Bắt cá hai tay
Trong chuyến thăm Iran vừa rồi, Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif bộc lộ ý định làm trung gian hòa giải giữa Iran và Ả Rập Xê Út.
Thủ tướng Pakistan trong cuộc gặp Quốc vương Ả Rập Xê Út tại Riyadh ngày 18.1 – Ảnh: Reuters
Động thái này có phần gây bất ngờ vì ngay sau khi Ả Rập Xê Út cắt đứt quan hệ ngoại giao với Iran, Pakistan đã nhanh chóng lên tiếng ủng hộ chính quyền Riyadh.
Ả Rập Xê Út và Pakistan là những đồng minh quan trọng của nhau về chính trị nên việc bên này hậu thuẫn bên kia không có gì khó hiểu. Nhưng cả về địa chiến lược lẫn kinh tế – thương mại thì đối với Pakistan, Iran còn quan trọng hơn nhiều.
Video đang HOT
Vì thế, chuyến thăm Tehran của Thủ tướng Sharif rõ ràng là để xoa dịu Iran và hạn chế thiệt hại từ việc vội vã thể hiện thái độ đứng về Ả Rập Xê Út. Rõ ràng Islamabad đang chơi bắt cá hai tay giữa Tehran và Riyadh.
Không chỉ Pakistan mà khá nhiều nước Hồi giáo khác nữa cũng tìm cách dung hòa giữa Ả Rập Xê Út và Iran để lợi ích của mình không bị ảnh hưởng. Họ đều phải lưu ý đến tính phức tạp và nhạy cảm của mối bất hòa này.
Đằng sau quan hệ song phương giữa Iran và Ả Rập Xê Út là thâm thù dai dẳng và phân rẽ sâu sắc giữa Hồi giáo Shiite và Hồi giáo Sunni. Giữa hai bên còn là cuộc ganh đua không khoan nhượng giành vị trí cường quốc khu vực cũng như vai trò quyết định trong việc giải quyết những vấn đề chính trị an ninh, quyền lực quốc gia, tôn giáo, xã hội ở Trung Đông, Bắc Phi và vùng Vịnh, đặc biệt trước triển vọng vấn đề hạt nhân của Iran được giải quyết. Cho nên các nước khác đều phải chủ ý bắt cá hai tay như Pakistan.
La Phù
Theo Thanhnien
Ả Rập Xê Út cảnh báo có thể theo đuổi vũ khí hạt nhân
Ả Rập Xê Út vừa hé lộ ý định sở hữu vũ khí hạt nhân nhằm đối phó kỳ phùng địch thủ Iran trong thời kỳ "hậu trừng phạt".
Tổng thống Iran Hassan Rouhani và Quốc vương Ả Rập Xê Út Salman - Ảnh: ITV
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với Reuters được đăng tải ngày 20.1, Ngoại trưởng Ả Rập Xê Út Adel al-Jubeir cảnh báo việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran theo thỏa thuận hạt nhân giữa nước này và các cường quốc sẽ là "một diễn biến nguy hại" vì Tehran "có thể dùng nguồn tiền đến từ việc dỡ bỏ phong tỏa cho các hoạt động bất chính".
Khi được hỏi nếu Iran vẫn theo đuổi vũ khí hạt nhân thì liệu Ả Rập Xê Út có hành động phản ứng tương tự hay không, Ngoại trưởng al-Jubeir tuyên bố chính quyền Riyadh sẽ làm "mọi thứ cần thiết để bảo vệ người dân".
Đây cũng không phải là lần đầu tiên Ả Rập Xê Út đề cập khả năng sở hữu bom hạt nhân, chủ yếu nhằm kèn cựa với Iran. Hồi tháng 4.2015, phát biểu tại một cuộc hội thảo quốc tế về hạt nhân do Viện Nghiên cứu chính sách Asan tại Hàn Quốc tổ chức, cựu lãnh đạo tình báo Ả Rập Xê Út Turki bin Faisal tuyên bố thẳng: "Người Iran có cái gì, chúng tôi sẽ có cái đó".
Ngoài ra, tờ Sunday Times dẫn nhiều nguồn tin tình báo Mỹ tiết lộ Ả Rập Xê Út từ lâu đã có thỏa thuận mua công nghệ vũ khí hạt nhân từ Pakistan nhưng chưa xúc tiến triển khai. "Hoàng gia Ả Rập Xê Út vẫn "treo" thỏa thuận với Pakistan như một con bài tẩy để sử dụng trong các thời điểm sống còn về chiến lược", một cựu quan chức Washington cho biết.
Những tuyên bố nói trên của Ngoại trưởng al-Jubeir là phản ứng trực tiếp đầu tiên từ Ả Rập Xê Út về dỡ bỏ trừng phạt Iran và được đưa ra trong bối cảnh 2 nước đã cắt đứt quan hệ ngoại giao sau khi Riyadh tử hình một giáo sĩ Hồi giáo dòng Shiite kéo theo những vụ tấn công quá khích nhằm vào Đại sứ quán Ả Rập Xê Út ở Tehran.
Không chỉ được xem là đại diện lớn nhất của 2 dòng Hồi giáo đối nghịch (Sunni và Shiite), Ả Rập Xê Út và Iran hiện còn đang chạy đua trở thành thế lực mạnh nhất khu vực, thông qua việc hậu thuẫn những phe phái kình chống nhau tại Yemen và Syria.
Bên cạnh đó, Israel cũng tiếp tục phản đối kịch liệt thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran và việc giảm căng thẳng ở nước này. Tờ The Washington Post hôm 20.1 dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Israel Moshe Ya'alon thẳng thừng tuyên bố rằng nếu phải chọn lựa giữa Iran và Nhà nước Hồi giáo (IS), ông sẽ chọn IS. Vị bộ trưởng lập luận rằng IS sớm muộn cũng bị đánh bại, còn Iran là mối đe dọa lớn nhất đối với nhà nước Do Thái. Vì thế, nếu Syria rơi vào tay một trong 2 thế lực này, ông Ya'alon "thích" đó là IS hơn là Iran hay các nhóm được Tehran ủng hộ.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Tạo cú hích mới trong quan hệ Ấn Độ - Pakistan Cuộc hội kiến bất ngờ giữa thủ tướng hai nước Ấn Độ và Pakistan tuy ngắn ngủi nhưng được đánh giá rất cao ở cả trong lẫn ngoài hai nước này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) trong cuộc gặp với Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif - Ảnh: Reuters Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chủ động đề nghị gặp người...