Bắt buộc mặc áo phao khi qua sông: Bao giờ có hiệu lực?
Thông tư của Bộ Giao thông Vận tải về việc bắt buộc mặc áo phao, mang phao cứu sinh trên các phương tiện vận tải ngang sông có hiệu lực từ ngày 15/7/2012. Tuy nhiên, đến nay quy định này dường như vẫn chưa có hiệu lực.
Áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh là những dụng cụ đảm bảo an toàn về tính mạng cho hàng khách khi ngang sông trên các phương tiện vận tải thủy.
Trước đây, việc trang bị, sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh chỉ mang tính tuyên truyền, vận động, không bắt buộc.
Do không trang bị, sử dụng các dụng cụ cứu sinh nên khi đò, phà gặp sự cố bị chìm thì hậu quả xảy ra là không thể lường trước.Kinh hoàng nhất là vụ chìm đò ngang ngày 07/10/2006 làm chết 19 em học sinh ở bến đò Chôm Lôm trên sông Cả, xã Lãng Khê, huyện Con Cuông, Nghệ An; hay như vụ chìm đò ngày 24/01/2008 tại xã Ngọc Tố, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trănglàm chết 5 học sinh và 1 phụ nữ; …
Nhằm tránh thiệt hại về người khi bị chìm đò, ngày 10/5/2012 Bộ Giao thông Vận tải ban hành thông tư số 15/TT-BGTVT quy định về trang bị và sử dụng áo phao cứu sinh, dụng cụ nổi cứu sinh cá nhân trên phương tiện vận tải ngang sông. Theo đó, kể từ ngày 15/7/2012, mọi hành khách, thuyền viên, người lái phương tiện trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện từ lúc rời bến đến khi cập bến an toàn.Thuyền viên, người lái phương tiện vận tải khách ngang sông có trách nhiệm từ chối chuyên chở đối với những hành khách không tuân thủ việc mặc áo phao hoặc sử dụng dụng cụ nổi cá nhân theo hướng dẫn … Tuy nhiên, trên thực tế, quy định này dường như chưa có hiệu lực.
Có mặt tại một số bến đò trên có lưu lượng người, phương tiện qua sông lớn sông Hồng ngày 28/7/2012, đoạn qua Hà Nội, như: vườn Chuối (Duyên Trang, Hồng Thái, Phú Xuyên), Văn Nhân (Văn Nhân, Phú Xuyên), Chương Dương – Tứ Dân (Thường Tín), … PV báo điện tử Infonet nhận thấy không có bất cứ ai trên các chuyến đò ngang tại các bến đò này mặc áo phao hoặc mang phao cứu sinh. Số lượng áo phao, phao cứu sinh rất ít so với số hành khách. Không những vậy, số áo phao, phao cứu sinh này hoặc được buộc thành khối; hoặc treo trên thành đò, phà; thậm trí được gác ở khoang lái.
Video đang HOT
Không ai trên chuyến phà này mặc, mang dụng cụ cứu sinh
Áo phao cứu sinh được chất đống và buộc trên thành phà thay vì phát cho hành khách
Bắt buộc phải mặc áo phao, mang phao cứu sinh trên các phương tiện vận tải ngang sông là một việc làm đúng đắn, cần thiết. Các lực lượng chức năng như thanh tra giao thông, cảnh sát đường thủy và chính quyền địa phương cần tích cực hơn nữa để quy định này thực sự đi vào cuộc sống.
Theo Infonet
Hiểm họa từ những bến phà "chui" ở Hải Dương
Để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tỉnh Hải Dương đã thực hiện phương án quản lý nhà nước bến Hàn từ những năm 80. Nhưng cho đến thời điểm này, các bến phà hoạt động ở bến Hàn vẫn chưa có được giấy phép mở bến...
Bến đò Hàn (TP Hải Dương) có lưu lượng người và phương tiện lưu thông khá lớn. Tại đây, trung bình mỗi ngày có khoảng 700 -1.000 người từ các xã Thượng Đạt, An Châu, Nam Đồng, thuộc địa bàn thành phố và các xã huyện Nam Sách qua đây để vào nội thành và ngược lại.
Theo Trưởng bến, ông Hoàng Văn Nam, để phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tỉnh Hải Dương đã thực hiện phương án quản lý nhà nước bến Hàn từ những năm 80. Từ đó đến nay, có nhiều đơn vị lần lượt được phân công quản lý bến Hàn như: Xí nghiệp Quản lý đường bộ Hải Hưng, Phòng Giao thông thị xã Hải Dương, Công ty Công trình giao thông Hải Dương và từ năm 2007 là Xí nghiệp Giao thông vận tải TP Hải Dương. Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, bến Hàn vẫn chưa có được giấy phép mở bến.
Hằng năm, các lực lượng chức năng như Cục Đường sông, Cảnh sát Đường thủy, các đoàn kiểm tra liên ngành... đều liên tục kiểm tra, nhắc nhở phải hoàn thiện thủ tục để được cấp giấy phép, đơn vị cũng đã báo cáo lãnh đạo cấp trên nhưng đến nay vẫn chưa thấy hồi âm. Đó là chưa nói nhu cầu đi lại của người dân qua đây rất cao nhưng hiện bến Hàn vẫn chỉ sử dụng 2 phà mini, được đóng từ những năm 90, khoang nhỏ, trọng lượng thấp, không có hệ thống nhà chờ, cổng chắn. Bến lại nằm trong bãi vật liệu và lò gạch của doanh nghiệp tư nhân nên đường dẫn vào bến xuống cấp nghiêm trọng.
Phà không giấy phép hoạt động vẫn đầy ắp người qua sông.
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Hiền, Phó Giám đốc Xí nghiệp Giao thông vận tải TP Hải Dương cho biết: "Phà bến Hàn tới nay chưa có giấy phép hoạt động là hệ quả từ những đơn vị quản lý tiền nhiệm để lại, tồn tại trong nhiều năm. Xí nghiệp đã báo cáo, đề nghị UBND TP Hải Dương nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết".
Tương tự như bến Hàn, Bến Chanh là cầu nối giao thông quan trọng giữa 2 huyện Ninh Giang (tỉnh Hải Dương) và Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) từ hàng chục năm nay cũng không có giấy phép mở bến. Phà Chanh hiện do đoạn đường bộ Hải Dương quản lý. Bến có 3 phà, gồm 1 cặp phà lớn, một phà tự hành và 1 phà mini với lưu lượng khoảng 500 lượt người và hàng chục phương tiện lưu thông/ngày.
Bến trưởng Phạm Đăng Oanh cho hay: mặc dù làm việc tại đây từ năm 1995 nhưng ông cũng chưa một lần nhìn thấy giấy phép hoạt động của bến.
Bến Chanh qua từng thời kỳ được quản lý bởi nhiều cơ quan nhà nước như: Sở GT-VT tỉnh, UBND huyện, Công ty Công trình giao thông, Cục Đường bộ, đoạn đường bộ Hải Dương... Đơn vị cũng đã đề nghị đoạn đường bộ tỉnh kiểm tra lại xem bến đã được cấp giấy phép chưa? Nếu cấp rồi thì thất lạc ở đâu? Nếu không thấy xin UBND tỉnh cấp lại".
Ngoài bến Hàn, bến Chanh, bến phà Tuần Mây hiện do đoạn đường bộ Hải Dương quản lý hiện cũng đang trong tình trạng này.
Theo ông Nguyễn Ngọc Xuân, Phó Giám đốc đoạn đường bộ Hải Dương, bến Chanh và bến Tuần Mây hoạt động không phép từ nhiều năm. Khi tiếp nhận quản lý, do các bến đều không có giấy phép nên Đoạn cũng chỉ biết tiếp tục nhiệm vụ khai thác. Giấy phép hoạt động là thuộc thẩm quyền của các cơ quan chức năng giải quyết.
Luật Giao thông đường thủy nội địa đã quy định rất rõ, chủ phương tiện phà, đò muốn hoạt động vận tải ngang sông phải làm đầy đủ các thủ tục phải xin phép mở bến cùng giấy phép đăng ký kinh doanh; đăng ký, đăng kiểm phương tiện... Nhưng tại Hải Dương, mặc dù các bến phà đều do các cơ quan nhà nước quản lý, thường xuyên được kiểm tra, giám sát hoạt động từ nhiều năm nhưng hoạt động không có giấy phép cho thấy đang có sự buông lỏng quản lý của các đơn vị chức năng của tỉnh và TP Hải Dương.
Không có giấy phép hoạt động, song những chuyến phà vẫn đều đặn vận chuyển người và hàng hoá qua sông. Điều này tiềm ẩn nhiều rủi ro khi những bến phà này hoạt động không có căn cứ, cơ sở pháp lý
Theo CAND
Vụ 2 thanh niên bị đâm chết ở Thanh Oai, Hà Nội: Hung thủ giết người bị bắt giữ Sáng 23-2, CAH Thanh Oai cho biết đã bàn giao đối tượng Đỗ Chỉnh (SN 1985, trú tại xã Cao Viên, Thanh Oai) cho Phòng Cảnh sát hình sự - CATP Hà Nội để điều tra theo đúng thẩm quyền. Đối tượng Chỉnh tại cơ quan công an Khoảng 13h30 ngày 7-2, CAH Thanh Oai, Hà Nội được người dân cấp báo về...