Bất cập trong quản lý kiểm dịch vệ sinh thực phẩm trong dịp tết
Nhiều thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc được Quảng Ninh phát hiện trong những ngày cận tết. Sức khỏe của người dân đang bị đe dọa.
Thời gian gần Tết, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh liên tục phát hiện các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn… Điều đáng lo ngại là ngay trong quy trình quản lý của ngành Thú y từ lâu nay bộc lộ nhiều bất cập, nguy cơ thực phẩm bẩn trà trộn tại các chợ là khó tránh khỏi.
5h sáng tại lò mổ Thái Hòa, đây là thời điểm lợn sau khi mổ sẽ được chuyển ra chợ. Từ khoảng 3h sáng đã có từ 2, 3 cán bộ thú y của các phường trên địa bàn thành phố tới làm nhiệm vụ kiểm tra và lăn dấu kiểm dịch thú y. Thái Hòa là cơ sở giết mổ tập trung duy nhất tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chủ cơ sở cho biết, mỗi ngày tại đây giết, mổ hơn 100 con lợn.
Lợn được các tiểu thương tập trung tại lò mồ tự phát gây mất vệ sinh – Ảnh tại một lò mổ tự phát phường Mông Dương – Cẩm Phả.
Cách đó không xa, ngay ở lối vào cơ sở giết mổ đã được cấp phép vẫn tồn tại một điểm giết mổ tự do, rất mất vệ sinh. Lò mổ này không được các đơn vị chức năng phê duyệt và cấp giấy phép và tất nhiên lợn khi mổ tại cơ sở tự do này sẽ không được kiểm dịch và lăn dấu kiểm dịch.
Ông Lê Văn Đạo, chủ cơ sở giết mổ tự phát này cho biết: “Phường và khu cũng kiến nghị chúng tôi chuyển sang giết muộn. Chúng tôi làm vệ sinh sạch sẽ, tối đa nhưng vẫn không tránh được mùi. Hàng ngày, họ đi bắt lợn lúc nào tôi cũng không biết”.
Như vậy, đồng nghĩa với việc, hàng ngày có rất nhiều thực phẩm không rõ nguồn góc được đưa ra thị trường. Cho dù các cơ quan quản lí đã nhắc nhở, nhưng những gì mà ông chủ lò mổ tự phát cho biết thì cũng chỉ như bắt cóc bỏ đĩa.
Thông tin từ Trạm thú y Cẩm Phả, mỗi ngày cả thành phố tiêu thụ khoảng 400 con lợn. Nhưng số con được kiểm dịch chỉ là một nửa. Như vậy sẽ có khoảng 200 con không được kiểm dịch.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, trên thực tế vẫn có tình trạng các xe vận chuyển lợn từ các địa phương khác tới không có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, giấy kiểm dịch của thú y. Việc kiểm soát số hàng này tại Quảng Ninh cũng chỉ là làm cho qua.
Bà Nguyễn Thị Soi, Trạm trưởng trạm thú y Cẩm Phả cho biết: “Hiện chúng tôi đang tiến hành đưa vào lò mổ tập trung nên khuyến khích họ và chỉ nhắc nhỏ các chủ xe và không lập biên bản. Các phường khác giết mổ nhỏ lẻ không thể có lực lượng kiểm dịch được. Do vậy, chúng tôi yêu cầu cán bộ thú y phường ra chợ kiểm tra vệ sinh thú y”.
Trong đợt kiểm tra cuối năm 2015, Chi Cục thú y Quảng Ninh đã tổ chức lấy 36 mẫu thịt ở các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn. Sau kiểm tra, phát hiện 3 mẫu có hàm lượng chất tạo nạc là Sabu tamol và Clen – Buterol vượt 3 lần mức cho phép.
Những mẫu thịt này cũng được xác định là từ tỉnh ngoài mang vào Quảng Ninh tiêu thụ. Tuy nhiên điều đáng nói là hiện nay, Quảng Ninh phải nhập 60% lượng thịt lợn từ tỉnh ngoài, trong khi việc truy xuất nguồn gốc từ lượng thịt lợn này lại đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều bất cập đã tồn tại từ lâu.
Theo quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ có 28 khu giết mổ tập trung. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Quảng Ninh mới chỉ xây dựng được 4 cơ sở giết mổ tập trung và còn tồn tại gần 900 cơ sở, điểm giết mổ tại các khu dân cư không có giấy phép.
Theo quy định, việc kiểm dịch chỉ được các cán thú y của các trạm thú y hoặc của các xã, phường thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung có giấy phép. Như vậy gần 900 cơ sở giết mổ tại các khu dân cư không phép sẽ không được kiểm dịch.
Ông Trần Xuân Đông, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho rằng, nếu có thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát bằng mắt thường sẽ không phát hiện ra các chất cấm trong chăn nuôi: “Chúng tôi phải sử dụng máy phân tích, thời gian từ 2 đến 3 ngày, với giá 1 triệu đồng/mẫu. Ngoài ra, chúng tôi còn cảnh báo họ đừng vì trục lợi mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân”.
Giải pháp để quản lý tốt nhất kiểm dịch chính là việc phải xây dựng những cơ sở giết mổ tập trung. Tuy nhiên trong khi chờ những cơ sở này ra đời thì địa phương bó tay ngồi chờ. Bởi theo ông Quách Chí Lâm, Trưởng phỏng Kinh tế, TP Cẩm Phả lĩnh vực này lại do một cơ quan chức năng khác quản lí: “Khó đầu tiên là mình chưa có điểm để di dời họ vào. Khi đưa vào điểm thì chi phí của người ta lại tăng cao hơn. Ví du một cơ sở đang tồn tại, bản chất là vẫn phải tồn tại nhưng cho đầu tư thì lại không được. Dân mình mà cho đầu tư sau này lại di chuyển thì rất khó. Vì cấp phép xây dựng bên mình có quản lý đâu, bên quản lý đô thị cấp phép cơ mà”.
Với muôn vàn khó khăn từ cơ quan quản lí đã đưa ra như vậy, câu chuyện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ lò mổ vẫn còn kéo dài và người dân vẫn phải chơi trò may rủi với sức khỏe của mình./.
Hoàng Trình
Theo_VOV
Rùng mình công nghệ 'lên đời' thực phẩm thối
Những con gà trắng nhợt, thịt heo thối rữa chỉ cần ngâm vào hóa chất một thời gian ngắn sẽ trở nên tươi ngon, bắt mắt sau đó tung ra thị trường tiêu thụ. Thời gian gần đây, cơ quan chức năng liên tục phát hiện những cơ sở sử dụng hóa chất để ngâm, tẩm chất độc hại để "lên đời" thực phẩm bẩn khiến người tiêu dùng khiếp sợ."Hô biến" gà trắng nhợt thành vàng óng
Sau một thời gian theo dõi cơ sở giết mổ gia cầm nằm tại số 170/5D ấp Tam Đông, xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, do Võ Văn Diệp (SN 1984) làm chủ, khoảng 5h sáng ngày 27/9, Trạm Thú y huyện Hóc Môn phối hợp với Phòng Cảnh sát môi trường (PC49) Công an TPHCM, Đội Quản lý thị trường huyện Hóc Môn bất ngờ ập vào cơ sở giết mổ trên. Lực lượng chức năng bắt quả tang cơ sở này đang tổ chức giết mổ gà trái phép với 140 con gà đã được giết mổ và 170 con khác đang chờ giết cùng nhiều tang vật liên quan. Ông Diệp khai toàn bộ số gà trên không có giấy kiểm dịch và được thu mua từ Tiền Giang về giết mổ mỗi ngày 100-200 con rồi đem bán cho các thương lái ở chợ Hóc Môn, Củ Chi, quận 12... Cơ sở này không có giấy phép hoạt động, các sản phẩm không có chứng nhận kiểm dịch.
Trong khi khám xét cơ sở này, lực lượng chức năng phát hiện một bồn nước dùng để ngâm gà đã giết mổ. Số gà sau khi giết mổ không chỉ bị vứt lăn lóc trên nền nhà mà còn ngâm vào một loại hỗn hợp gồm hóa chất và dầu hôi. Ông Diệp khai, hóa chất trên được mua từ Chợ Lớn, không rõ tên gọi, nguồn gốc, với giá 500.000 đồng/1kg. Hóa chất này có màu đen, ánh bạc, đem pha với dung dịch dầu hôi thành dung dịch hỗn hợp có màu đỏ óng giống như màu sơn PU sử dụng để làm bóng gỗ. Những con gà sau khi giết mổ bỏ ngoài trời thời gian dài, màu da đổi màu trắng nhợt, khi được ngâm vào hỗn hợp hóa chất trên trong thời gian ngắn, những con gà này biến thành màu vàng óng, bắt mắt, rồi tuồn cho thương lái ở các chợ bán cho người tiêu dùng.
Theo một cán bộ trong đoàn liên ngành, tình trạng các cơ sở giết mổ gia cầm chui hoạt động rầm rộ và sử dụng các loại hóa chất độc hại để tẩm ướp thực phẩm ôi thành tươi đang khá phức tạp. Cơ quan chức năng đang đẩy mạnh công tác rà soát, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý kịp thời những cơ sở này.
Heo chết vào lò heo quay, nội tạng thối vào chợ
Cũng với chiêu thức sử dụng các loại hóa chất độc hại để tẩm ướp, một số cơ sở còn biến da heo, nội tạng heo chết trở nên tươi ngon, nặng ký; tuồn heo bệnh, heo chết vào các lò heo quay để biến thành thực phẩm tươi ngon rồi tuồn vào TPHCM tiêu thụ. Hám lợi nhuận cao, nhiều đối tượng đã bất chấp sức khỏe người tiêu dùng và pháp luật kiếm tiền một cách phi pháp.
Cơ quan chức năng bắt ba cơ sở ngâm da heo vào hóa chất. Ảnh: Ngô Bình
Để kiếm lời bất chính từ việc ngâm da heo vào hóa chất tẩy trắng và làm nở không nguồn gốc, không nhãn mác, Nguyễn Thị Thu Ba (SN 1972), Nguyễn Thị Mỹ Nữ và Nguyễn Văn Chánh (SN 1970, quê Bến Tre), thuê ba phòng trọ tại hẻm 80 đường 41, phường 16, quận 8, TPHCM, hoạt động nhiều năm nay.
Các đối tượng trên mua da heo không kiểm dịch, không rõ nguồn gốc về lột sạch lớp mỡ bên trong rồi luộc chín. Sau đó thả vào những xô chậu, bể đựng hóa chất pha sẵn, ngâm nhiều ngày nhằm làm trắng và cho da heo nở để tăng trọng lượng. Sau nhiều ngày ngâm trong hóa chất, da heo có màu trắng bắt mắt, nở to như ngón tay được vớt ra rồi cắt thành sợi giao cho các quán cơm tấm, quán nhậu ven đường bán cho khách. Cơ sở của các đối tượng trên đã hoạt động nhiều năm. Mới đây lực lượng liên ngành TPHCM phát hiện triệt phá với hàng trăm kilôgam da heo và 4kg hóa chất đang nằm trong 3 căn phòng trọ.
Không ngâm tẩm hóa chất nhưng những con heo bệnh chết ở khắp nơi được phù phép thành heo quay với màu sắc, hương vị không khác gì heo thịt bình thường. Đó là chiêu thức của Ninh Thị Thái, khu phố 2, phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Hằng ngày, bà Thái cho người đi thu mua heo chết, heo bệnh của các hộ dân chăn nuôi trên địa bàn Bình Dương, Đồng Nai về mổ thịt. Sau đó số heo bệnh chết này được tuồn vào các lò quay heo ở Bình Dương, TPHCM... Từ heo chết, qua tay bà Thái và cơ sở quay heo, biến thành heo quay thơm ngon, vàng rực.
Sau thời gian dài hoạt động, mới đây cơ sở của bà Thái bị lực lượng chức năng phát hiện khi đang mổ thịt một con heo nái và 7 con heo con đã chết với tổng trọng lượng 400kg. Toàn bộ số heo và thịt thành phẩm được vứt dưới nền nhà đầy rác bao quanh. Thịt heo có dấu hiệu xuất huyết dưới da, tím tái và bốc mùi hôi.
Mới đây, đoàn liên ngành Trạm kiểm dịch động vật Thủ Đức phối hợp với Đội CSGT Rạch Chiếc tuần tra trên Quốc lộ 1A thuộc phường Linh Trung, quận Thủ Đức, kiểm tra xe ô tô chạy hướng từ Đồng Nai đi TPHCM, phát hiện lượng lớn nội tạng, phụ phẩm heo thối gồm 278 kg không giấy chứng nhận kiểm dịch, đã bốc mùi hôi thối. Tài xế Phạm Ngọc Duy Hiền (25 tuổi, quê Đồng Nai) khai đang trên đường vận chuyển số hàng trên từ Đồng Nai về chợ Phước Bình, quận 9, TPHCM, tiêu thụ.
Một cán bộ Trạm Thú y huyện Hóc Môn, TPHCM cho biết, các cơ sở giết mổ gia cầm, heo không giấy phép hoạt động khá nhiều. Để bắt quả tang cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên ngành. Trong giai đoạn từ nay đến cuối năm, hoạt động giết mổ gia cầm, heo càng trở nên phức tạp, các ngành liên quan tăng cường công tác kiểm soát dịp trước tết.
Tiêu hủy gần 1 tấn nầm lợn thối nhập lậu Ngày 27/9, lực lượng chức năng tỉnh Lạng Sơn tổ chức tiêu hủy số lượng lớn nội tạng động vật nhập lậu do công an địa phương bàn giao. Trước đó, trưa 26/9, công an huyện Lộc Bình phát hiện một nhóm đối tượng điều khiển xe máy đang tập kết hàng nhập lậu từ Trung Quốc về một ngôi nhà hoang ở thôn Long Đầu, xã Yên Khoái, huyện Lộc Bình. Thấy công an, các đối tượng buôn lậu vứt hàng bỏ chạy, để lại 11 bao nầm lợn thối, tổng trọng lượng trên 950 kg, đang trong giai đoạn phân hủy.
Theo_VietNamNet
"Sát thủ" giết vợ chồng đại gia ở Tiền Giang có khuôn mặt hắc ám Nghi phạm vụ thảm án Tiền Giang là nam thanh niên cao to khoảng 1,7-1,8m, tuổi từ 25-30. Người này có khuôn mặt lạnh lùng, góc cạnh và ánh mắt sắc lẹm. Tin tức mới nhất từ Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự - C45 (Bộ Công an) cho biết, sau khi kiểm tra các camera an...