Bashar al-Assad, sinh viên y khoa được dọn đường thành tổng thống Syria

Theo dõi VGT trên

Từ một người học ngành y, không hề có ý định theo đuổi nghiệp chính trị, Bashar al- Assad đã được dọn đường để trở thành tổng thống Syria, tiếp nối đường lối lãnh đạo cứng rắn do người cha để lại.

Bashar al-Assad, sinh viên y khoa được dọn đường thành tổng thống Syria - Hình 1

Bashar al-Assad (phải) trở thành tổng thống Syria sau cái chết của người cha năm 2000 – Ảnh: Reuters

Tổng thống hiện nay của Syria tên đầy đủ là Bashar Hafez al-Assad sinh năm 1965, là con trai thứ của cựu tổng thống Hafez al-Assad. Ông Hafez gia tăng quyền lực từ quân đội và đảng Alawite thiểu số của ông nắm quyền điều hành Syria từ năm 1970 với một chính sách cứng rắn.

Bashar al-Assad lúc đầu không có ý định theo đuổi sự nghiệp chính trị như cha và anh trai Bassel. Ông tốt nghiệp y khoa năm 23 tuổi. Ông Assad làm việc tại khoa mắt ở bệnh viện quân sự ngoại ô Damascus rồi sau đó chuyển đến London, Anh vào năm 1992.

Tuy nhiên, sau cái chết của người anh trai vì một tai nạn giao thông năm 1994, Bashar được gọi về nước và cuộc đời ông thay đổi từ đó. Lặng lẽ và nhanh chóng, ông Hafez đưa Assad vào học viện quân sự Homs rồi sau đó đưa ông Assad vào hàng cấp tá chỉ trong 5 năm. Trong thời gian này, Assad còn là cố vấn cho cha mình, đồng thời tiếp thu những ý kiến, phàn nàn từ người dân. Ông Assad còn dẫn đầu một chiến dịch chống tham nhũng và nhờ đó mà loại được nhiều đối thủ cạnh tranh chức tổng thống.

Dọn đường để thành tổng thống

Sau khi ông Hafez qua đời hồi tháng 6.2000, quốc hội Syria đã nhanh chóng tiến hành cuộc bỏ phiếu nhằm giảm độ tuổi ứng cử tổng thống xuống còn 34-40 tuổi, hành động nhằm dọn đường cho ông Assad có thể ngồi vào ghế tổng thống. Và Bashar al-Assad nhậm chức chỉ 10 ngày sau khi cha mình qua đời với 97% người ủng hộ sau cuộc trưng cầu dân ý.

Khi vừa nhậm chức, ông Assad được xem là lãnh đạo thuộc thế hệ trẻ của các nước Ả Rập, người có thể mang lại sự thay đổi cho Syria, cho khu vực đầy rẫy những nhà độc tài lớn tuổi. Ông được giáo dục tốt, nhiều người tin rằng ông có thể thay đổi chính sách cứng rắn dưới thời cha mình để làm đất nước hiện đại hơn.

Bashar al-Assad, sinh viên y khoa được dọn đường thành tổng thống Syria - Hình 2

Từ một sinh viên ngành y không có ý định theo đuổi sự nghiệp chính trị, ông al-Assad được dọn đường để trở thành tổng thống Syria – Ảnh: AFP

Tổng thống Syria khi đó nhấn mạnh rằng dân chủ là công cụ cho một cuộc sống tốt hơn. Trong năm đầu tiên làm tổng thống, ông Assad hứa hẹn về cuộc cải cách chống nạn tham nhũng trong chính quyền, đưa Syria đến với công nghệ máy tính, internet và điện thoại di động của thế kỷ 21. (Dưới thời ông Hafez, quyền truy cập các phương tiện hiện đại như máy fax, internet đều bị cấm vì bị cho là phương tiện làm suy yếu chính phủ của ông, theo New York Times.)

Kinh tế Syria khi ấy đang trong tình trạng tồi tệ. Syria mất đi nguồn trợ cấp từ Liên Xô sau khi khối này tan rã năm 1991. Bên cạnh đó là cuộc suy thoái trầm trọng giữa những năm 1990 do nguồn thu từ dầu mỏ bị tiêu xài lãng phí vào quân đội. Tuy nhiên đến năm 2001, Syria cho thấy những dấu hiệu về xã hội hiện đại, điện thoại di động, truyền hình vệ tinh, nhà hàng và quán cà phê internet thời thượng có mặt tại nước này.

Video đang HOT

Nhưng đó chỉ là một chút ít lạc quan trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn do nhà nước kiểm soát. Những cải cách kinh tế mà ông Assad đã hứa không thấy đâu. Tình trạng thừa thãi quan chức và nạn tham nhũng khiến những lời hứa ấy càng khó thực hiện. Còn ông Assad thì dường như chẳng thể tạo ra sự thay đổi mang tính hệ thống cần thiết để đưa 17 triệu người Syria đến với thế kỷ 21.

Về đối ngoại, ông Assad gặp lại những thách thức mà người cha vấp phải: mối quan hệ biến động với Israel, can thiệp quân sự tại Lebanon, căng thẳng với Thổ Nhĩ Kỳ về quyền sử dụng nguồn nước… Hầu hết các nhà phân tích dự đoán rằng Assad sẽ lại tiếp tục chính sách đối ngoại của người cha, hỗ trợ trực tiếp cho các nhóm vũ trang như Hamas, Hezbollah mặc dù Syria vẫn chính thức phủ nhận điều này.

Sau khi bị cáo buộc có liên qua đến vụ ám sát cựu thủ tướng Lebanon, Syria buộc phải rút quân đội ra khỏi Lebanon, vốn đóng quân tại đây từ năm 1976 sau cuộc nội chiến. Cáo buộc này đã khiến người dân Lebanon nổi giận, cùng với đó là áp lực từ cộng đồng quốc tế; mối quan hệ của Syria với phương Tây và nhiều nước Ả Rập trở nên xấu đi sau sự kiện này. Người bạn còn lại của Syria trong khu vực dường như chỉ còn lại Iran.

Trong gần một thập niên, ông Assad thực hiện chính sách cứng rắn với những người bất đồng chính kiến. Lệnh cấm đi lại được mở rộng nhằm ngăn chặn những người bất đồng về nước hoặc xuất ngoại. Năm 2007, quốc hội Syria thông qua luật quy định phải đăng tải công khai tất cả những bình luận trên các diễn đàn. Năm 2008 và 2011, các trang mạng xã hội như YouTube và Facebook bị khóa. Các tổ chức nhân quyền thường nói rằng những chính trị gia chống chính quyền Bashar al-Assad thường bị tra tấn, cầm tù và giết hại.

Bashar al-Assad, sinh viên y khoa được dọn đường thành tổng thống Syria - Hình 3
Đất nước Syria đã trải qua cuộc nội chiến kéo dài dưới thời ông Assad – Ảnh: Reuters

Cuộc nội chiến toàn diện

Sau các cuộc thay đổi chế độ thành công ở Tunisia, Ai Cập và Libya, các phong trào biểu tình đòi cải cách tại Syria cũng nổi lên vào ngày 26.1.2011 và nhanh chóng lan rộng. Các cuộc biểu tình nhằm kêu gọi khôi phục nhân quyền, kết thúc tình trạng khẩn cấp được ban bố từ năm 1963. Đến tháng 5.2011, quân đội Syria đáp trả bằng các cuộc đàn áp bạo lực tại Homs và Damascus. Một tháng sau, ông Assad hứa mở cuộc đối thoại quốc gia và bầu cử quốc hội mới nhưng chẳng có gì thay đổi. Tháng 6.2011, phe nổi dậy lập Hội đồng quốc gia để đấu tranh.

Cuối năm 2011, nhiều nước kêu gọi ông Assad từ chức và Liên đoàn Ả Rập khai trừ Syria, những điều này khiến chính phủ Syria đồng ý cho phép các quan sát viên Ả Rập vào nước để theo dõi. Tháng 3.2012, Liên Hiệp Quốc vạch ra kế hoạch hòa bình do Tổng thư ký Kofi Annan khởi xướng nhưng không ngăn chặn được bạo lực.

Tháng 6.2012, Liên Hiệp Quốc tuyên bố xung đột tại Syria đã trở thành một cuộc nội chiến toàn diện. Mỗi ngày, vẫn có nhiều người thương vong. Phe nổi dậy tố chính quyền Assad giết hại dân thường trong khi chính quyền phản bác lại, cho rằng các vụ giết người bị dàn dựng hoặc có bàn tay từ bên ngoài nhúng vào.

Năm 2013, ông Assad bị phương Tây lên án mạnh mẽ với cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học với dân thường, trong đó có cả trẻ em và phụ nữ. Sự chú ý của quốc tế cũng chuyển dần từ ông Assad sang tổ chức cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) sau khi nhóm này trỗi dậy và xâm chiếm nhiều vùng tại Iraq và Syria từ giữa năm 2014.

Cho đến nay, một số nước phương Tây vẫn đang tìm ra giải pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng tại Syria cùng chế độ của ông Assad.

Bảo Vinh

Theo Thanhnien

Cuộc chiến Syria: Từ nội chiến trở thành cuộc chiến quốc tế hoá

Syria là nước đa sắc tộc, đa tôn giáo, giành độc lập từ Pháp năm 1946, nhưng từ đó phải sống trong những giai đoạn bất ổn chính trị bắt nguồn từ những xung đột lợi ích của nhiều tổ chức.

Cuộc chiến Syria: Từ nội chiến trở thành cuộc chiến quốc tế hoá - Hình 1

Cuộc nội chiến Syria bùng phát do những căng thẳng giữa phe nổi dậy và lực lượng chính phủ, dần dần trở thành cuộc chiến quốc tế hoá - Ảnh: Reuters

Ông Hafez al-Assad trở thành tổng thống Syria năm 1971 sau các cuộc đảo chính trước đó. Chính quyền của ông được cho là có chính sách độc đoán trong nước và chống phương Tây mạnh mẽ. Sau khi ông Assad qua đời năm 2000, con trai ông là đương kim Tổng thống Syria hiện nay, Bashar al-Assad tiếp nối quyền lãnh đạo đất nước.

Sau khi nhậm chức, Bashar al-Assad ra lệnh thả hàng trăm tù nhân chính trị, nhưngtự do chính trị thật sự cũng như sự vực dậy nền kinh tế do nhà nước chi phối chưa bao giờ trở thành hiện thực.

Nội chiến bùng nổ

Năm 2011-2012, những bất ổn trong khu vực, đặc biệt là phong trào Mùa xuân Ả Rập tại Tunisia, Ai Cập và Libya đã truyền cảm hứng cho các phong trào biểu tình chống chính quyền tại Syria. Người Syria bày tỏ thái độ bất mãn với tiến trình chính trị và đòi một cuộc cải cách dân chủ. Sau vụ chính quyền bắt giữ và tra tấn 15 thiếu niên vẽ tranh tường chống chính phủ, các cuộc biểu tình phát triển rầm rộ. Lực lượng an ninh chính phủ đã dùng xe tăng, pháo để chống người biểu tình, nhiều người bị bắt giữ.

Các phong trào phản kháng nhanh chóng lan rộng, các nhóm đối lập bắt đầu tổ chức các phe phái chính trị và quân sự chống chính quyền, dẫn đến việc chính phủ sử dụng sức mạnh quân sự để phản công, dân thường cũng bị ảnh hưởng. Đến năm 2012, căng thẳng giữa 2 phe leo thang thành cuộc nội chiến. Theo BBC, có đến hơn 1.000 nhóm nổi dậy chống đối chính phủ kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu.

Cuộc chiến Syria: Từ nội chiến trở thành cuộc chiến quốc tế hoá - Hình 2

Cuộc nội chiến tại Syria khó kết thúc khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad và phe nổi dậy còn đối đầu - Ảnh: Reuters

Nhiều người vẫn đang đặt câu hỏi về nguyên nhân khiến cho cuộc nội chiến xảy ra. Trong đó, một số cho là do cuộc chiến của các nhóm nổi dậy chống lại sự độc tài của chế độ Assad cầm quyền trong suốt hơn 40 năm. Một vài ý kiến khác nhìn nhận đó là cuộc chiến tranh giữa các sắc tộc người Hồi giáo, trong đó phe cầm quyền Hồi giáo dòng Shiite thân Iran xung đột với người Hồi giáo dòng Sunni trong nước cũng như tại các nước lân cận là Ả Rập Xê Út, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, theo The Economist.

Vũ khí hóa học và phản ứng của phương Tây

Tháng 8.2013, một vụ tấn công bằng vũ khí hóa học xảy ra bên ngoài thủ đô Damascus (Syria), gây làn sóng phản ứng từ nhiều nước. Những cuộc thảo luận diễn ra sau đó nhằm tìm ra giải pháp chấm dứt hành động này và đưa người chịu trách nhiệm ra ánh sáng. Đến tháng 9.2013, Liên Hiệp Quốc xác nhận vũ khí hóa học đã được sử dụng tại Syria nhưng không nêu rõ người chịu trách nhiệm. Cả chính phủ và phe nổi dậy đều đổ lỗi cho nhau.

Vấn đề trở nên căng thẳng khi Mỹ và Anh hăm he muốn can thiệp quân sự vào Syria. Nga, một đồng minh thân cận của chính quyền Assad, ngay lập tức phản đối và cho rằng Mỹ cần tính toán hậu quả nếu muốn giải quyết chuyện nội bộ của Syria.

Tổng thống Putin khi đó nói: "Tôi muốn nhấn mạnh với ông Obama, một người nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, rằng trước khi sử dụng vũ lực tại Syria, cần phải suy nghĩ kỹ về con số thương vong trong tương lai", theo ABC News.

Tuy vậy, Nga sau đó đã đề xuất việc chính phủ Syria cho phép phá hủy các nhà máy vũ khí hóa học để tránh xung đột gia tăng. Việc phá hủy được tiến hành vào cuối năm 2013, và nhóm người thực hiện dự án này sau đó được trao giải Nobel Hòa bình.

Cuộc chiến Syria: Từ nội chiến trở thành cuộc chiến quốc tế hoá - Hình 3

Người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến - Ảnh: Reuters

IS trỗi dậy và sự can thiệp của quốc tế

Đầu năm 2014, một nhóm cực đoan nổi lên tại Iraq tự xưng là tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) và nhanh chóng gây ra nhiều hành động khủng bố ghê rợn đối với những ai phản đối quan điểm cực đoan của chúng. IS nhanh chóng chiếm nhiều vùng lãnh thổ ở Iraq và tràn sang Syria. Lợi dụng tình hình bất ổn, IS tiếp tục giành quyền kiểm soát nhiều vùng rộng lớn trên khắp Syria. Cuộc chiến lúc này không còn là chuyện tay đôi giữa chính quyền Assad và phe nổi dậy nữa. Đến tháng 9.2014, Mỹ, Anh và một số nước khác thành lập liên quân thực hiện các cuộc không kích nhằm ngăn chặn và tiêu diệt IS tại Syria và Iraq.

Người dân Syria bị mắc kẹt giữa cuộc chiến tàn khốc. Họ buộc phải rời nhà tìm đến những nơi an toàn hơn. Mỗi ngày, dòng người tị nạn cứ tiếp tục kéo về các nước lân cận như Lebanon, Jordan, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ. Họ gặp nhiều nguy hiểm, thiếu thốn mọi thứ trên đường đi. Người tị nạn bất chấp tính mạng vượt biển để đến được các nước châu Âu nhằm tìm kiếm cuộc sống tốt hơn. Hơn 4 triệu người đã rời Syria kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, hầu hết là trẻ em và phụ nữ. Liên tiếp những cái chết bi thảm của người tị nạn trên biển Địa Trung Hải, mà gần đây nhất là hình ảnh thi thể bé trai 3 tuổi người Syria dạt vào bờ biển Thổ Nhĩ hôm 2.9 đã khiến cả thế giới phải bàng hoàng.

Cuộc chiến tại Syria khó có thể được giải quyết sớm khi 2 bên lực lượng chính phủ và phe nổi dậy không thể đánh bại lẫn nhau. Cả 2 phe này còn phải chống chọi với IS. Hơn nữa là sự mâu thuẫn về quan điểm của Mỹ và Nga trong việc giữ vững chế độ Assad. Mỹ thì muốn phe nổi dậy chống IS và chừng nào ông Assad còn cầm quyền thì IS còn tiếp tục lớn mạnh. Vì lý do đó, Mỹ sẽ phải tìm cách lật đổ chế độ Assad, nhưng điều này sẽ không dễ thực hiện khi mục tiêu quan trọng của Nga và cả Iran là tiếp tục ủng hộ Tổng thống Assad, theo tạp chí Newsweek.

Số người thiệt mạng vì cuộc nội chiến Syria được nhiều tổ chức ước tính. Theo Tổ chức quan sát nhân quyền Syria (SOHR), đã có hơn 330.000 người chết và khoảng 13 triệu người bị thương và rời bỏ nhà cửa từ khi nội chiến bắt đầu năm 2011. Trong khi đó, con số do Liên Hiệp Quốc ước tính là hơn 220.000 người thiệt mạng.

Bảo Vinh

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở MỹPhát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở Mỹ
22:37:45 07/01/2025
Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?
11:47:37 08/01/2025
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung QuốcNhững điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
05:11:53 08/01/2025
Những nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald TrumpNhững nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald Trump
22:48:19 08/01/2025
Hungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khóHungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khó
09:11:24 08/01/2025
Chủ tịch Hạ viện Mỹ thúc đẩy sớm hoàn tất gói ngân sách hòa giảiChủ tịch Hạ viện Mỹ thúc đẩy sớm hoàn tất gói ngân sách hòa giải
09:34:03 07/01/2025
Chính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú MuskChính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú Musk
05:39:08 08/01/2025
Mục đích của Ukraine khi thực hiện cuộc tiến công mới ở KurskMục đích của Ukraine khi thực hiện cuộc tiến công mới ở Kursk
22:51:02 08/01/2025

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Cô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xaCô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xa
20:41:37 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!
20:41:34 08/01/2025
Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55
21:25:10 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025
Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'Kinh Quốc tái xuất sau biến cố, hội ngộ dàn sao 'Vật chứng mong manh'
23:06:51 08/01/2025

Tin mới nhất

Châu Âu bày tỏ lập trường cứng rắn về vấn đề Greenland

Châu Âu bày tỏ lập trường cứng rắn về vấn đề Greenland

06:28:48 09/01/2025
Tuy nhiên, EC bày tỏ mong muốn thúc đẩy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương mạnh mẽ hơn với chính quyền mới tại Mỹ, hướng tới các mục tiêu chung và lợi ích chiến lược quan trọng.
Phần Lan: Tàu chở dầu liên quan đến vụ hỏng cáp ngầm có khiếm khuyết nghiêm trọng

Phần Lan: Tàu chở dầu liên quan đến vụ hỏng cáp ngầm có khiếm khuyết nghiêm trọng

06:03:23 09/01/2025
Cảnh sát Phần Lan đã bắt giữ tàu chở dầu Eagle S chở dầu của Nga hôm 26/12/2024 và nghi ngờ con tàu này đã làm hỏng đường dây điện Estlink 2 và 4 dây cáp viễn thông nối Phần Lan với Estonia do kéo lê mỏ neo dưới đáy biển.
Năm bước ngoặt cho cuộc xung đột Nga-Ukraine

Năm bước ngoặt cho cuộc xung đột Nga-Ukraine

06:00:44 09/01/2025
Chiến dịch ở Kursk, dù được kỳ vọng sẽ buộc Nga phân tán lực lượng khỏi miền Đông Ukraine, lại biến thành một cuộc chiến tiêu hao khác, khiến nhiều binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến hoài nghi về tính hiệu quả của chiến dịch này.
Thâm hụt thương mại Mỹ nới rộng do nhập khẩu tăng mạnh

Thâm hụt thương mại Mỹ nới rộng do nhập khẩu tăng mạnh

05:59:22 09/01/2025
Theo dữ liệu của Bộ Thương mại công bố ngày 7/1, thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ đã tăng 6,2% so với tháng trước, lên 78,2 tỷ USD. Con số này phù hợp với dự báo trung bình của các nhà kinh tế trong một cuộc khảo sát của Bloomber...
Ấn Độ cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nông sản

Ấn Độ cân nhắc dỡ bỏ lệnh cấm nông sản

05:54:04 09/01/2025
Sau khi ông Modi được bầu làm Thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ thứ ba, chính phủ của ông đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu một số loại gạo và bán ngũ cốc từ kho dự trữ nhà nước.
Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

22:52:54 08/01/2025
Mô hình Đan Mạch đã được áp dụng thành công khi nước này đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Vào tháng 7/2024, Đan Mạch đã tài trợ cho 18 khẩu pháo tự hành bánh lốp Bohdana do Ukraine sản xuất.
Ngoại trưởng Alexander Schallenberg giữ chức Thủ tướng lâm thời của Áo

Ngoại trưởng Alexander Schallenberg giữ chức Thủ tướng lâm thời của Áo

22:43:51 08/01/2025
Tháng 9/2024, đảng Tự do đã lần đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử với 29% số phiếu ủng hộ, trong khi đảng Nhân dân Áo vốn đang cầm quyền ở Áo chỉ về thứ hai với 26,27% số phiếu.
Ngoại trưởng Pháp: EU sẽ sớm dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt Syria

Ngoại trưởng Pháp: EU sẽ sớm dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt Syria

22:41:48 08/01/2025
Syria đang bị thiếu điện nghiêm trọng khi nguồn điện do nhà nước cung cấp chỉ có trong hai hay ba giờ đồng hồ mỗi ngày ở hầu hết các khu vực. Chính phủ lâm thời Syria đặt mục tiêu cung cấp điện tới 8 giờ mỗi ngày trong vòng hai tháng tớ...
Quốc hội Hàn Quốc bác bỏ dự luật điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk-yeol

Quốc hội Hàn Quốc bác bỏ dự luật điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk-yeol

22:39:12 08/01/2025
Dự luật của công tố viên đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon kêu gọi chỉ định các công tố viên đặc biệt để xem xét các cáo buộc nổi loạn liên quan đến việc ban bố lệnh thiết quân luật trước đó.
Kho dữ liệu quan trọng về tài sản và bất động sản của Nga bị tin tặc tấn công

Kho dữ liệu quan trọng về tài sản và bất động sản của Nga bị tin tặc tấn công

22:30:54 08/01/2025
Tờ Agenstvo của Nga đã kiểm tra ngẫu nhiên 15 mục trong danh sách và xác nhận rằng những cá nhân được liệt kê là có thật. Một số địa chỉ bất động sản trong đoạn dữ liệu trùng khớp với địa chỉ nơi ở của họ.
Cơ quan thực phẩm Bỉ cảnh báo nguy hại từ cảm hứng 'ăn lá cây thông Noel'

Cơ quan thực phẩm Bỉ cảnh báo nguy hại từ cảm hứng 'ăn lá cây thông Noel'

22:29:10 08/01/2025
Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội, thành phố này cho biết: "Cây thông Noel của bạn vẫn ăn được miễn là nó không phải là cây thủy tùng và cây của bạn chưa được phun thuốc chống cháy".
Thực hư trong những đề xuất đáng chú ý của ông Trump về Tây Bán cầu

Thực hư trong những đề xuất đáng chú ý của ông Trump về Tây Bán cầu

22:27:14 08/01/2025
Lịch sử cũng cho thấy Mỹ có tiền lệ về việc mua lại lãnh thổ từ Đan Mạch. Năm 1917, nước này đã mua Quần đảo Virgin với giá 25 triệu USD sau nhiều thập kỷ đàm phán.

Có thể bạn quan tâm

Cách làm thịt heo khô cực ngon và sạch, để dành nhâm nhi ngày Tết

Cách làm thịt heo khô cực ngon và sạch, để dành nhâm nhi ngày Tết

Ẩm thực

06:37:37 09/01/2025
Hãy cùng vào bếp và chuẩn bị món ngon này, để Tết thêm rộn ràng và tràn đầy yêu thương qua từng miếng thịt thơm ngon!
Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng

Màn ảnh Hàn lại có siêu phẩm lãng mạn: Dàn cast nghe tên đã muốn xem, nữ chính 43 tuổi vẫn trẻ đẹp ngỡ ngàng

Phim châu á

06:18:21 09/01/2025
Mới đây, Disney+ đã nhá hàng những hình ảnh đầu tiên trong bộ phim đình đám Tempest. Trong loạt ảnh, cặp đôi diễn viên chính Kang Dong Won và Jun Ji Hyun khoe nhan sắc ấn tượng và khí chất ngút ngàn ở tuổi 43.
Lại có thêm 1 phim cổ trang Việt cực đáng hóng: Bối cảnh ám ảnh, nữ chính lột xác quá gắt

Lại có thêm 1 phim cổ trang Việt cực đáng hóng: Bối cảnh ám ảnh, nữ chính lột xác quá gắt

Phim việt

06:16:58 09/01/2025
Phim điện ảnh Đèn Âm Hồn là bộ phim mang màu sắc tâm linh với một số yếu tố rùng rợn sẽ ra mắt vào mùng 10 Tết Nguyên đán sắp tới.
Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ

Mỹ nhân 4 năm không ai mời đóng phim vì nặng 100kg, tiếc cho nhan sắc từng được tung hô là đẹp nhất thiên hạ

Hậu trường phim

06:15:14 09/01/2025
Cô từng là bông hồng lai đẹp nổi tiếng trong giới giải trí. Nhưng vì không thể kiểm soát được cân nặng nên danh tiếng giảm sút, ít lời mời đóng phim.
Noo Phước Thịnh 'mở bát' Gala Nhạc Việt Tết bằng ca khúc 'Khổ quá thì về mẹ nuôi'

Noo Phước Thịnh 'mở bát' Gala Nhạc Việt Tết bằng ca khúc 'Khổ quá thì về mẹ nuôi'

Nhạc việt

06:12:25 09/01/2025
Khổ quá thì về mẹ nuôi - bài hát vừa ra mắt của Noo Phước Thịnh đã nhanh chóng nhận được sự yêu thích của đông đảo khán giả trẻ.
Hội bạn thân quyền lực của Angelina Jolie

Hội bạn thân quyền lực của Angelina Jolie

Sao âu mỹ

06:11:54 09/01/2025
Angelina Jolie và Salma Hayek, Kate Winslet đã có những màn tương tác vui vẻ khi gặp nhau tại lễ trao giải Quả cầu vàng 2025 ở Los Angeles (Mỹ) vào cuối tuần qua.
2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

Tv show

23:35:02 08/01/2025
NSX Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió tiết lộ kế hoạch trong năm 2025 sẽ tổ chức 2 show mới hoàn toàn.
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50

Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50

Sao việt

23:28:42 08/01/2025
MC Thanh Mai tận hưởng cuộc sống bình yên, sung túc nhờ thành công trong công việc kinh doanh. Ở tuổi 52, người đẹp vẫn giữ được nhan sắc trẻ trung, rạng rỡ khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Netizen

22:53:20 08/01/2025
Theo CNN, ngày 3/1 vừa qua, một phụ nữ 22 tuổi người Tây Ban Nha, Blanca Ojanguren Garcia, đã phải nhập viện ở đảo Yao, Thái Lan khi đang tắm cho một con voi tại Trung tâm bảo tồn voi.
Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lạ vui

22:48:46 08/01/2025
Theo Sci-News, các phần xương hóa thạch có niên đại lên tới 67 triệu tuổi của con quái vật đã được khai quật tại mỏ phốt phát Sidi Chennane ở tỉnh Khouribga của Morocco.
Italy: Phẫu thuật thành công cho bé gái sơ sinh với khối u nặng 600 gram

Italy: Phẫu thuật thành công cho bé gái sơ sinh với khối u nặng 600 gram

22:25:25 08/01/2025
Bé gái đã trải qua ca phẫu thuật đầu tiên vào tuần thứ 26 khi còn trong bụng mẹ, trong đó các bác sĩ đã sử dụng công nghệ laser để ngắt một số mạch máu nuôi dưỡng khối u.