Bắt buộc hiến máu chỉ là tình huống giả định
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) giải thích bắt buộc hiến máu là một tình huống mang tính giả định.
Liên quan đến việc Bộ Y tế đưa ra phương án quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, đã có nhiều ý kiến trái chiều.
Nhiều người cho rằng, đề xuất này được đưa vào Dự thảo Luật máu và tế bào gốc thì sẽ không đảm bảo về nhân quyền và có thể gây tình trạng thừa máu, lãng phí. Vậy, phương án vừa nêu là như thế nào?,
Trả lời vấn đề này, ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế) cho biết: “Việc hiến máu tính nguyện đã được phát động và thực hiện tại nước ta từ nhiều năm và vài năm trở lại đây đã trở thành phong trào lớn, tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế)
Chính vì thế, vấn đề hiến máu tình nguyện cần phải được đưa vào Luật máu và tế bào gốc để có một cơ chế pháp lý, từ đó động viên, khuyến khích, khen thưởng những người hiến máu tình nguyện. Tuy nhiên, trong quá trình thảo luận xây dựng dự án luật cũng có ý kiến về việc nếu hiến máu tình nguyện mà không đủ máu sao không đặt vấn đề hiến máu bắt buộc? Từ đó vấn đề hiến máu bắt buộc được đưa ra để bàn, từ đó khẳng định hiến máu tình nguyện là giải pháp tối ưu nhất mà Bộ Y tế lựa chọn.
Chúng tôi thấy, nếu hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc thì xét về khía cạnh quyền con người, sẽ không ổn. Mặt khác khi tham khảo trên thế giới không có nước nào quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc, cho nên vẫn phải dựa trên cơ sở tự nguyện”.
Vì sao lại đưa ra phương án quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân, ông Nguyễn Huy Quang giải thích: “Đấy là một tình huống mang tính giả định. Khi xây dựng một dự luật bao giờ cũng phải đánh giá tác động về chính sách nên phải chọn ra vài vấn đề nhạy cảm để cùng bàn luận cả về khía cạnh pháp luật, yếu tố đạo đức, truyền thống văn hóa… Vấn đề hiến máu bắt buộc là một ví dụ và khi đưa ra thảo luận có nhiều ý kiến khác nhau…”.
Dẫn số liệu mới nhất của năm 2016, ông Nguyễn Huy Quang cho biết: toàn quốc vận động và tiếp nhận 1.393.760 đơn vị máu, đạt 109% chỉ tiêu kế hoạch và tăng 3,9% so với năm 2015. Về máu, hiện nay đã đáp ứng đủ cho nhu cầu điều trị người bệnh ở tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, chỉ còn 1 số tỉnh vùng sâu, vùng xa thiếu khoảng 20-30% lượng máu.
Theo Viện Huyết học- Truyền máu Trung ương, tại những tỉnh vùng sâu, vùng xa này, những người cần truyền máu, khi thiếu có thể được chuyển lên tuyến trên, thứ 2 là truyền các chế phẩm khác an toàn tương đương với máu; thứ 3 là thành lập các ngân hàng máu sống tại các huyện đảo xa xôi.
(Theo VOV)
"Bắt buộc hiến máu" là vi phạm quyền con người
Đây là ý kiến của bà Hoàng Tú Anh - Giám đốc Trung tâm sáng kiến sức khỏe dân số (CCIHP), chia sẻ với báo Dân Việt ngày 9.1.
Theo bà Tú Anh, việc khuyến khích, vận động người dân tham gia tự động hiến máu là rất nhân văn, đảm bảo được nguồn máu cung cấp cho người bệnh. "Nếu ai cũng có thể giác ngộ rằng chỉ cần một ít máu mình cho đi có thể cứu được cả cuộc đời người khác thì sẽ thấy được ý nghĩa của việc hiến máu" - bà Tú Anh cho biết.
Tuy nhiên, bà Tú Anh cũng khẳng định, việc hiến máu chỉ nên khuyến khích chứ không thể ép buộc. "Nếu Luật quy định "bắt buộc hiến máu" là vi phạm quyền con người, quyền tự quyết về thân thể, khiến người dân có thể có những phản ứng tiêu cực không đáng có".
Trước đó, Bộ Y tế đã gửi tờ trình Bộ Tư pháp về Dự án Luật về máu và tế bào gốc. Về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu, Bộ Y tế đưa ra 2 giải pháp được lựa chọn đó là: 1: Quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 01 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu. 2: Quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu. Tuy nhiên, phương án 1 "hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc" đã gặp phải sự phản ứng gay gắt của người dân. Hiện theo thông tin mới nhất, Bộ Y tế đã lựa chọn phương án 2: "không bắt buộc hiến máu".
Bà Tú Anh dẫn chứng, mới đây ở Hà Lan có thông qua Luật hiến các bộ phận trên cơ thể người mà theo đó, tất cả công dân đều phải kê bảng khai xác nhận hiến xác. Tuy nhiên, trên bảng kê khai đó có mục để người dân lựa chọn từ chối hiến bộ phận cơ thể. Khi đó, Chính phủ cũng tôn trọng quyền quyết định của người dân. Tuy nhiên, nếu người dân không kê bảng khai đó thì được "mặc định" là đồng ý hiến tạng và nếu chẳng may qua đời sớm, các bệnh viện có quyền lấy bộ phận cơ thể của họ để ghép cho người cần. "Đó có thể là một gợi ý hay cho chúng ta" - bà Tú Anh nói.
Về ý kiến cho rằng, người dân "ích kỷ", chỉ thích nhận, không thích cho nên không thích hiến máu, bà Tú Anh cho biết, hiện mỗi năm Việt Nam vẫn có hàng chục triệu lượt người hiến máu, do đó không thể nói rằng tất cả người Việt đều ích kỷ. "Người tốt, người tự nguyện hiến máu đang rất đông, cho dù chưa đạt được tới lượng máu cần. Do đó, để người dân tích cực hiến máu thì các cơ quan ban ngành phải tăng cường vận động, đồng thời đề ra các chính sách ưu tiên, khuyến khích người tích cực hiến máu" - bà Tú Anh nhận định.
Theo bà Tú Anh, người dân còn ngại ngần hiến máu có thể còn nhiều lý do. Có thể do họ vẫn chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc hiến máu. Cũng có thể người dân chưa tin tưởng vào việc giọt máu họ cho đi sẽ được sử dụng một cách có ý nghĩa nhất khi đâu đó. Thậm chí có người còn lo rằng nếu họ đi hiến máu và phát hiện ra các bệnh lây nhiễm (như HIV hay viêm gan B), họ sẽ không được bảo mật thông tin, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều trắc trở... "Do đó, chúng ta cần tăng cường vận động, tuyên truyền và minh bạch các thông tin để giúp củng cố niềm tin của người dân. Tôi tin người tốt muốn chia sẻ máu để cứu sống người khác còn rất nhiều" - bà Tú Anh khẳng định.
Theo Danviet
Hiến máu bắt buộc chỉ là giả định! Chia sẻ với báo chí trước thông tin Bộ Y tế đề xuất hiến máu bắt buộc mỗi năm một lần, ông Nguyễn Huy Quang khẳng định trong dự thảo Bộ Y tế chưa đề cập gì đến đề xuất công dân bắt buộc hiến máu năm 1 lần. Đây chỉ là giả định để cho thấy hiến máu tình nguyện là tối...