Bắt 4 cựu lãnh đạo thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Bốn cựu lãnh đạo các công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam bị cáo buộc về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355, Bộ luật Hình sự.
Ngày 21-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam các bị can gồm: Từ Thành Nghĩa (56 tuổi), cựu Tổng Giám đốc Liên doanh Dầu khí Việt – Nga Vietsovpetro (VSP); Võ Quang Huy (57 tuổi), cựu Chánh Kế toán VSP; Đinh Văn Ngọc (45 tuổi), cựu Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) và Nguyễn Tuấn Hùng (47 tuổi), trưởng Ban Tài chính Tổng Công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP) về hành vi “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355, Bộ luật Hình sự.
Ông Từ Thành Nghĩa (trái) và Võ Quang Huy.
Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên.
Việc ra các quyết định khởi tố, bắt, tạm giam nằm trong diễn biến Cơ quan Cảnh sát điều tra (C46) Bộ Công an làm rõ 3 vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại PVEP, BSR, VSP thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Ông Hùng và Ngọc (từ trái qua) tại cơ quan điều tra.
Video đang HOT
Vụ án thuộc diện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Hiện nay, C46 đang tập trung lực lượng làm rõ hành vi của các bị can và mở rộng điều tra với những người liên quan, thu hồi kê biên tài sản cho Nhà nước.
Ng. Hưởng
Theo NLD
Phúc thẩm vụ ông Thăng: Tranh cãi khoản tiền "chăm sóc khách hàng"
Tại tòa phúc thẩm, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Nguyễn Xuân Sơn giữ đề nghị tòa buộc Ninh Văn Quỳnh phải chịu trách nhiệm về 180 tỷ đồng "chăm sóc khách hàng". Tuy nhiên, ông Quỳnh khai chỉ nhận 20 tỷ đồng.
Đề nghị triệu tập đại diện theo pháp luật của PVN
Phiên xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng cùng các đồng phạm sáng 21/6 tiếp tục với phần xét hỏi. Mở đầu, bà Nguyễn Thị Thủy Tiên (nguyên thư ký HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - PVN) trình HĐXX một số tài liệu liên quan đến lần góp vốn thứ ba của PVN vào Oceanbank (100 tỷ đồng).
Theo tài liệu được cung cấp, dự thảo Nghị quyết số 4266 của HĐTV PVN được tạo lập ngày 11/5/2011. Bà Thủy Tiên khẳng định, đây đúng là tài liệu bị cáo Nguyễn Xuân Thắng (nguyên thành viên HĐTV PVN) đã ký.
Nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN Nguyễn Xuân Sơn tại tòa phúc thẩm.
Trước câu hỏi của Chủ tọa phiên tòa về việc các bị cáo nguyên là thành viên HĐTV PVN đều khai không nhận được bản dự thảo này, bà Thủy Tiên không giải thích được.
Tòa tiếp tục hỏi ông Hoàng Văn Dũng (đại diện theo ủy quyền của PVN) một số vấn đề nhưng ông Dũng không trả lời được. Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Vinh Quang sau đó yêu cầu thư ký tòa triệu tập người đại diện theo pháp luật của PVN đến tòa để trả lời.
Tại các buổi làm việc trước, bị cáo Phan Đình Đức (nguyên thành viên HĐTV PVN) khẳng định ngày 17/5/2011 mới nhận được văn bản 124 và ông ký vào chỉ để khẳng định đã xem, không có ý kiến chấp thuận hay không.
"Văn bản thể hiện thời hạn cho ý kiến cuối cùng là ngày 15/5 nhưng ngày 17/5 tôi mới nhận được. Tôi khẳng định không ký vào ngày 13 và tôi có chứng cứ ngoại phạm." - ông Đức khai.
Tại phiên xử sáng 21/6, bà Hà Thanh Nga - Giám định viên Viện KHHS (Bộ Công an) - cho biết, Viện KHHS đã ra kết luận giám định khẳng định các chữ trên văn bản 124 là của Phan Đình Đức, không bị sửa chữa thêm nét nhưng không phải là số 3 và cũng không đủ căn cứ xác định là số 7 hay không.
Các luật sư đặt câu hỏi, vậy bị cáo Đức ký vào văn bản số 124 nói trên vào ngày 13 hay 17? Bà Nga đáp: "CQĐT không yêu cầu làm rõ ngày 13 hay 17 mà chỉ yêu cầu giám định số đó là 3 hay 7 hay số khác. Tôi đã có kết luận khẳng định rồi.".
Chiếm đoạt tiền "chăm sóc khách hàng"
Tòa tiếp tục xét hỏi bị cáo Ninh Văn Quỳnh - nguyên trưởng ban Tài chính kế toán và Kiểm toán PVN - về hành vi chiếm đoạt tiền "chăm sóc khách hàng". Ông Quỳnh khai đã tham gia vào lần góp vốn thứ 3 năm 2011 của PVN vào Oceanbank với số vốn góp 100 tỷ đồng để nâng vốn của PVN tại đây lên 800 tỷ đồng.
Về hành vi chiếm đoạt tài sản, tòa sơ thẩm xác định bị cáo Quỳnh đã nhận 20 tỷ đồng nhận của bị cáo Nguyễn Xuân Sơn từ nguồn "chăm sóc khách hàng" của Oceanbank. Cụ thể, khi giữ chức TGĐ Oceanbank, ông Sơn đề nghị và được Hà Văn Thắm - nguyên Chủ tịch Oceanbank giao việc chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi cho khách gửi tiền vào ngân hàng.
Bị cáo Ninh Văn Quỳnh khai, số tiền 20 tỷ nói trên trên ông nhận chủ yếu từ Nguyễn Xuân Sơn, ngoài ra có 2 lần nhận từ Nguyễn Xuân Thắng (em bị cáo Sơn), mỗi lần 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, trước tòa, Nguyễn Xuân Sơn khẳng định đã đưa cho bị cáo Quỳnh 180 tỷ đồng.
Lý giải việc phải "chăm sóc khách hàng", ông Sơn cho biết, đó là kinh phí để nâng cao quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng. Ngoài ra, do Ngân hàng Nhà nước khống chế trần lãi suất nên các ngân hàng phải "đua nhau" đi huy động tiết kiệm nên phải chi khoản tiền này.
Chủ tọa đặt câu hỏi về lời khai của ông Sơn về việc từng mua nhà cho con trai ông Quỳnh, ông Sơn đáp: "Nhà do anh Hà Văn Thắm là chủ đầu tư. Anh Thắm trừ tiền chăm sóc khách hàng của anh Quỳnh để trả cho căn nhà. Sau anh Thắm làm hợp đồng đứng tên con trai anh Quỳnh và đưa cho bị cáo.".
Ông Sơn đã rút kháng cáo trong tư cách bị cáo (sơ thẩm, ông Sơn bị tuyên 30 tháng tù về tội "Cố ý làm trái...") nhưng giữ kháng cáo về việc yêu cầu Ninh Văn Quỳnh phải chịu trách nhiệm về 180 tỷ đồng. Tại tòa, bị cáo Sơn đề nghị được lấy 20 tỷ đồng ông Quỳnh nộp cho CQĐT này để khắc phục hành vi tham ô tài sản trong vụ án xảy ra tại Oceanbank mà ông bị tuyên án tử hình.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Phúc thẩm vụ ông Thăng: Ký xác nhận khống vì cả nể? Lý giải việc ký xác nhận khống về việc các thành viên HĐQT/HĐTV Tập đoàn Dầu khí đã bàn bạc chủ trương góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương, cựu thành viên HĐQT PVN Phan Thị Hòa cho rằng vì nể nang ông Thăng nên mới ký. Phiên xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng và đồng phạm trong vụ Tập đoàn...