thức trao cho anh và đứa con đầu lòng của chúng mình cũng được bắt đầu lớn lên vào ngày hôm đó anh nhỉ. Anh nhớ hôm đó anh tặng em món quà gì không?
Anh cười gượng gạo trả lời:
- Thì là một chiếc nhẫn cưới và một bông hoa hồng cùng với con gấu bông, sao mà quên được chứ.
- Thế năm nay không biết chồng tặng vợ cái gì đây nhỉ?
- Anh tặng em hoa đồng tiền nhá.
Nói đến đây là tôi đã hiểu mọi chuyện và cả hai đều phì cười vui vẻ, tính anh vẫn tếu vậy đấy. Nói là vậy nhưng đến tối về anh vẫn mua tặng tôi một bó hoa hồng nhung tương ứng với số tuổi của tôi và một chiếc áo dạ rất đẹp khiến cho tôi vô cùng hạnh phúc liền ôm trầm lấy anh mà hôn rối rít. Đêm hôm ấy tôi vui quá không thể nào ngủ được trước hành động bất ngờ lãng mãn của chồng.
Sáng hôm sau đến công ty đang hí hửng muốn khoe món quà chồng tặng với đám bạn đồng nghiệp, nhưng dường như mấy người đang tụ tập rất đông ở một góc làm gì mà rôm rả thế. Tò mò tôi bước lại gần thì thấy mấy người đang đếm số bông hoa hồng nhung mà bạn trai của cô đồng nghiệp mới vào làm tặng cho nhân ngày lễ tình yêu. Đang hí hửng mừng cho cô bé thì mặt tôi tái mét khi nhìn thấy một chiếc áo dạ màu hồng giống y như cái chồng tôi tặng. Làm gì có sự trùng hợp lạ kỳ vậy, tôi tò mò hỏi:
- Anh yêu của Linh lãng mạn quá nhỉ, hay tối nay rủ anh ấy khao bọn chị một trầu được không em.
- Được thôi chỉ sợ các chị bận việc con cái không đi được thôi, hay tối nay cả phòng mình rủ cả chồng con đi ăn tối luôn một thể nhá, mọi người không phải lo kinh phí người yêu em sẽ lo tất. Đàn ông phải ga lăng mới cưa được gái đẹp chứ, phải không các chị.
Nghe lời Linh nói mọi người hưởng ứng nhiệt tình, trong lòng ai cũng hí hửng vì đã lâu lắm rồi đại gia đình chúng tôi chưa có dịp được hội ngộ cùng nhau.
Thay vì làm việc cả ngày hôm ấy mấy chị em chúng tôi sốt sắng lo lắng đặt hàng đặt món ăn và mua cả quà tặng cho những ông chồng khô khan của mình nữa.
Tan giờ làm tôi phóng thẳng về nhà, thật may chồng đã về và đang tắm rửa ở nhà, tôi hí hửng chuẩn bị quần áo cho con thì chồng bảo:
- Tối nay anh phải đi gặp đối tác nên không đi được với mẹ con em đâu nên em trở các con đi vậy nhá.
- Đối tác gì mà quan trọng hơn cả vợ con vậy anh, thôi hẹn họ hôm khác, chưa bao giờ bọn em tổ chức buổi họp mặt đông đủ thế này thiếu anh thì còn ý nghĩa gì nữa chứ.
- Anh đã bảo không đi được mà sao em cứ nài nỉ mãi vậy, vợ gì mà chẳng thông cảm cho chồng gì cả.
Lần đầu tiên anh gắt gỏng với vợ, khiến tôi ức lắm ứa cả nước mắt ra, anh đi rồi tôi cũng khóa cửa một mình chở các con đi trong sự ấm ức. Đến nhà hàng mọi người đông đủ vui vẻ tôi cũng nhanh quên đi sự thiếu vắng của người chồng mà hòa vào cuộc vui. Bữa tiệc sôi nổi khi cô bé đồng nghiệp Linh khoác tay người yêu bước vào nhà hàng, tôi như chết đứng khi nhìn thấy người đàn ông đi bên cạnh Linh. Tôi ú ớ không nói lên lời, con tôi thì ríu rít kêu lên mừng rỡ:
- Bố, bố đến rồi mẹ ơi, mẹ đừng khóc nữa bố đã đến với mẹ con mình rồi.
Con chị đánh vào tay thằng em:
- Mày ngu thế bố đang khoác tay với người con gái khác chứ đâu phải đến với chị em mình.
Lời nói vô tư của đứa trẻ làm cho mọi ánh mắt đổ dồn về phía tôi và Linh, rồi tiếng xì xào khiến tôi không còn mặt mũi nào mà ngồi ở đó được nữa liền kéo các con nhanh chân thoát khỏi mấy chục con mắt đang dõi theo. Trước khi rời khỏi nhà hàng tôi đến trước mặt anh và lấy hết sức tát mạnh một cái để anh không còn mặt mũi nào tham dự cuộc vui nữa và nhanh tay cầm lấy cốc cà phê hất vào mặt Linh cho bõ tức.
Mẹ con tôi vừa về đến nhà thì anh cũng tới nơi. Tôi chút hết cơn giận dữ lên người anh:
- Vậy mà anh nói gặp đối tác, có mà đi cặp bồ bịch thì đúng hơn, anh coi bồ nhí còn hơn cả gia đình, thậm chí mua quà lễ tình yêu cho vợ cũng lấy sở thích của nhân tình áp đặt cho vợ. Người vợ sống chân tình 10 năm không hấp dẫn bằng cô nhân tình mới quen. Bề ngoài anh hiền lành chu đáo chung thủy với vợ con vậy mà sao bên trong con người anh thối nát đến vậy.
- Em thôi đi dù em nói gì đi nữa thì anh cũng sai và chỉ có em đúng thôi.
- Vậy em hỏi anh em sai ở điểm gì?
- Tình cảm của con người không phải lúc nào cũng có thể kiềm chế nổi, anh không chê em bất cứ điểm gì mà chính con người anh không cưỡng nổi cái đẹp sự trẻ chung vô tư của Linh. Anh yêu Linh thật lòng, nhiều lần anh muốn dứt bỏ để quay về với gia đình mà anh không làm nổi.
- Thế bây giờ anh định thế nào?
- Chúng ta hãy li thân một thời gian em nhé, nếu chúng ta còn tình cảm với nhau thì về không thì ra tòa chứ bây giờ trái tim anh đang khao khát được yêu Linh.
Tôi gầm lên đánh đuổi chồng ra ngoài, các con thấy bố mẹ cãi nhau sợ quá co dúm vào góc nhà ôm nhau mà khóc, nhìn bọn trẻ vô tội mà lòng tôi quặn đau. Mấy mẹ con tôi ôm nhau mà khóc, dù rất căm ghét chồng nhưng tôi vẫn hi vọng anh sẽ sớm tỉnh ngộ biết đường mà quay về với mẹ con tôi.
Theo blogtamsu
2 cát tát trời giáng của tình địch khiến tôi tỉnh ngộ... Tôi chưa từng nghĩ, có một ngày chồng ngoại tình, còn không dám nghĩ tới chuyện, nhân tình của chồng tìm tới tận nhà để nói với mình rằng, chồng mình vô cùng xấu. Và cô lại thành thật khuyên tôi nên từ bỏ người đàn ông này đi.... Ngày tôi và chồng đến với nhau, tất cả đều xuất phát từ tình...