Bắt bệnh cho con qua tiếng khóc cực chuẩn
Mỗi kiểu khóc của trẻ sơ sinh có nhiều ý nghĩa khác nhau. Hiểu được tiếng khóc của con, mẹ có thể yên tâm hơn trong việc chăm sóc bé.
Với những ông bố bà mẹ “mới toanh”, họ không khỏi lo lắng khi thấy con yêu khóc quấy. Tuy nhiên, đôi khi đó cũng chính là những “thông điệp” mà bé muốn gửi đến bố mẹ dù chưa thể nói ra thành lời. Tiếng khóc của trẻ sơ sinh là sự thể hiện một nhu cầu cơ bản nào đó chưa được thỏa mãn như bé đói, buồn ngủ, cần được vỗ về hay minh chứng dấu hiệu trẻ không được khỏe. Khi nghe bé khóc, mẹ đừng vội lo lắng, mà trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân để đáp ứng ngay cho trẻ.
Hãy cùng “giải mã ngôn ngữ đặc biệt” này của bé, để hiểu bé hơn và bố mẹ cũng sẽ bớt căng thẳng hơn trong quá trình chăm sóc bé
1. Tiếng khóc của bé rất to, lặp đi lặp lại, và ngày càng to hơn, thậm chí bé sẽ gào thét, gắt gỏng
Con muốn nói là:
a. Con đầy hơi
b. Con đói
c. Con buồn ngủ
d. Con muốn được bế
Câu trả lời đúng là b.
Khi đói bụng, tiếng khóc của bé thường lặp đi lặp lại và không dừng cho đến khi mẹ bắt được tín hiệu. Các mẹ nên biết rằng, vì gào khóc nhiều khi đói, bé sẽ nuốt nhiều không khí, dẫn tới bị đầy hơi và điều này càng khiến bé khó chịu rồi khóc nhiều hơn. Vì thế, ngay khi nhận ra con đói, hãy cho bé ăn, trước khi con bị kích động.
Một số dấu hiệu khác: miệng chóp chép, mút tay, dụi mặt vào ngực mẹ, há miệng, nếu mẹ để ý sẽ thấy nước miếng chảy quanh miệng bé…
2. Sau khi ăn xong, bé khóc to, dữ dội
Con đang cố gắng cho bạn biết là:
a. Con muốn ngủ khi đã ăn no
b. Con vẫn đói
c. Con cần phải được ợ hơi
d. Con muốn được thay tã mới
Câu trả lời đúng là c
Kêu ầm lên ngay khi vừa được cho ăn thường là minh chứng của việc bị đau bụng, bé sẽ khó chịu cho tới khi được ợ hơi. Những lúc bé như vậy, mẹ nên cho biện pháp giúp bé thoát khỏi cảm giác khó chịu nàu. Mẹ có thể bế bé đứng thẳng và quay mặt vào ngực mình, cằm tựa lên vai, sau đó nhẹ nhàng vuốt lưng bé. Có một số mẹ lại đặt bé lên đầu gối, một tay đỡ ngực bé và nâng cằm, tay kia vỗ lưng nhẹ. Mẹ nên nhớ lót một chiếc khăn mỏng dưới cằm con, đề phòng bé trớ ra.
Video đang HOT
Bé khóc ngay sau vừa ăn xong chứng tỏ bị đang bị đầy hơi (Ảnh minh họa)
Một số dấu hiệu khác cho thấy bé cần được ợ hơi là bé co đầu gối lên ngực. Hãy giúp con bằng cách đặt bé nằm ngửa, giữ chân con và di chuyển chân như động tác đạp xe.
3. Tiếng khóc của bé có vẻ cáu kỉnh và đan xen giữa tiếng cười và tiếng khóc, thậm chí có lúc bé gào lên
Bé muốn nói:
a. Con bắt đầu thấy đói
b. Con cần được ợ hơi
c. Con cần được thay tã mới
d. Con bị kích thích quá mức
Câu trả lời đúng là d
Bé đang nhận được quá nhiều kích thích từ các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, âm thanh ồn ào hay bé được truyền tay qua hết người này tới người khác. Bé có thể cảm thấy thích như vậy, nhưng khi nó diễn ra quá nhiều hoặc vượt quá mức chịu đựng của bé, con sẽ khó chịu. Đó là lí do tại sao đôi khi bé hòa âm giữa tiếng khóc và tiếng cười.
Một số dấu hiệu khác là: Bé quay đầu khỏi nơi có quá nhiều kích thích. Nhiều trẻ sơ sinh thích được bảo vệ bằng cách quấn chặt trong tã khi xung quanh quá ồn ào. Khi bé bị quá tải bởi âm thanh, mẹ nên bế bé đến cho yên tĩnh hơn, tránh để bé trở nên quá khích.
4. Bé khóc ê a, ngắt quãng, khóc rồi lại nín. Khi mẹ dỗ thì be sẽ nín nhưng sau đó lại khóc
Bé muốn nói gì với mẹ:
a. Con buồn ngủ
b. Con thấy buồn chán và muốn làm điều gì đó khác
c. Con bị đau bụng
d. Con gặp vấn đề về tiêu hóa
Câu trả lời đúng là a
Bố mẹ thường bỏ qua tiếng khóc buồn ngủ của con, nhất là khi nó rơi vào thời gian họ không mong đợi. Giấc ngủ của trẻ là vô cùng quan trọng, nếu để trẻ ngủ thiếu giấc sẽ ảnh hưởng sức cũng khỏe cũng như trí tuệ của trẻ sau này. Có những ngày bé lúc nào cũng buồn ngủ,nhưng cũng có lúc mẹ cố gắng dỗ mà con không chịu ngủ. Thậm chí nếu con vừa có một giấc ngủ ngắn một giờ trước, mà bé vẫn ê a khóc thì có thể là con vẫn chưa ngủ đủ và cần ngủ tiếp.
Dấu hiệu khác: Bé dụi mắt, khóc trong khi mắt nhắm và ngáp.
5. Tiếng khóc của con có vẻ lạ, khác hẳn mọi lần
Bé muốn nói với mẹ là:
a. Con mọc răng
b. Con thấy mệt
c. Con bị ốm
d. Con muốn được bế và âu yếm
Câu trả lời đúng là c
Tiếng khóc của trẻ sơ sinh bị ốm khác hẳn tiếng khóc do đói hay buồn chán. Nếu mẹ thấy tiếng khóc của con có vẻ khác lạ, hay bé không thể ngưng khóc suốt vài giờ, hãy tin cho con đi khám trước khi có điều đáng tiếc xảy ra.
Nếu nhận thấy tiếng khóc của trẻ khác lạ, mẹ nên nghĩ ngay đến việc con đang bị bệnh (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu khác là: Bé sốt, bé không muốn ăn, bé ngủ li bì hay khó ngủ, lượng nước tiểu ít hay có những hành vi khác thường ngày.
6. Mẹ đã cố gắng vận dụng tất cả mọi cách mà vẫn không thể cắt được tiếng khóc to, liên tục của con. Và điều này không xảy ra một lần. Con khóc như thế hằng ngày và kéo dài nhiều giờ
Con muốn nói với mẹ là:
a. Con mắc hội chứng Colic – khóc dạ đề
b. Con cần được chơi đùa nhiều hơn
c. Con đói
d. Con quá mệt
Câu trả lời đúng là a
Colic – Hội chứng quấy khóc kéo dài là một thuật ngữ được dùng để mô tả việc một em bé khỏe mạnh khóc quá nhiều. Nếu con bạn dưới 5 tháng tuổi và khóc nhiều hơn 3 giờ một ngày, hơn 3 ngày tronng một tuần, hơn 3 tuần trong một đợt, thì có lẽ bé bị hội chứng này. Đây không phải là một bệnh và không gây hại về sức khỏe lâu dài cho bé nhưng làm cả bé và bạn đều mệt.
Dấu hiệu khác: Ở hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh, hầu hết các bé đều khóc không lý do rõ ràng, đặc biệt là vào đầu buổi tối. Khi khóc, trẻ với hội chứng này thường quấy gắt, ôm chặt bụng, đạp chân, khóc thét lên khiến nhiều bố mẹ dễ nhầm là con bị đau bụng. Tin tốt cho mẹ là, điều này sẽ không kéo dài mãi, thường kết thúc sau khoảng 6 đến 8 tuần và giảm dần trong vòng 3-4 tháng.
Theo Khampha
6 KHÔNG khi cho trẻ dùng sữa bột
Để trẻ có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất trong sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điều này.
Bất kỳ người mẹ nào cũng mong muốn con yêu của mình nhận được những gì tinh khiết và đáng quý nhất từ sữa mẹ. Nhưng không phải mẹ nào cũng có cơ hội để trao cho con một lượng sữa tốt nhất trong 6 tháng đầu đởi. Vì một nguyên nhân nào đó, người mẹ ít sữa hoặc không có sữa, mẹ phải cho bé bổ sung các chất dinh dưỡng từ sữa công thức.
Khi cho con sử dụng sữa công thức, các mẹ thường chọn cho bé một loại sữa phù hợp với tháng tuổi của bé và có công thức gần giống với sữa mẹ nhất. Nhiều mẹ đang gặp phải vấn đề phức tạp khi lựa chọn cũng như không biết cho trẻ sử dụng một cách chính xác nhất. Để giúp bé có thể hấp thụ tốt mọi dưỡng chất của sữa bột, các mẹ cần lưu ý những điểm sau:
Không nên dùng cố định một loại sữa cho trẻ
Trong một vài trường hợp, mẹ bắt buộc phải đổi loại sữa mới cho bé. Đó là khi trẻ có những triệu chứng như tiêu chảy, nôn mửa, nổi mẩn đỏ trên người...điều đó trứng tỏ bé đang bị dị ứng với loại sữa đang dùng. Trước tình huống này, mẹ nên đổi cho con uống loại sữa khá, tuy nhiên cần nhớ phải cho con uống đúng loại sữa dành cho độ tuổi của bé. Các mẹ lưu ý mỗi cơ thể có khả năng tiêu hóa, hấp thu khác nhau, mỗi bé có khẩu vị, sự vận động, bệnh lý khác nhau. Vì vậy, sữa tốt nhất là loại sữa phù hợp với đứa con của mình nhất.
Ngoài ra, khi bé sử dụng một loại sữa trong thời gian dài mà mẹ không thấy có một chút hiệu quả nào, mẹ cũng nên tính đến chuyện đối sữa cho bé. Mẹ nên chọn cho con những hãng sữa uy tín, có chất lượng, tránh mua các loại có nhãn mác và nguồn gốc không rõ ràng. Tác động của một loại sữa với từng trẻ không phải chỉ một ngày hay hai ngày là thấy ngay. Vì vậy, sau khi đổi sữa một thời gian tối thiểu hai tuần thì mới có thể tạm đánh giá loại sữa đó có phù hợp với trẻ không.
Tuy nhiên, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên đổi thường xuyên các loại sữa. Vì cơ thể bé cần có thời gian để thích nghi với các loại sữa. Nếu mẹ đổi sữa liên tục cho con có thể sẽ làm làm ảnh hưởng vấn đề tiêu hóa hấp thu sữa và các loại thức ăn khác của trẻ.
Không nên cho trẻ dùng một lúc quá nhiều loại sữa
Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức giành cho trẻ nhỏ, tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn tích tụ hết các ưu điểm của các loại sữa với hi vọng giúp trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Trên thực tế, điều này không có lợi một chút nào, đôi khi uống đồng thời nhiều loại sữa lại khiến trẻ thừa chất hoặc vô tình bị dị ứng.
Trong một lúc, mẹ cho trẻ uống quá nhiều loại sức sẽ không tốt cho tiêu hóa của trẻ (Ảnh minh họa)
Không pha chung 2 loại sữa với nhau
Tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ rối loạn tiêu hóa. Mỗi loại sữa được sản xuất theo công thức dinh dưỡng khác nhau nên nếu pha chung có thể xảy ra sự tương tác xấu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.
Không dùng nước quá nóng hoặc quá nguội khi pha sữa cho trẻ
Khi mẹ pha sữa cho trẻ sơ sinh bằng nước vừa sôi sẽ làm nhiều chất dinh dưỡng trong sữa bị phân hủy khi gặp nhiệt độ cao, đồng thời làm sữa bị vón cục và bé bị bỏng vòm họng do uống sữa quá nóng. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên pha bằng nước quá nguội sẽ khiến sữa bị đóng váng, mất đi vị thơm ngon. Vì thế, theo các bác sĩ chuyên gia thì 40-50 độ C mới là nhiệt độ phù hợp nhất để giúp các bé vừa ngon miệng vừa có đủ chất dinh dưỡng.
Không làm hâm nóng sữa trong lò vi sóng
Những chai sữa để hâm nóng trong lò vi sóng có thể gây hại cho trẻ nhỏ. Nhiệt độ sữa cao (thường do được hâm ở nhiệt độ cao trong lò vi sóng) dễ gây bỏng miệng và họng của trẻ. Không những vậy, hơi nước tích tụ trong bình sửa có thể gây nổ do có các khí phóng xạ bên trong.
Quá trình làm nóng khiến hơi nước tích tụ bên trong bình có thể phát nổ do các khí bức xạ, làm mất đi các chất dinh dưỡng có trong sữa và sữa sẽ không còn thích hợp để uống nữa. Việc này giống như cho trẻ uống sữa giả không hề có chất dinh dưỡng gì.
Theo một số lời khuyên, nếu làm nóng sữa bằng lò vi sóng phải tháo núm bình để tránh bé bị bỏng miệng. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng với bình thủy tinh vì dễ bị vỡ. Đặt bình sữa trong lò khoảng 20 giây, sau đó thì khuấy hoặc lắc đều. Nếu chưa đủ nhiệt độ như ý muốn thì có thể thêm khoảng 10 giây thôi, không đun nóng quá lâu.
Để đảm bảo an toàn, mẹ có thể hâm nóng sữa cho con bằng cách ngâm trong nước ấm vài phút thay vì để nó trong lò vi sóng.
Không nên cho trẻ uống lại sữa thừa
Khi pha sữa cho con, mẹ nên pha đủ dùng cho bé ăn trong 1 lần chứ không nên pha nhiều mà để trữ lại trong tủ lạnh. Hiện nay, có nhiều bà mẹ tiếc của nên khi con không uống hết liền cất trữ lại cho con uống lần sau; hoặc pha sẵn cả một bình lớn để tủ lạnh, khi nào cần thì hâm nóng rồi cho con uống dần. Điều này không tốt cho trẻ.
Các mẹ nên biết sữa pha rồi để ở nhiệt độ phòng chỉ giữ được trong vòng 1 giờ, nếu để lại lưu trữ trong tủ lạnh ít nhiều cũng làm mất đi chất dinh dưỡng của sữa. Hơn nữa, khi bé đã ngậm miệng vào bình sữa, vi khuẩn từ không khí và miệng bé tiếp xúc có thể truyền vào sữa, bám trụ ở đó và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Do đó khi bé bú sữa mà còn thừa thì mẹ nên uống hộ bé cho hết và vệ sinh bình sữa chứ không nên để lại vì có thể gây nhiểm khuẩn cho bé.
Theo Khampha
Điểm danh các thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ Để đảm bảo sức khỏe cho bé yêu, mẹ nên cẩn thận khi cho bé ăn những thực phẩm này. Chế độ và thành phần dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ là một điều vô cùng quan trọng mà các mẹ cần chú tâm. Hiện nay trên thị trường có đa dạng các thực phẩm bổ và tốt cho trẻ được các mẹ...