Bất bình vì thầy giáo trẻ treo băng rôn đề nghị bỏ tiếng Việt
Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự bất bình khi cựu giáo viên ngoại ngữ treo băng rôn gần một trường học ở TP Pleiku (tỉnh Gia Lai), đề nghị “loại bỏ tiếng Việt, thay bằng tiếng Anh”. Có ý kiến cho rằng cần kiểm tra sức khỏe ông này…
Anh Bình tại cơ quan Công an. Ảnh: Văn Ngọc/ Báo Gia Lai.
Trưa 27/5, Công an TP Pleiku phát hiện 2 tấm băng rôn khá lớn, nền đỏ treo sát nhau tại bảng quảng cáo rao vặt miễn phí gần trường THCS Phạm Hồng Thái (tổ 2, phường Hoa Lư).
Băng rôn in các dòng chữ với nội dung “Đề nghị loại bỏ Tiếng Việt, thay bằng Tiếng Anh để đất nước phát triển”.
Xác định ông Bình Bùi Quang Bình (SN 1988, trú tại phường Yên Thế, từng là giáo viên dạy tiếng Anh của một trường học ở TP Pleiku) đã treo 2 băng rôn, công an mời ông Bình đến làm việc.
Tại cơ quan chức năng, ông Bình khai thuê in 2 băng rôn nội dung trên tại 1 tiệm photocopy và dán vào bảng quảng cáo với mục đích để mọi người chú ý, quan tâm hơn tới tiếng Anh.
Video đang HOT
Thông tin về vụ việc được đăng tải đã thu hút sự quan tâm, bàn luận của cư dân mạng. Hầu hết các ý kiến bày tỏ sự bất bình, phản đối hành vi của cựu giáo viên ngoại ngữ.
“ Sao ông lại treo băng rôn bằng tiếng Việt?”, “Ngay cả trên băng rôn cũng phải sử dụng tiếng Việt để biểu đạt ý nghĩ thế mà đòi loại bỏ tiếng Việt là sao?“…, không ít người đặt câu hỏi.
“ Nước nào cũng giữ bản sắc văn hoá dân tộc, nhất là tiếng nói và chữ viết. Chắc kiến thức văn hoá của ông này hạn hẹp quá nên mới suy nghĩ và hành xử nông nổi như vậy“, cư dân mạng khác bày tỏ. “ Cũng may là ông này hết dạy rồi, chứ còn dạy mà tiêm nhiễm tư tưởng này cho con trẻ thì nguy hiểm lắm”.
Nhiều ý kiến khác cùng quan điểm: “ Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ rất quan trọng. Tiếng Anh là tiếng quốc tế rất quan trọng, phải học cả hai trước để không sai lỗi chính tả nhằm tôn trọng người khác, tôn trọng tiếng Việt mình”, “Quá bậy bạ, đất nước ta rực rỡ như ngày nay là từ Tiếng Việt cả đấy“…
Một số ý kiến cho rằng nên xem lại sức khỏe tâm thần của người treo băng rôn trên.
'Bông hồng lai' thành thạo 4 ngôn ngữ viết tiểu thuyết đầu tay kể mối tình cũ
Cô giáo mang hai dòng máu Việt -Trung ra mắt cuốn tiểu thuyết 'Lỡ hẹn Paris' kể về mối tình với bạn trai đã mất.
Tina Yuan (Nguyễn Thị Thương) là cô gái 9X mang hai dòng máu Việt - Trung. Cô gái này thành thạo 4 ngôn ngữ: Tiếng Trung, Tiếng Anh, Tiếng Việt, Tiếng Hàn được cộng đồng mạng yêu quý với những hoạt động truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ Việt.
Tốt nghiệp chuyên ngành Truyền thông Đại chúng (Mass Communication) tại Singapore và Đại học Đông Hoa Thượng Hải, Tina Yuan đã dùng những kiến thức của mình để trở thành tình nguyện viên năng nổ với các chiến dịch vì môi trường và quảng bá văn hóa Việt tại nước ngoài.
Đồng thời cô là một trong những giáo viên dạy tiếng Anh cho cộng đồng lao động Việt Nam tại Singapore giúp những người này cải thiện trình độ hòa nhập cộng đồng.
Tina Yuan (Nguyễn Thị Thương).
Bên cạnh đó, với khả năng ngoại giao cùng diện mạo xinh đẹp, Tina Yuan thường xuyên đảm nhiệm vai trò người dẫn chương trình cho hội Phật tử Việt Nam tại Singapore. Khi còn sinh sống và làm việc tại Singapore, Tina Yuan còn là cộng tác viên cho trang báo mạng Stomp.
Cô gái mang hai dòng máu Việt -Trung, sắp trở lại Việt Nam với tác phẩm văn học đầu tay mang tên "Lỡ hẹn Paris". Đây là tiểu thuyết ngôn tình của một cô gái trẻ với mối tình đã qua.
Câu chuyện xoay quanh mối tình lãng mạn của họ bắt đầu từ Việt Nam - Trung Quốc cho đến khi anh qua đời tại nước Pháp.
Tina Yuan từng là cộng tác viên cho trang báo mạng Stomp.
Cô gái này cũng thích đi du lịch, khám phá các vùng đất mới.
Tina Yuan chia sẻ: "Cuốn tiểu thuyết này, cũng thay lời của rất nhiều các bạn khi yêu. Đâu đó trong những đoạn văn chân thật từ cảm xúc bạn sẽ bắt gặp hình ảnh của mình trong đó. Tôi tin chắc hẳn nó gần như giống với nhiều cuộc tình của các bạn trẻ.
Tình yêu, giận hờn, sự tha thứ, đến một cách giản dị của hai người say nắng khi đang yêu. Nước mắt của một mối tình chớm nở chóng tàn khi người yêu không thể bên cô".
Tina Yuan đã làm sống lại hình ảnh của nhân vật trong truyện bằng những lời văn xuôi ướt át và cả những ngôn từ các cặp đôi dành cho nhau. Nó chứa đựng biết bao nhiêu là cảm xúc, nỗi niềm trong tâm trạng từng nhân vật cô kể lại.
Hạnh phúc của Tina Yuan là được trao đi những giá trị cho cộng đồng và được viết lên những cảm xúc thông qua những áng văn chương để đến gần hơn với các bạn trẻ.
Công nhân Việt đăng đàn bức xúc vì cửa hàng Nhật cấm người lao động đi vệ sinh, sự thật lại khiến ai nấy ngỡ ngàng Sau khi có những bình luận dịch bảng thông báo sang tiếng Việt thì mọi chuyện mới được sáng tỏ. Những người làm công việc lao động tay chân như nhân viên vệ sinh môi trường, xây dựng... thường sẽ không có văn phòng và phải giải quyết nhu cầu cá nhân ở nơi công cộng. Ví dụ trong quán ăn, WC công...