Bất an bác sĩ cấp cứu bỏ mặc người bệnh
Sự việc bệnh nhân tử vong sau gần 4 giờ vào cấp cứu tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), khiến dư luận bất an lẫn bất bình.
Bệnh nhân cấp cứu tại BV Nhân dân 115 chiều 14.7 – ẢNH: THANH TRÚC
Vào bệnh viện (BV), mọi niềm tin người bệnh đều đặt vào y bác sĩ (BS). Nhưng, nếu y BS chủ quan, chậm trễ hay “non” kinh nghiệm trong xử trí cấp cứu (CC) sẽ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
“Vào cấp cứu chờ cả tiếng…”
Trưa 15.7, bà D.N.Y (48 tuổi, ngụ Q.6, TP.HCM) rời khỏi Khoa CC BV Nhân dân 115. Bà Yến bị tai nạn giao thông, được con đưa vào BV Chấn thương chỉnh hình, do bà bị đa chấn thương nên được chuyển qua BV Nhân dân 115. Từ khoảng 6 giờ 30 đến 10 giờ 30 (tức 4 giờ nhập CC BV Nhân dân 115), bà Y. mới được bó bột chân trái bị gãy. Con bà Y. nói: “Vào CC chờ cả tiếng BS mới gọi đi chụp hình, rồi nằm chờ”. Do nóng ruột khi thấy mẹ đau nên con bà hỏi y BS và được trả lời… chờ gọi tên. Bà Y. cũng tỏ ra bức xúc khi bà đi CC mà BV không cho hưởng bảo hiểm y tế, bắt phải tự thanh toán 100%. Lý do được BV giải thích là do bà đi trái tuyến (?).
Lúc 14 giờ ngày 14.7, PV Thanh Niên đến nơi chờ tin bệnh nhân (BN) CC ở BV Chợ Rẫy. Lúc này, vợ chồng ông Tiến (49 tuổi, ngụ Hậu Giang) đang chờ tin mẹ. Ông Tiến cho biết lúc 13 giờ cùng ngày, mẹ ông mệt, đau bụng, ói nhiều nên đưa vào Khoa CC BV Chợ Rẫy. Đến 16 giờ, mẹ ông được đưa đi chụp CT Scanner, vẫn chưa rời phòng CC. Theo ông Tiến, mẹ mình đau mấy ngày nay mà chưa có viên thuốc nào trong người. Ông chỉ mong BS làm cho mau, xem tình hình mẹ mình thế nào. Ngồi kế đó là anh Bảy, ở Vĩnh Long, đang chờ mẹ là bà T.T.H (74 tuổi) bị tai biến, máu tụ trong não, đang nằm trong phòng CC. Theo anh Bảy, mẹ anh được chuyển lên đây lúc 9 giờ ngày 14.7, nhưng đến 14 giờ vẫn còn nằm truyền nước biển. BS thông báo mẹ anh phải được theo dõi 8 giờ.
Lúc 15 giờ ngày 14.7, PV Thanh Niên tiếp tục đến khu vực thân nhân chờ tin người bệnh CC ở BV Nhân dân 115. Chị H., con gái BN T.V.C (87 tuổi, ngụ Tây Ninh), cho biết cha mình vào đây CC vì sốt mệt từ lúc 12 giờ cùng ngày nhưng đến giờ BS vẫn chưa nói kết quả ra sao dù đã xét nghiệm, siêu âm… Chị ngồi ở ngoài rất nóng ruột và lo lắng cho cha. “Kinh nghiệm nuôi bệnh của tôi khi thấy người thân bất thường là la làng cho BS nghe chạy đến chứ không phải đứng đó nhìn. Khi vào BV, BS vui vẻ, an ủi thì BN mau hết bệnh. Nhưng cũng có những người nói chuyện với BN, thân nhân như “cục đá xanh chọi vào mặt”, chị H. chia sẻ.
Thân nhân bệnh nhân cấp cứu tại BV Nhân dân 115 ngày 15.7
Sao đưa BS thiếu kinh nghiệm làm ở CC? Trong các phản hồi về Báo Thanh Niênliên quan đến vụ BN tử vong sau gần 4 giờ vào CC ở BV Chợ Rẫy, nhiều ý kiến bạn đọc phê bình thái độ giao tiếp, ứng xử của y BS tại đây. Bạn đọc còn đặt vấn đề: Chợ Rẫy là BV lớn, nổi tiếng, khi người bệnh đưa vào CC thường là nặng thì đáng lẽ BS ở khoa CC phải giỏi, nhiều kinh nghiệm mới chẩn đoán bệnh được nhanh chứ? Sao lại đưa BS trẻ, thiếu kinh nghiệm làm khâu này?
Video đang HOT
Trả lời Thanh Niên về thắc mắc này, BS Phạm Thanh Việt, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp – BV Chợ Rẫy, cho biết lâu nay, mỗi ngày (24 giờ) BV này có 3 ca trực CC, mỗi ca có 10 – 11 BS. Mỗi ngày tiếp nhận từ 300 – 400 BN, chủ yếu bệnh nặng. BS làm CC tại BV này được chọn từ BS đa khoa và được đào tạo hồi sức CC từ những BS “đàn anh” tại BV. Trường hợp vừa qua (ca tử vong), BS chỉ thiếu kinh nghiệm chưa tiên lượng tốt về bệnh cụ thể chứ BS không thiếu kinh nghiệm hồi sức CC chung vì BS này đã làm 5 năm.
BS Việt cho biết BV đang sắp xếp, tái cơ cấu lại khâu CC; giảng dạy thêm về kinh nghiệm, giải quyết từng ca cụ thể cho BS trẻ. Sẽ phân loại bệnh, những ca không xử trí tại chỗ thì sẽ chuyển về các khoa lâm sàng để BN được theo dõi, xử lý kịp thời, tránh trường hợp ca nào cũng theo dõi CC…
Cũng là BV đa khoa, mỗi ngày tiếp nhận 200 ca CC, BV Nhân dân Gia Định cho biết mỗi ngày BV có 3 ca trực CC, mỗi ca có 6 BS. BS Hồ Văn Hân, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp BV, cho biết BS trực tại khoa CC là BS đa khoa, được đào tạo hồi sức CC cơ bản và nâng cao. Trong ê kíp có BS trẻ và BS có kinh nghiệm, giỏi. Những ca bệnh nặng thì BS CC phải phối hợp với các chuyên khoa sâu.
Theo BS Hân, lâu nay, người dân phản ánh CC chậm trễ đa số là do người nhà quá lo lắng, trong khi nhân viên y tế chưa thông tin, tư vấn giải thích đầy đủ cho gia đình thông hiểu nên họ nói chậm. Về chuyên môn, các BV đều có quy trình tiếp nhận và sàng lọc CC, BS nhận biết nặng, nhẹ; loại bệnh nặng, khẩn phải được giải quyết ngay. “Hiện, các khoa CC quá tải do chưa sàng lọc tốt xuất phát từ yêu cầu “đòi” CC của người dân, điều này khiến người không phải CC cũng vào CC, đây cũng là nguy cơ chậm trễ cho BN cần CC”, BS Hân giải thích.
Ở BV chuyên khoa, khâu CC thế nào?
Đại diện BV Nhi đồng 2 cho biết BS làm CC nhi thì phải có chứng chỉ hành nghề chuyên khoa nhi, được đào tạo qua hồi sức CC nhi khoa, cơ bản và nâng cao.
BS Võ Hòa Khánh, Phòng Quản lý chất lượng – BV Chấn thương chỉnh hình, cho biết BS khoa CC tại đây là BS chuyên khoa sâu về chấn thương chỉnh hình, có thể nhận bệnh và mổ. Sau khi BS khoa CC hết giờ làm việc trong ngày thì các tua trực thay phiên nhau đảm nhận.
Trong tua trực có các nhóm: nhận bệnh CC, phẫu thuật, hồi sức CC. Trong các nhóm sẽ có BS trẻ, BS có kinh nghiệm và BS chuyên khoa sâu. BS “đàn anh” sẽ hỗ trợ BS “đàn em” khi có ca bệnh nặng…
Theo BS Khánh, ở BV Chấn thương chỉnh hình, thứ tự ưu tiên CC là: BN bị sốc; BN nặng, đa thương; trẻ em dưới 6 tuổi và người già trên 60 tuổi; phụ nữ mang thai…
Cần hệ thống thông minh điều hành xe cấp cứu
Sau khi Báo Thanh Niên phản ánh tình trạng trạm CC vệ tinh từ chối đi cứu người, Sở Y tế TP.HCM ngày 15.7 đã họp giao ban công tác CC ngoại viện 31 trạm CC 115 (CC 115) và tất cả các BV trên địa bàn.
Tại cuộc giao ban, BS Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm CC 115 TP, cho biết dù đã liên tục mở rộng mạng lưới CC 115 vệ tinh, đa dạng hóa phương tiện CC nhưng hoạt động của các trạm vẫn chưa đồng đều, do các trạm báo thiếu xe, xe hư, bận CC trong BV… Ngoài ra, khả năng hỗ trợ, kết nối giữa Trung tâm CC 115 và các trạm vệ tinh chưa thật sự tốt. BS Long cho rằng, đối với CC thì chuyển biến sức khỏe bệnh nhân hằng phút hằng giờ, đặc biệt là đột quỵ, bệnh nhân cần báo động đỏ. Do vậy, để tránh các trạm nhận bệnh rồi không đi, ảnh hưởng đến thời gian CC bệnh nhân, cần có hệ thống điều hành thông minh để điều xe CC.
PGS-TS Tăng Chí Thượng, Phó giám đốc Sở Y tế TP, cho biết trong giai đoạn tiếp theo, Sở sẽ triển khai nhiều hoạt động và chuẩn bị nguồn lực để các trạm CC vệ tinh hoạt động hiệu quả hơn, như: đào tạo nâng cao năng lực CC ngoài bệnh viện cho nhân viên y tế của các trạm CC vệ tinh; xây dựng hệ thống điều hành mạng lưới CC vệ tinh, ứng dụng công nghệ “internet vạn vật” (IoT) để chủ động điều phối xe CC của các bệnh viện tham gia làm trạm cấp cứu vệ tinh; nghiên cứu, triển khai nhân rộng thêm xe CC 2 bánh.
Ngoài ra, Sở Y tế sẽ tham mưu UBND TP xem xét bổ sung xe CC đối với các bệnh viện tham gia làm trạm CC vệ tinh; kiến nghị Bộ Y tế cho phép các trường đại học mở mã ngành Paramedic (nhân viên CC) để có thêm nguồn nhân lực chuyên trách CC ngoài bệnh viện.
Ngày 15.7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu BV Chợ Rẫy chấn chỉnh hoạt động chuyên môn; khẩn trương xử lý cá nhân, tập thể sai phạm sau vụ BN tử vong sau 4 giờ nhập viện và vụ đưa nhầm BN đi khoan chân ( Thanh Niên đã thông tin). Theo Cục Quản lý khám, chữa bệnh, trong khoảng một tháng qua tại BV Chợ Rẫy đã xảy ra 2 sự cố trên nên BV cần xem xét lại quy trình, tổ chức hoạt động chuyên môn và rút kinh nghiệm, tránh bị lặp lại tương tự.
Theo Thanh niên
Đã có cách xử lý dị tật 'thạch nữ' cho chị em
Những cô gái vốn sinh ra với hình hài như người bình thường nhưng gặm nhấm bên trong nỗi đau mang tên "thạch nữ" đã tìm được hạnh phúc nhờ bàn tay tài hoa của các bác sĩ.
"Thạch nữ" là cách gọi của dân gian, dùng để chỉ người phụ nữ phát triển hình hài bình thường nhưng không có âm đạo hoặc dị tật âm đạo khiến họ không có kinh nguyệt, gặp nhiều khó khăn trong quan hệ "chăn gối". Không ít trường hợp đã dở dang hạnh phúc gia đình vì căn bệnh khó nói này.
Sắp cưới mới tá hỏa
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, nỗi đau mang tên "thạch nữ" đã không còn ám ảnh các cô gái nhờ bàn tay tài hoa của các bác sĩ. Tại BV Từ Dũ (TP.HCM), nhiều năm qua, khoa Nội soi của BV đã thực hiện phẫu thuật nội soi tạo hình ống âm đạo Davidov mang lại chức năng sinh lý cho người phụ nữ không may mắc bệnh này.
Tạo hình âm đạo được hai ngày, vết thương vẫn còn chưa lành lặn hẳn và đau âm ỉ nhưng nét mặt cô gái NTL (26 tuổi, ngụ Bến Tre) khá thoải mái. L. chia sẻ khi đến tuổi dậy thì, thấy các bạn nữ cùng lứa kể chuyện có kinh nguyệt, L. khá thắc mắc nhưng không lấy làm lo lắng vì có một người hàng xóm cũng có kinh nguyệt thất thường nhưng vẫn sinh nở được bảy người con. Công việc đồng áng đầu tắt mặt tối, mẹ L. cũng không có thời gian quan tâm con. Mãi đến khi L. có bạn trai và xác định cưới xin, hai người mới "quan hệ" thử không được mới tá hỏa. Tìm hiểu thông tin, L. đến BV Từ Dũ để mong sửa chữa lỗi của tạo hóa. May mắn cho L., bạn trai cũng thông cảm và đồng hành. Hai người đang háo hức bắt đầu cuộc sống mới khi L. phẫu thuật xong. "Em cứ nghĩ phẫu thuật cũng phức tạp lắm nhưng không ngờ các bác sĩ làm cũng nhanh và không phải can thiệp đau đớn nhiều. Em và chồng sắp cưới đã chuẩn bị tâm lý là sẽ dành dụm để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mang căn bệnh này, em không thể có con" - L. tâm sự.
Không mù mờ thông tin như L., cô gái TYH (23 tuổi, ngụ TP.HCM) đã phát hiện cơ thể mình bất thường từ năm học lớp 9 khi hay có dấu hiệu đau bụng hằng tháng. H. đã được mẹ dẫn đi gặp bác sĩ thăm khám và kết luận chứng dị tật bất sản âm đạo. Dù H. khá lo lắng nhưng chưa có động lực phẫu thuật cho đến khi tìm được một người đàn ông yêu thương, chấp nhận. H. đã mạnh dạn phẫu thuật và nở nụ cười tươi chào đón hạnh phúc riêng. "Em cũng có tìm hiểu một số chị em mắc hội chứng này và đã phẫu thuật thành công nên tự tin hơn rất nhiều" - H. chia sẻ.
H. sau ca phẫu thuật nội soi tạo ống âm đạo tại BV Từ Dũ. Ảnh: HL
Hài lòng sau phẫu thuật
BS CK2 Văn Phụng Thống, Trưởng khoa Nội soi, BV Từ Dũ, cho hay hằng năm BV Từ Dũ tiếp nhận nhiều trường hợp bị dị tật bất sản âm đạo (tức không có âm đạo, tử cung) gặp nhiều khó khăn khi quan hệ, thậm chí nhiều trường hợp mắc hội chứng này nhưng lầm tưởng có kinh trễ. Kỹ thuật phẫu thuật nội soi tạo ống âm đạo bằng phương pháp Davidov đã được thực hiện tại BV từ năm 2008 với trên 100 ca thành công. Kết quả ghi nhận bệnh nhân lập gia đình hài lòng với cuộc sống khi trở thành người vợ hoàn thiện về mặt sinh lý.
Hiện nay, có nhiều phương pháp phẫu thuật tạo ống âm đạo nhằm tạo một khoang âm đạo có kích thước phù hợp nằm giữa bàng quang và trực tràng, có thể phủ bằng nhiều vật liệu khác nhau. Hiện nay, tại BV Từ Dũ đang bước đầu thành công trong việc tạo ống âm đạo cho người bệnh qua phẫu thuật nội soi bằng phương pháp Davidov với khoang âm đạo mới được phủ cho đến mép màng trinh bằng phúc mạc chậu. Theo BS Thống, sau khi phẫu thuật bệnh nhân được theo dõi tái khám sau hai tháng, tùy theo mức độ hẹp âm đạo có thể nong tiếp, sau 6-8 tuần có thể quan hệ tình dục và đây là phương pháp nong âm đạo tự nhiên nhất. Do đó, bệnh nhân có thể thực hiện phẫu thuật này khi chuẩn bị có chồng sẽ thuận lợi hơn.
"Nội soi tạo âm đạo đem lợi ích như thời gian phẫu thuật ngắn, nằm BV ngắn, thẩm mỹ cao, không cần dụng cụ chuyên biệt, hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt trong sinh hoạt tình dục" - BS Thống cho hay.
Bổ sung thêm, ThS-BS Trần Thị Thúy Phượng, khoa Nội soi, BV Từ Dũ, cho hay dị tật bất sản âm đạo được phân thành hai nhóm gồm nhóm 1 đơn thuần là không có tử cung và âm đạo, nhóm 2 kết hợp với các dị tật bẩm sinh của các cơ quan khác.
Dị tật có tỉ lệ khoảng 1/5.000 trẻ sơ sinh nữ. Dị tật này thường không được phát hiện sớm mà chỉ được phát hiện khi có tình trạng vô kinh ở cuối bậc tiểu học (11-13 tuổi) mặc dù tính dục nữ phát triển bình thường.
Các dấu hiệu của dị tật bất sản âm đạo
Dị tật bắt đầu hình thành vào khoảng năm tuần tuổi thai khi vì một lý do nào đó ngày nay chưa được biết đến, các ống muller hình thành nên tử cung, cổ tử cung ngừng phát triển. Các cô gái vẫn phát triển với hình dáng bên ngoài là giới tính nữ, hệ thống lông, xương mu, tóc dài, núm vú, quầng vú bình thường, bộ phận sinh dục ngoài như môi lớn, môi bé bình thường nhưng không có kinh nguyệt và có thể đau bụng khi đến ngày của chu kỳ kinh nguyệt. Hội chứng cũng có thể kèm những bất thường ở các bộ phận khác của cơ thể. Thận có thể bất thường vị trí hoặc một thận có thể không phát triển. Bệnh nhân có thể bất thường về xương, đặc biệt là xương cột sống (đốt sống). Chức năng buồng trứng, nồng độ testosterone, kiểu hình nhiễm sắc thể bình thường. Siêu âm vùng chậu ghi nhận không thấy tử cung hoặc rất nhỏ.
Không đáng lo khi được phẫu thuật
Mặc dù dị tật bất sản âm đạo để lại hậu quả nặng nề về tâm sinh lý nhưng sau khi được can thiệp phẫu thuật sẽ cho phép bệnh nhân có chức năng sinh hoạt tình dục bình thường. Bệnh nhân có thể có được chức năng sinh sản nhờ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như mang thai hộ.
HOÀNG LAN
Theo PLO
Nghề y - nghề bán hàng hay dịch vụ? Hôm qua có bạn hỏi mình nghề y là nghề bán hàng hay dịch vụ? Mình rất ngạc nhiên bởi từ trước tới nay chưa bao giờ gặp những câu hỏi như thế. Câu hỏi ấy cứ làm mình suy nghĩ mãi. Là người theo nghề y gần 20 năm, mình biết nghề y hiển nhiên không phải là bán hàng. Bởi lẽ,...