Barcelona trả giá vì sai lầm và sự lừa dối
Việc Barcelona để mất Lionel Messi khiến nhiều người bất ngờ, nhưng là hệ quả tất yếu sau những sai lầm của chính họ trong quá khứ.
Trước đại dịch Covid-19, Barcelona trở thành CLB thể thao đầu tiên đạt doanh thu hơn 1 tỷ USD hàng năm. Hiện tại, tổng nợ của CLB là 1,4 tỷ USD, phần lớn trong số đó là khoản nợ ngắn hạn. Không còn cách nào khác, La Liga phải ngăn “ Blaugrana” (biệt danh của Barcelona) tiếp tục chi tiền khi họ không còn khả năng tạo ra lợi nhuận.
Barcelona phải đối mặt với những trở ngại trong việc trao hợp đồng mới cho Messi, cầu thủ xuất sắc của bóng đá thế giới, bất chấp việc anh đồng ý giảm nửa mức lương.
Chủ tịch Josep Maria Bartomeu mắc sai lầm lớn khi chiêu mộ Ousmane Dembele. Ảnh: Getty Images.
Rắc rối từ thượng tầng
Đại dịch Covid-19 chỉ là giọt nước làm tràn ly. Tài chính của Barcelona rơi tự do kể từ sau trận chung kết Champions League 2014/15.
Đó là lần thứ 4 trong 10 năm họ lọt vào trận đấu cuối cùng ở đấu trường danh giá nhất châu Âu. Barcelona thống trị “lục địa già” bằng thế hệ cầu thủ xuất sắc, trưởng thành từ lò đào tạo của chính mình. Nhờ thành công vang dội, họ có thể ký hợp đồng với bất kỳ cầu thủ nào.
Song, mọi chuyện bắt đầu thay đổi. Quy trình mua bán cầu thủ của Barcelona trở nên lộn xộn bất thường. Ban lãnh đạo mang về những cầu thủ mới nhưng không thông qua ý kiến của HLV trưởng. Trong mỗi cuộc tranh cử vào vị trí Chủ tịch Barcelona, các ứng cử viên luôn hứa hẹn việc chiêu mộ những ngôi sao đắt giá nếu họ được bầu. Họ phớt lờ kế hoạch chuyển nhượng của các Giám đốc Thể thao.
Người trực tiếp phê chuẩn kế hoạch chuyển nhượng tai hại của Barcelona từ năm 2014 đến năm 2020 là Josep Maria Bartomeu. Tháng 1/2014, Bartomeu trở thành Chủ tịch tạm quyền của “Blaugrana” sau khi Sandro Rosell từ chức. Đến tháng 7/2015, doanh nhân 58 tuổi này giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vị trí Chủ tịch của Barcelona.
Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu Chủ tịch Bartomeu hiểu rõ về bóng đá. Trên thực tế, ông chỉ quan tâm đến việc kiếm tiền nhờ “Blaugrana”. Giám đốc Thể thao Andoni Zubizarreta, người từng mang về Camp Nou 2 ngôi sao đắt giá Neymar và Luis Suarez, sớm bị Chủ tịch Bartomeu sa thải.
Video đang HOT
Trong 6 năm dưới thời Chủ tịch Bartomeu, Barcelona có đến 5 Giám đốc Thể thao. Sự thoái trào của Barcelona bắt đầu từ việc để mất Neymar vào tay PSG vào năm 2017. Sai lầm càng trở nên lớn hơn khi họ từ chối chiêu mộ Kylian Mbappe và đưa Ousmane Dembele về Camp Nou với giá 135 triệu euro (theo Transfermarkt ).
Neymar là đối tác ăn ý của Messi thời còn ở Barcelona. Ảnh: Getty Images.
Sai lầm sau khi để mất Neymar
Neymar đảm nhiệm vai trò chạy cánh rất hiệu quả, hiểu rất rõ Messi. Tuy nhiên, họ không ngờ rằng cầu thủ người Brazil muốn tạo nên tầm ảnh hưởng lớn như “El Pulga” ở Barcelona.
Neymar gia nhập PSG với mức phí chuyển nhượng lên tới 220 triệu euro, trở thành thương vụ đắt giá nhất trong thế giới bóng đá. Barcelona có 220 triệu euro để mua sắm nhưng họ không bao giờ tìm được người thay thế tiền đạo sinh năm 1992.
Năm 2017, Barcelona nhận được lời đề nghị chiêu mộ Kylian Mbappe. Tuy nhiên, họ từ chối thực hiện thương vụ này chỉ với một tin nhắn gửi đến người đại diện của cựu tiền đạo Monaco.
Cũng trong thời điểm ấy, họ từ chối mang về Camp Nou tiền đạo trẻ Erling Haaland. Ban lãnh đạo Barcelona cho rằng chàng trai người Na Uy không phù hợp với phong cách của đội bóng. Hiện tại Mbappe và Haaland là 2 cầu thủ trẻ tài năng nhất trong thế giới bóng đá.
Thay vào đó, Barcelona dồn sức chiêu mộ Dembele. 3 tuần sau khi Neymar chuyển sang PSG, Chủ tịch Bartomeu trực tiếp bay đến Monte Carlo để đàm phán với ban lãnh đạo Borussia Dortmund. “Blaugrana” muốn bỏ ra 80 triệu euro cho thương vụ này.
Tuy nhiên, Dortmund hiểu rõ phía đối tác rất cần Dembele và nhanh chóng đòi gấp đôi số tiền ấy. Cuối cùng, Chủ tịch Bartomeu đành chấp nhận chi tổng cộng 147 triệu euro để đưa cầu thủ người Pháp về Camp Nou.
6 tháng sau, Barcelona trả cho Liverpool 160 triệu euro để có được sự phục vụ của Philippe Coutinho. Số tiền có được từ Neymar nhanh chóng tan biến. Mọi chuyện không có gì đáng nói nếu đây là 2 thương vụ thất bại của Barcelona. Sức ép từ sự kỳ vọng khỏa lấp vị trí Neymar để lại là một trong những lý do khiến Dembele và Coutinho sa sút phong độ thảm hại.
Mùa hè năm 2019, Neymar nhắn tin cho Messi về việc anh muốn rời PSG. “El Pulga” rất mừng và ngay lập tức trả lời lại: “Chúng tôi cần cậu dể vô địch Champions League”. Ngày hôm sau, Messi đến gặp Chủ tịch Bartomeu bày tỏ ý định được thấy Neymar trở lại Camp Nou. Tiền đạo người Argentina còn dùng phương tiện truyền thông gây áp lực cho CLB.
Sau khi xem xét thật kỹ, Barcelona cho rằng Neymar khi ấy đã 27 tuổi, hay gặp chấn thương, chỉ chơi tốt khi cảm thấy vui vẻ. Họ quyết định không bỏ ra khoảng 200 triệu euro để thuyết phục ban lãnh đạo PSG nhượng lại cầu thủ người Brazil.
Chủ tịch Laporta không thể giữ Messi ở lại Camp Nou. Ảnh: Getty Images.
Messi bị lừa dối
Vào thời điểm này, ngân sách của Barcelona dần cạn kiệt. Một phần đến từ việc mua sắm quá tệ vào mỗi kỳ chuyển nhượng. Một phần khác đến từ việc Messi liên tục được tăng lương khi ký hợp đồng mới. Theo bản báo cáo dài 30 trang của tờ El Mundo , từ năm 2017 đến năm 2021, Messi mang về cho Barcelona 555 triệu euro. “El Pulga” và ban lãnh đạo Barcelona không phủ nhận điều này.
Một thành viên trong bộ sậu “Blaugrana” tiết lộ lương của tiền đạo người Argentina tăng gấp 3 lần trong giai đoạn 2014-2020. Tuy nhiên, ông cũng khẳng định Messi không phải là vấn đề với Barcelona. Rắc rối chỉ xuất hiện khi các cầu thủ khác cũng muốn được tăng lương.
Sự khánh kiệt về tài chính cùng công tác chuyển nhượng sai lầm khiến Barcelona không thể chiêu mộ những cái tên Messi mong muốn. Năm 2018, họ mang Coutinho về Camp Nou, một bản hợp đồng thất bại. Đến năm 2019, cầu thủ người Brazil được gửi đến Bayern Munich theo dạng cho mượn.
Cũng trong năm này, “Blaugrana” dành sự quan tâm, giả vờ công khai việc theo đuổi Neymar. Cuối cùng, họ nói với Messi rằng: “Xin lỗi cậu, chúng tôi thử mọi cách nhưng không thể có được cậu ấy”.
Việc Barcelona tỏ ra quan tâm đến Neymar dường như không thể đánh lừa Messi. Khi được hỏi liệu CLB có làm mọi cách để đưa cầu thủ người Brazil về Camp Nou hay không, “El Pulga” trả lời: “Tôi không biết. Có vẻ như mọi thứ không được rõ ràng”.
Chứng kiến Neymar tiếp tục ở lại PSG, Messi không thể nuốt trôi. Tiền đạo người Argentina không tha thứ cho Chủ tịch Bartomeu.
Messi luôn phủ nhận sự tồn tại của “quyền lực đen” ở Barcelona. Anh muốn ban lãnh đạo và HLV xử lý mọi công việc. Song, Messi chỉ vui khi họ mang về Camp Nou những cầu thủ mà anh cảm thấy hài lòng. Trong khi đó, phần lớn những cái tên được Barcelona chiêu mộ đều bị Messi xem như vật cản đường.
Năm 2020, “Blaugrana” bán Suarez, đối tác ăn ý nhất của Messi, cho Atletico Madrid với giá chỉ 6 triệu euro. Trước đó một năm, họ trả cho đội bóng này 120 triệu euro để chiêu mộ Antoine Griezmann, cầu thủ khi ấy đã 28 tuổi.
Cũng như Dembele hay Coutinho, Griezmann không còn là chính mình khi đến Camp Nou. Song, vấn đề tuổi tác khiến anh gặp khó khăn trong việc lấy lại phong độ. Khác với khi ở Atletico, tiền đạo người Pháp nhiều lần phải ngồi dự bị tại Barcelona.
“Mỗi năm, chúng tôi lại tệ hơn một chút”, trung vệ kỳ cựu Gerard Pique từng thừa nhận. Barcelona chi hơn 1 tỷ euro trên thị trường chuyển nhượng trong giai đoạn 2014 – 2019. Bây giờ, họ phải cay đắng nhìn Messi ra đi khi hợp đồng 5 năm được soạn sẵn. Khi mùa giải 2021/22 sắp bắt đầu, tham vọng của Barcelona đang bị đặt dấu hỏi lớn.
Braithwaite lý giải nguyên nhân Barca mua mình với giá sốc
Martin Braithwaite tuyên bố việc Barcelona chi tới 18 triệu euro (16 triệu bảng) chiêu mộ là bởi họ có niềm tin anh sẽ chơi với đẳng cấp cao hơn rất nhiều.
Cơn bão chấn thương vào tháng 2 năm 2020 đã buộc Barcelona phải xin quyền bổ sung nhân sự khẩn cấp. Khi đó, kỳ chuyển nhượng mùa đông đã đóng lại song Blaugrana vẫn được cấp phép mua thêm người trong khuôn khổ Tây Ban Nha.
Braithwaite được Barca chiêu mộ đầu năm 2020
Martin Braithwaite là phương án Barca đã thực hiện. Họ chi số tiền 18 triệu euro (16 triệu bảng) để có tuyển thủ Đan Mạch khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ. Các chuyên gia cho rằng lý do nằm ở việc Barca bị ép giá và buộc phải chi lớn để "chữa cháy" khi khủng hoảng nhân sự.
Dù vậy, Braithwaite lại nghĩ khác. Cầu thủ 29 tuổi tin rằng mình có đủ tài năng xứng đáng với mức giá trên bất chấp nghi ngờ. Braithwaite nói với CNN về vụ chuyển nhượng 1 năm trước:
"Barcelona có thể đã nhận thấy rằng tôi có khả năng chơi ở đẳng cấp cao hơn rất nhiều. Họ cũng có thể thấy cách chơi của tôi là những gì đang cần. Đó cũng là những gì những người có trách nhiệm nói với tôi, rằng tôi có tâm lý đủ để chơi ở một CLB lớn với áp lực. Giờ nhìn lại, họ đã đúng."
Braithwaite đã có 49 lần ra sân cho Barca, ghi được 8 bàn thắng. 7 trong số đó đã đến trong mùa giải này với vai trò của tuyển thủ Đan Mạch dưới thời HLV Ronald Koeman ngày một gia tăng.
Đêm qua, Barca đã đánh bại Athletic Bilbao 4-0 để vô địch cúp Nhà vua mùa 2020-21. Trận này, Braithwaite vào sân ở phút 87 thay thế Oscar Mingueza. Đây là danh hiệu đầu tiên mà cựu thành viên Leganes có được cùng Barca. Họ vẫn còn cơ hội vô địch La Liga mùa này khi kém 2 đội dẫn đầu là Atletico Madrid và Real Madrid có 2 và 1 điểm trước 8 vòng cuối.
Joan Laporta thắng cử ở Barcelona: Chặng đường chông gai Joan Laporta chính thức trở thành Chủ tịch mới của Barcelona nhiệm kì 2021 - 2026 sau khi kết quả được công bố vào ngày 8/3. Laporta từng lên tột đỉnh vinh quang cùng Barca nhờ Messi trong giai đoạn đầu làm chủ tịch. Luật sư 58 tuổi người xứ Catalan và các thành viên ban lãnh đạo mới của Blaugrana sẽ nhậm...