Barcelona đối mặt với muôn vàn khó khăn do khủng hoảng tài chính
Bên cạnh thành tích không tốt trên sân cỏ, CLB Barcelona ghi nhận khoản lỗ tới 481 triệu euro ở mùa giải trước.
Điều này phần nhiều tới từ những sai sót trong công tác quản trị với vai trò của người điều hành là cựu chủ tịch Josep Bartomeu.
Barcelona hiện đang có phong độ không ổn định trong thời gian gần đây. Không chỉ nối dài những thất bại mà ngay cả những cổ động viên trung thành nhất cũng không còn đủ kiên nhẫn với chủ sân Nou Camp.
Bên cạnh thành tích không tốt trên sân cỏ, tình hình tài chính của Barcelona cũng không mấy sáng sủa sau khi kết quả kiểm toán được công bố.
Barcelona nối dài phong độ đáng thất vọng
Theo kết quả kiểm toán được công bố, CLB Barcelona ghi nhận khoản lỗ tới 481 triệu euro ở mùa giải trước. Điều này phần nhiều tới từ những sai sót trong công tác quản trị với vai trò của người điều hành là cựu chủ tịch Josep Bartomeu.
Ban lãnh đạo cũ đã mắc sai lầm ở nhiều chính sách. Đặc biệt là những vấn đề liên quan tới chuyển nhượng và lương thưởng của các cầu thủ.
Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng là nguyên nhân chính dẫn tới mức thụt giảm về doanh thu của CLB. Khó khăn chồng chất khó khăn. Đội bóng đang phải cùng lúc giải quyết những tồn đọng trên sân cỏ cũng như lĩnh vực kinh doanh.
Hiện tại, chủ tịch Joan Laporta và các thành viên trong ban quản trị phải từng bước tháo gỡ những vướng mắc. Trong thời gian qua, CLB đã phải bán đi nhiều cầu thủ quan trọng để tạo nguồn thu. Ngoài ra, những cầu thủ trụ cột cũng phải giảm lương để chia sẻ gánh nặng với đội bóng.
Chủ tịch Joan Laporta có thể giúp Barcelona ổn định tài chính?
Video đang HOT
Trong thời gian tới, Barcelona sẽ không thể mang về sân Nou Camp những cầu thủ ngôi sao. Điều đó sẽ tạo nên những thách thức về thành tích trên sân cỏ.
HLV Ronald Koeman cũng đang đứng trước rất nhiều áp lực sau thành tích không tốt của đội bóng trong giai đoạn đầu của mùa giải.
Barcelona chia tay Messi: Tan nát đội hình, tương lai u ám
Không có thời gian để chuẩn bị cho tương lai hậu Messi, Barcelona đang đứng trước màn đêm u ám ở mùa giải 2021 - 2022.
"Tôi nói với cầu thủ rằng Messi sẽ không trở lại. Chúng ta đang đứng trước thời khắc lịch sử. Các cầu thủ Barcelona đều rất chuyên nghiệp. Họ phải thể hiện bản thân, nỗ lực tìm cách chiến thắng dù không còn Messi ở đây", Chủ tịch Joan Laporta nói trong cuộc họp báo chiều 6/8.
Lionel Messi sẽ không trở lại Camp Nou. 32 giờ sau thông báo chia tay siêu sao người Argentina, nhiều CĐV Barca vẫn chưa tin đây là sự thật.
Barca hết tiền
Ban lãnh đạo Barca có lẽ cũng không lường trước khả năng chia tay Messi. Theo chuyên gia săn tin Fabrizio Romano, Barca đã chuẩn bị clip và bức ảnh công bố hợp đồng mới với Messi.
Messi chia tay Barca.
Trước ngày mùng 5/8 định mệnh, đội bóng xứ Catalunya đã soạn sẵn bản hợp đồng 5 năm, dự định "ra mắt" Messi trong trận đấu ở Joan Gamper Cup với Juventus. Messi sẽ ký hợp đồng và yêu lại lần nữa với Barca.
Nhưng rốt cục, điều đó không xảy ra. Những "thuyết âm mưu" nói rằng Barca muốn dùng thông điệp chia tay Messi để gây áp lực lên LaLiga, hay sự im lặng bất thường của các cầu thủ Barca sau thông báo đêm 5/8 là dấu hiệu cho thấy siêu sao 34 tuổi vẫn có cơ hội ở lại. Song, mọi hy vọng nhanh chóng tan như bọt nước.
Hàng loạt thông điệp tri ân đã được cầu thủ Barca gửi tới Messi vào đêm qua. Lần đầu tiên sau 17 năm, sân Camp Nou không còn hình bóng của Messi.
Đây là viễn cảnh phải đến. Messi không phải "thánh thần" để cưỡng lại quyền lực của thời gian. Sự nghiệp của cầu thủ sinh ra tại Rosario đang dần đến hồi kết. Anh sớm muộn cũng ra đi. Barca không thể giữ Messi mãi mãi, dù "luôn muốn được tri ân anh mỗi ngày" như lời của Chủ tịch Laporta.
Chủ tịch Laporta không thể giữ Messi ở lại như đã hứa.
Tuy nhiên, Messi vẫn rời đi quá đột ngột. Barca chưa hề có sự chuẩn bị cho kịch bản mất Messi ngay trong mùa hè này. Theo Laporta, cánh cửa chuyển nhượng luôn rộng mở, nhưng đội bóng xứ Catalunya chưa hề có động thái chiêu mộ ngôi sao nào để thế chỗ Messi.
Gọng kìm "công bằng tài chính" được thiết lập ở LaLiga yêu cầu Barca phải giải phóng 100 triệu euro trong quỹ lương nếu muốn chi 25 triệu euro (tỷ lệ 4:1).
Quỹ lương CLB cũng đang lớn hơn 110% so với quy định của LaLiga. Laporta thừa nhận "con số tài chính của Barca tồi tệ hơn hình dung", đồng thời CLB không có trần lương cần thiết để cân bằng doanh thu. Barca đã ký hợp đồng với Sergio Aguero, Memphis Depay theo dạng chuyển nhượng tự do.
Ban lãnh đạo của Laporta cũng đẩy đi hàng loạt cầu thủ để giảm quỹ lương, nhưng tình hình tài chính Barca vẫn rất bi đát. Lần đầu tiên từ khi tiếp quản Barca, người đứng đầu CLB thừa nhận vấn đề "hết tiền". HLV Ronald Koeman phải hài lòng với đội ngũ hiện tại, dù các học trò của ông ở đẳng cấp thua kém rất xa so với Messi.
Dembele là bản hợp đồng tồi tệ của Barca.
Tương lai u ám
Khi Neymar chồng lên bàn đàm phán 222 triệu euro để mua lại hợp đồng và chuyển tới Paris Saint-Germain theo dạng chuyển nhượng tự do, Barca không quá bi quan. Lãnh đạo CLB, dẫn đầu bởi Chủ tịch Josep Bartomeu khi ấy, tự tin có thể tái đầu tư con số trên vào những cầu thủ tài năng không kém Neymar.
Không Messi, Barca chẳng khác gì trẻ mồ côi. Cậu ấy là cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử Barca. Messi đi nơi khác, điều đó sẽ là biểu tượng cho sự sụp đổ của Barca.
Angel Bacca, cựu trợ lý HLV Barca.
Barca chi 147 triệu euro mang về Ousmane Dembele, thêm 160 triệu euro nữa cho Philippe Coutinho. Cả hai có mục tiêu duy nhất: hợp với Messi và Luis Suarez tạo thành bộ ba tấn công mới. Nhưng sau cùng, Dembele bị chấn thương hành hạ, bị chỉ trích vì lối sống buông thả, thiếu chuyên nghiệp, còn Coutinho không cạnh tranh nổi và phải ra đi.
Barca tiếp tục mang về Antoine Griezmann nhằm thay thế Suarez - cầu thủ sang Atletico Madrid với giá 6 triệu euro. Dù vậy, Griezmann chỉ le lói trong vài khoảnh khắc. Anh không thay thế được bất kỳ ai, dù là Suarez hay Neymar. Griezmann còn bị đả kích vì không chịu giảm lương, gián tiếp dẫn đến cuộc chia tay Messi của Barca.
10 năm qua, thế hệ vàng từng hai lần vô địch Champions League của Barca rơi rụng dần, nhưng báo động hơn cả, đội bóng xứ Catalunya chưa bao giờ tìm được gương mặt thay thế xứng đáng. Barca mua Jeremy Mathieu, Samuel Umtiti, rồi Clement Lenglet để lấp dần khoảng trống huyền thoại Carles Puyol để lại, song tất cả đều thất bại thảm hại.
Barca mang về Ivan Rakitic với mong muốn dần thay thế Andres Iniesta, nhưng Rakitic không làm được điều đó. Barca chiêu mộ Martin Braithwaite để lãnh nhiệm vụ ghi bàn thay Suarez, kết quả thì ai cũng biết. Barca yếu đi sau mỗi mùa chuyển nhượng, bởi những gương mặt được mang về chỉ là bóng mờ so với những ngôi sao đã ra đi.
Griezmann không thể hiện được nhiều.
Theo thống kê của Financial Times, Barca chi 1 tỷ euro trong giai đoạn 2014-2020, hầu hết là những thương vụ hoang phí và kém hiệu quả. Đội hình Barca tan nát bởi khả năng quản trị và tầm nhìn yếu kém của Josep Bartomeu. Chỉ có tài năng của Messi mới gánh vác được Barca ở giai đoạn này. Không còn số 10, ai sẽ cứu Barca?
Đội bóng của HLV Koeman phải trông cậy vào nguồn lực hiện tại để lấp chỗ trống của Messi, nhưng các học trò của ông hoặc không đủ trình độ (Griezmann, Coutinho, Dembele), hoặc quá trẻ, cần thời gian tích lũy (Pedri).
6 năm sau ngày chia tay Neymar, Barca chưa thể gượng dậy. Con số sau cuộc chia tay Messi là bao nhiêu, chưa CĐV Barca nào dám hình dung.
Lịch sử Barca đã hào hùng từ trước khi Messi đến, song ngày ra đi, siêu sao người Argentina có thể để lại một dấu mốc buồn, đánh dấu sự suy tàn của một đế chế từng làm rung chuyển bóng đá thế giới.
HLV Koeman chấp nhận bị Barcelona sa thải Ronaldo Koeman thừa nhận ông có thể bị sa thải khỏi vị trí HLV của Barcelona trong một cuộc phỏng vấn thẳng thắn sau trận thua tan nát 0-0 trước đối thủ kèo dưới Benfica. Khi được hỏi liệu ông có cảm thấy mình đang được ủng hộ ở Barcelona nữa hay không, Koeman nói: "Tôi cảm thấy các cầu thủ đang ở...