Bắt bệnh khi ‘bỗng dưng muốn té’
Nếu hoa mắt, chóng mặt khi sử dụng một loại dược phẩm nào đó cần phải thông báo ngay cho bác sĩ, dược sĩ.
Xây xẩm, choáng váng là thuật ngữ y học mô tả 2 cảm giác khác nhau. Đó là cảm giác chóng mặt và cảm giác hoa mắt.
Lo âu cũng dễ hoa mắt
Hoa mắt là cảm giác mà người bệnh cảm thấy họ sắp té xỉu. Hoa mắt thông thường sẽ được cải thiện hoặc biến mất khi bệnh nhân được nằm nghỉ ngơi. Nếu bệnh trầm trọng hơn có thể dẫn đến bất tỉnh. Bệnh nhân đôi khi có cảm giác buồn nôn rồi sau đó là ói mửa.
Hoa mắt, đầu óc quay cuồng thường không phải do những bệnh tật nghiêm trọng mà do giảm huyết áp và lưu lượng máu tới não một cách đột ngột do thay đổi tư thế một cách đột ngột. Chẳng hạn từ tư thế ngồi, nằm chuyển sang đứng. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khác như dị ứng, cảm cúm, sau khi ói mửa, tiêu chảy, sốt, cơ thể bị mất nước, thở sâu và nhanh, căng thẳng, lo âu, sử dụng thuốc lá, rượu bia và các loại thuốc gây ảo giác…
Một nguyên nhân quan trọng gây hoa mắt nữa là mất máu. Sự mất máu nếu quan sát được sẽ giúp chúng ta can thiệp tức thời để cầm máu nhưng có những trường hợp chúng ta không thể phát hiện được. Chẳng hạn như xuất huyết đường tiêu hóa nhiều ngày mà bệnh nhân không biết. Mất máu nhiều trong kinh kỳ cũng gây hiện tượng hoa mắt.
Luyện tập dưỡng sinh giúp người cao tuổi ổn định huyết áp, rất tốt cho việc phòng ngừa chóng mặt, hoa mắt. Ảnh: Xuân Thảo
Video đang HOT
Choáng váng, xây xẩm có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nhiều nhất vẫn ở nhóm người cao tuổi. Choáng váng có thể làm bệnh nhân té ngã dẫn đến chấn thương, từ đó phát sinh thêm nhiều hậu quả khác. Nỗi lo sợ bị choáng váng, xây xẩm khiến nhiều người cao tuổi luôn tìm cách hạn chế các hoạt động thể chất và hoạt động xã hội.
Có một nguyên nhân gây hoa mắt tuy ít phổ biến nhưng vẫn xảy ra. Đó là những bệnh nhân có nhịp tim bất thường có thể dẫn tới sự bất tỉnh. Vì vậy, những trường hợp bất tỉnh không giải thích được cần phải được bác sĩ đánh giá, kiểm tra nhịp tim nhằm phát hiện những trường hợp loạn nhịp tim để điều trị.
Đang dùng dược phẩm: Không uống rượu, bia
Chóng mặt là cảm giác mà bệnh nhân cảm thấy vật thể xung quanh họ chuyển động, cảm giác như họ bị xoay vòng vòng, té ngã hoặc mất thăng bằng. Khi cơn chóng mặt nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ buồn nôn và ói mửa, gặp khó khăn khi đứng hoặc đi, có thể mất cân bằng và té ngã.
Nguyên nhân gây chóng mặt bao gồm những rối loạn của tai trong, viêm thần kinh tiền đình, chấn thương tai, chấn thương đầu, đau nửa đầu… Những nguyên nhân ít gặp hơn bao gồm những bướu nhỏ mọc phần phía sau màng nhĩ, bướu não, ung thư di căn.
Hiện cũng có rất nhiều dược phẩm có thể gây chóng mặt, hoa mắt. Sử dụng quá nhiều dược phẩm cũng có thể gây ra sự choáng váng, xây xẩm; sự tương tác giữa rượu và dược phẩm cũng gây chóng mặt, hoa mắt. Vì vậy, khi sử dụng một loại dược phẩm nào đó mà cảm thấy hoa mắt, chóng mặt thì cần phải thông báo cho bác sĩ, dược sĩ. Điều tối quan trọng là không được uống rượu, bia trong khi đang sử dụng dược phẩm.
Theo NLĐ
"Bắt mạch" và điều trị cảm giác buồn nôn cho teen
Cảm giác buồn nôn có thể ập đến với teen bất cứ lúc nào trong ngày vì đây là tình trạng phổ biến được gây ra bởi nhiều bệnh và điều kiện sức khỏe khác nhau.
Vì sao teen có cảm giác buồn nôn?
Ngoài lý do lỡ dính bầu khi XXX không áp dụng biện pháp tránh thai an toàn như nhiều teen vẫn nghĩ, cảm giác buồn nôn còn có thể xuất hiện với teen do nhiều lý do: bản thân đang bị táo bón, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm, sỏi mật, chấn thương đầu, đau nửa đầu, tác dụng phụ của một số loại thuốc, bị chóng mặt và nhiễm virus...
Bên cạnh đó, những nhân ăn quá nhanh cũng có thể gây ra đau bụng mà khiến xuất hiện cảm giác buồn nôn.
Ngoài ra, nguyên nhân phổ biến nhất của cảm giác buồn nôn là viêm dạ dày ruột, còn gọi là đường ruột. Viêm dạ dày ruột thường là do bạn bị nhiễm virus trong vòng 48 giờ.
11 biện pháp tự nhiên xóa tan cảm giác buồn nôn
1. Một sự thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp đỡ teen rất nhiều khi cảm giác buồn nôn ập đến. Khi ấy, bạn hãy nhớ đến việc măm chuối, ăn ngũ cốc nguyên hạt, súp và rau nếu có thể. Tránh cà phê và nước trái cây.
Đặc biệt, uống nhiều nước kể cả nước cất hoặc đóng chai có thể giúp đỡ khắc phục điều này.
2. Bổ sung men tiêu hóa acidophilus có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Uống 3 liều men tiêu háa chia làm 3 lần / ngày trong một tuần. Thực hiện uống theo liều lượng chỉ định trên sản phẩm.
3. Lấy 1 nắm lá húng quế khô và rót vào đó một cốc nước sôi, để chúng trong 5 phút rồi uống khi ấm cũng giúp làm giảm cảm giác buồn nôn. Được biết, trong đông y, húng quế còn được sử dụng như một liều thuốc chống co thắt để hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm buồn nôn.
4. Quế có thể giúp giảm buồn nôn và các rối loạn đường ruột khác. Vì thế, khi bị buồn nôn, bạn hãy nhấm nháp thanh quế nhỏ hoặc uống trà quế 3 lần/ngày.
5. Trà đinh hương cũng được coi là một biện pháp khắc phục cho cảm giác buồn nôn. Lấy 10 củ đinh hương và pha chúng trong nước sôi, tiếp tục ngâm trong 10 phút rùi uống.
6. Hạt thì là cũng giúp giảm nôn nao trong dạ dày từ đó giảm cảm giác buồn nôn bằng cách để một nhúm hạt thì tươi trong một túi nhỏ và pha uống hàng ngày.
7. Gừng làm giảm các triệu chứng buồn nôn nhẹ hữu hiệu. Bạn có thể uống nước gừng tươi hoặc lấy 250 mg viên nang gừng và uống 3 lần /ngày.
8. Gốc cam thảo cũng giúp giảm chứng ngứa và kích thích ở bụng. Bạn có thể cho một vài vỏ gốc cam thảo trong một cốc nước sôi và uống khi nước ấm nhé.
9. Bạc hà làm giảm buồn nôn bởi chúng trợ giúp tiêu hóa và giảm co thắt ruột do giúp thư giãn cơ bắp ở đường tiêu hóa. Uống tối đa 3 tách trà bạc hà mỗi ngày.
10. Lá và cành cây hương thảo giúp ổn định đường tiêu hóa, đặc biệt là khi buồn nôn có liên quan đến căng thẳng và lo âu.
Bạn có thể uống 1 đến 2 cốc nước cà phê lá và cành hương thảo khô 3 lần / ngày.
11. Uống vitamin B6 (pyridoxine) cũng giúp giảm buồn nôn do di chuyển. Bạn có thể uống chúng trước khi chuyển động 1 giờ nhé!
Lưu ý:
Khi bị cảm giác buồn nôn ập đến, bạn hãy thử áp dụng các chỉ dẫn được liệt kê trên đây để có thể làm giảm buồn nôn.
Tuy nhiên, nếu bạn bắt đầu bị buồn nôn hoặc cảm giác buồn nôn nặng kéo dài (hơn 3 ngày) không có lý do rõ ràng, bạn cần đến gặp bác sĩ.
VGT(Theo PLXH)
Món ăn trị đau đầu Ngoài dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp, người xưa còn dùng các món ăn để chữa bệnh đau đầu. Những món ăn này rất dễ chế biến. Đau đầu là chứng rất thường gặp. Để nấu các món ăn có tác dụng trị chứng đau đầu, chúng ta cần phân biệt ba thể sau đây: - Thể phong hàn ngoại nhập: Dấu hiệu...