Bắt băng nhóm giả công an, viện kiểm sát lừa đảo hơn 500 tỷ đồng
Công an tỉnh Quảng Nam cho hay, đơn vị vừa phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) triệt xóa đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có 5 người bị lừa đảo bằng hình thức gọi điện mạo danh cơ quan công an, viện kiểm sát đe dọa lấy gần 7 tỷ đồng.
Vào cuộc điều tra, Công an tỉnh Quảng Nam phối hợp Cục An ninh mạng tạm giữ 10 nghi phạm liên quan, gồm 2 người Malaysia và 8 người Việt Nam.
10 nghi phạm trong đường dây lừa đảo bị tạm giữ.
Video đang HOT
Trong số này, Long Boon Leng (29 tuổi, quốc tịch Malaysia) được xác định là chủ mưu. Từ tháng 9/2019, Leng và đồng bọn sử dụng các số điện thoại để giả lập “đường dây nóng” của Bộ Công an. Sau đó Leng phân vai cho người trong đường dây giả danh công an, kiểm sát viên gọi điện thoại cho nạn nhân, đe dọa họ “có liên quan đến các vụ án đặc biệt nghiêm trọng” như: rửa tiền, buôn ma túy…
Tang vật của vụ án.
Khi nạn nhân nhẹ dạ tin tưởng, chúng yêu cầu họ cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt tiền của bị hại bằng cách chuyển khoản. Ngoài ra, nhóm này đã nắm giữ trên 100.000 thông tin tài khoản ngân hàng cá nhân của người Việt Nam.
Cơ quan điều tra tạm giữ 57 điện thoại, 5 máy tính xách tay, 1 thiết bị Air Tel, 5 thiết bị lưu trữ, 289 sim điện thoại, 50 thẻ ATM và nhiều tài liệu liên quan, đồng thời ngăn chặn phong tỏa 55 tài khoản ngân hàng với tổng số tiền 3,7 tỷ đồng. Căn cứ số lượng thẻ ngân hàng bị thu giữ, ước tính số tiền nhóm này đã chiếm đoạt của các bị hại trên khắp cả nước hơn 500 tỷ đồng.
Vụ án đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
Theo Sơn Tùng (Infonet)
Mất tiền tỷ sau vài cuộc gọi giả danh công an, Viện KSND
Ngày 11/1, Công an TP.HCM đang điều tra điều tra làm rõ vụ lừa đảo công nghệ cao chiếm đoạt tài sản trị giá gần 1 tỷ đồng vừa xảy ra trên địa bàn. Nạn nhân là bà L.T.T (ngụ quận 10).
Bà T trình báo, ngày 2/1, bà đang ở nhà thì có một người phụ nữ gọi điện tự xưng là nhân viên bưu điện và nói bà T mở thẻ tín dụng của 1 chi nhánh ngân hàng ở Hà Nội, nợ số tiền gần 40 triệu đồng. Sau khi nghe thông tin, bà T khẳng định bản thân ở TP.HCM và không có chuyện mở thẻ tín dụng.
Người phụ nữ nói rằng có thể thông tin cá nhân của bà đã bị đánh cắp để hoạt động tội phạm. Người này chuyển máy cho một người xưng là cán bộ Công an TP.Hà Nội, giới thiệu tên Phạm Tuấn Anh, hiện là trung uý, giọng miền Bắc.
Người phụ nữ mất gần 1 tỷ đồng sau vài cuộc điện thoại của nhân viên bưu điện, trung uý công an, Viện KSND.
"Trung uý công an" nói bà T có dính líu tới đường dây ma tuý cực lớn mà công an đang triệt phá. Bà T thanh minh rằng mình không có liên quan tới các hoạt động tội phạm. Dứt lời, người này chuyển máy cho bà T nói chuyện với một người khác tên là Quách Văn Dũng, xưng là Viện phó VKSND TP.Hà Nội.
Sau một lúc nói chuyện hù doạ, người xưng là Viện phó VKSND TP.Hà Nội đọc lệnh tạm giam bà T 4 tháng và yêu cầu bà phải ra Hà Nội để thụ lý vụ án, nếu bà T không đi được, phải chuyển số tiền 100 triệu đồng để bảo lãnh, đồng thời, cung cấp cho bà T số tài khoản của người tên là Nguyễn Văn Thượng, yêu cầu chuyển tiền vào tài khoản này. Bà T không đủ tiền nên đã chuyển gần 35 triệu đồng.
Hai ngày sau, những người trên tiếp tục gọi điện hù doạ bà T rằng bà dính líu đến đường dây ma túy lớn hơn 6 tỷ đồng. Nhóm này buộc bà chuyển tiền vào tài khoản của Bùi Đình Đương để xác minh nguồn tiền. Bà T sợ hãi, đến ngân hàng chuyển vào tài khoản Đương gần 900 triệu đồng. Sau đó, bà không liên lạc được với nhóm đối tượng lừa đảo.
Công an đang lấy lời khai, điều tra làm rõ vụ việc.
Theo danviet
Giả danh Công an, Viện Kiểm sát lừa hơn 1 tỷ đồng ở Bình Dương Đối tượng giả danh cán bộ Công an, Viện Kiểm sát đề nghị nạn nhân chuyển tiền để điều tra liên quan đường dây ma túy, rửa tiền. Tuy nhiên, sau khi nạn nhân chuyển khoản xong thì chúng biến mất. Tối ngày 28/11, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Bình Dương cho biết đã tiến hành trao trả 800 triệu...