Bắt bệnh khi vùng kín đau ‘bất thường’
Vị trí đau ở vùng kín báo hiệu các bệnh phụ khoa khác nhau.
Đau buốt khi đi vệ sinh
Nếu bạn thấy đau buốt vùng kín khi đi tiểu tiện, rất có thể bạn đã mắc một trong số các bệnh sau: Viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo và viêm bàng quang. Biểu hiện cụ thể từng bệnh như sau:
Nếu bạn thấy đau buốt vùng kín khi đi tiểu tiện, rất có thể bạn đã mắc một trong số các bệnh phụ khoa
- Viêm đường tiết niệu: Bệnh khiến cho nữ giới thường xuyên đi tiểu hoặc muốn đi tiểu. Bên cạnh đó là cảm giác đau buốt khi đi tiểu, giữa các lần đi vệ sinh có cảm giác như có kim châm. Đôi khi bạn cũng có thể thấy đau ở bụng dưới và lưng. Viêm đường tiết niệu chủ yếu gặp ở nữ giới nhiều hơn.
- Viêm bàng quang: Tình trạng nhiễm khuẩn ở bàng quang, gây đau buốt vùng kín khi đi tiểu, đi tiểu rắt. Bệnh rất thường gặp và nguyên nhân chủ yếu do vi khuẩn. Bệnh gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Đặc biệt cần chú ý, nếu bạn bị stress, khả năng miễn dịch của cơ thể giảm thì nguy cơ mắc bệnh càng cao hơn.
- Viêm âm đạo: Bệnh nhân có biểu hiện ngứa vùng kín, khí hư ra nhiều, đôi khi có mủ và có mùi khó chịu. Việc vệ sinh ‘vùng kín’ trước và sau khi quan hệ không đúng cách để lưu lại xà phòng hay các chất rửa phụ khoa ở ‘cô bé’ cũng là một nguyên nhân gây nhiễm trùng bàng quang.
Đau ở bề mặt ngoài vùng kín
Nếu cơn đau ở bề mặt vùng kín, viêm và mụn mủ trên bề mặt ngoài của bộ phận sinh dục giống như những vết loét lạnh thì nhiều khả năng đó là do nhiễm herpes sinh dục gây ra. Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ thì cứ 6 người Mỹ lại có 1 người mắc bệnh này.
Video đang HOT
Herpes sinh dục không thể chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát
Bệnh có biểu hiện là những cơn đau thường kèm theo vết loét có thể mọc ở vùng âm đạo, bộ phận sinh dục ngoài, mông, hậu môn hoặc cổ tử cung. Nếu gặp các triệu chứng này, bạn cần đi khám phụ khoa ngay lập tức. Herpes sinh dục không thể chữa khỏi, tuy nhiên có một số loại thuốc có thể rút ngắn thời gian tái phát các thương tổn và làm cho nó ít nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ngăn chặn xảy ra. Trong số các loại thuốc này có thể tìm thấy là: Acyclovir, valacyclovir và famciclovir.
Đau ở bề mặt ngoài, vị trí tiếp giáp với quần chíp
Khi bị vùng kín bị đau xót ở vị trí này mà không có bất kỳ biểu hiện gì khác, rất có thể bạn đã mắc một trong số các vấn đề sau đây: Dùng băng vệ sinh không đúng cách, môi trường nước nhiễm bẩn, vệ sinh vùng kín không đúng cách, mặc quần quá chật hoặc sử dụng băng vệ sinh hàng ngày liên tục. Nếu bạn có một trong các vấn đề trên, hãy điều chỉnh lại để đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, không bị tổn thương vì chà xát mạnh hay dị ứng với những chất hóa học có trong băng vệ sinh.
Nếu bạn bị đau bên trong vùng kín thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men
Đau ở bên trong vùng kín
Nếu bạn bị đau bên trong vùng kín thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng nấm men, một loại bệnh nhiễm trùng khá phổ biến mà nhiều bạn gái không biết là mình đang bị. Các dấu hiệu khác của nhiễm trùng nấm men bao gồm: Ngứa âm đạo, nóng râm ran trong âm đạo, dịch âm đạo có màu trắng hoặc trắng trong, đặc quánh, nặng mùi, đau khi đi tiểu.
Nấm men gây ra nhiễm trùng nấm men được gọi là Candida albicans. Các nguyên nhân gây nhiễm trùng Candida khác nhau, và có thể bao gồm tiếp xúc trực tiếp với khu vực bị nhiễm nấm men. Candida là một phần tự nhiên của cơ thể, một phần của hệ thực vật đường ruột, có tác dụng giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nhưng nếu Candida trong cơ thể của bạn phát triển quá nhiều, nó có thể lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể và gây ra nhiễm trùng, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức âm đạo và tiết dịch âm đạo. Vì vậy, khi thấy có các triệu chứng này xuất hiện, chị em nên cảnh giác và đi khám để được điều trị sớm nhất.
Giữ vùng kín luôn khỏe mạnh là điều mà các ban nữ luôn cần phải lưu ý. Đảm bảo vùng kín luôn sạch sẽ, khô ráo, tránh dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục, khám phụ khoa định kỳ là việc mà bạn có thể tự thực hiện để bảo vệ cơ thể mình.
Theo TTVN
Dấu hiệu cho thấy vùng kín bị lão hóa
Cũng giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, vùng kín cũng bị lão hóa khi phụ nữ bước vào tuổi băm.
Cũng giống như nhiều bộ phận khác trên cơ thể, vùng kín của chị em cũng phải chịu sự lão hóa. Theo đó, khoảng từ năm 40 tuổi trở đi, vùng kín bắt đầu rơi vào thời kỳ lão hóa. Đến tuổi tứ tuần, khả năng trong trong 'chuyện ấy' và chức năng sinh dục bị suy giảm.
Do có những đặc điểm đặc biệt nên đa phần chị em không thể nhận ra quá trình lão hóa của vùng kín, chỉ khi những triệu chứng thực sự xuất hiện thì phụ nữ mới cảm nhận được sự lão hóa của bộ phận sinh dục.
Không đàn hồi
Collagen là một chất giúp cho làn da chúng ta căng bóng, láng mịn. Bước vào độ tuổi trung niên, collagen sẽ bị mất dần, da có dấu hiệu bị nhăn lại. Điều này cũng xảy ra với vùng kín theo cách tương tự, không còn nhiều estrogen để giữ cho khu vực âm đạo tươi trẻ nữa. Độ dày và khả năng đàn hồi của âm đạo bị giảm sút, xuất hiện tình trạng cứng và thô ráp.
Các bài tập sẽ không giúp đỡ được nhiều trong trường hợp này, thay vào đó, chị em có thể làm 'chuyện ấy' theo 1 mức tự cảm thấy phù hợp để duy trì phong độ. Hãy uống nhiều nước sẽ tốt hơn trong việc giữ khả năng đàn hồi vùng kín.
Collagen mất đi khiến cho vùng kín nhanh chóng bị lão hóa (Ảnh minh họa: Internet)
Tử cung và 'lối vào' nhỏ lại
Nội tiết tố estrogen giảm đáng kể khiến cho kích thước của tử cung bị thu hẹp, cửa mình của chị em cũng bị nhỏ lại. Việc đàn hồi kém, độ dày giảm, độ ẩm cũng mất đi khiến cho các bộ phận này không còn được như thời xuân xanh. Đây chính là dấu hiệu cho thấy khả năng sinh sản của phụ nữ đã thoái trào.
Theo nghiên cứu từ trường Đại học Havard, việc thu hẹp tử cung và âm đạo chỉ là việc 1 sớm 1 chiều, không có cách nào cứu vãn được. Sau khi tử cung và cửa mình nhỏ lại thì sẽ dễ xuất hiện tình trạng thô ráp hơn, thi thoảng cũng bị viêm âm đạo. Cách tốt nhất để kéo dài 'tuổi thọ' cho vùng kín là quan hệ đều đặn.
Sa tử cung
Bình thường thì tử cung nằm bên trên xương chậu và nằm ở vị trí bình thường so với âm đạo. Nhưng một khi đã mắc phải chứng sa tử cung thì bộ phận này sẽ bị tụt xuống dưới đáy của xương chậu, thậm chí tụt ra ngoài xương chậu. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sa tử cung làm cho phụ nữ tương đối khó chịu, bao gồm: Tức bụng, đi tiểu nhiều lần trong ngày, nặng bụng...sa tử cung tạo ra phần thịt thừa và lồi ở vùng kín khiến cho việc quan hệ gặp nhiều khó khăn, hứng thú trong'chuyện ấy' giảm đáng kể.
Bệnh không quá nặng, có thể dùng bài tập Kegel để khắc phục. Đối tượng phải vận dụng bài tập này ngay là những phụ nữ sau sinh, vì nguy cơ bị sa tử cung của họ cao hơn so với những phụ nữ chưa sinh. Nếu bệnh nặng hơn, các bài tập không thể khắc phục được thì các bác sĩ có thể cho một dụng cụ nâng đỡ bên trong để ổn định tử cung hoặc phẫu thuật để điều chỉnh lại. Trường hợp không thể điều chỉnh được, có thể sẽ phải cắt bỏ tử cung.
Sa tử cung khiến cho chuyện chăn gối kém hứng thú (Ảnh minh họa: Internet)
Bàng quang bị khó kiểm soát
Khi bước vào độ tuổi lão hóa, các dây chằng và cơ bắp xung quanh xương chậu không còn được bền chắc. Ở một số chị em, xuất hiện tình trạng tiểu tiện không kiểm soát. Phụ nữ có thể 'xả nước' ngoài ý muốn khi ho hoặc hắt hơi. Đối với tình trạng này, chị em có thể tìm hiểu các bài tập kegel để khắc phục hoặc tìm đến trung tâm y tế để được tư vấn các công cụ hỗ trợ.
Nhiễm trùng đường tiểu
Nguyên nhân dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu là do việc đi lại khiến vùng kín bị cọ xát hàng ngày. Nếu không giữ gìn hoặc điều trị kịp thời, bệnh sẽ có những diễn biến xấu hơn, điển hình là nhiễm trùng thận. Khi bị tình trạng như vậy, bạn nên dùng nhiều nước ép nam việt quất để phòng tránh nhiễm trùng và tạo ra những vi khuẩn có lợi.
Theo SKĐS
Tìm hiểu 4 giai đoạn của cực khoái của phụ nữ Cơn cực khoái không đơn giản chỉ là khoảnh khắc cực ngắn khi toàn cơ thể run lên bần bật trong cảm giác sung sướng đến tận cùng như nhiều người vẫn nghĩ Thực tế, cơn cực khoái của phụ nữ trải qua 4 giai đoạn. Tuy nhiên, bạn khó mà nhận ra và phân biệt sự thay đổi bên trong cơ thể...