Barca khủng hoảng tài chính, Messi chưa chắc đá LaLiga 2021/2022
Barca có nguy cơ không thể ký hợp đồng với Messi do quỹ lương của CLB đã vượt mức cho phép của ban tổ chức LaLiga.
Trưa 14/7, Barcelona đạt thỏa thuận ký hợp đồng với Lionel Messi kèm hai điều khoản chủ chốt. Thứ nhất, Messi ở lại sân Camp Nou thêm 5 năm, thay vì 2 năm như thỏa thuận được báo chí đồn thổi ban đầu. Thứ hai, Messi chấp nhận giảm 50% lương để giảm gánh nặng tài chính cho Barca.
Theo con số hợp đồng bị rò rỉ và đăng tải trên nhật báo El Mundo, Barca phải trả 555 triệu euro cho hợp đồng của Messi, một phần ba trong số đó là chi phí trung thành nếu siêu sao người Argentina thực hiện trọn vẹn hợp đồng. Messi giảm lương, bộ sậu của Chủ tịch Joan Laporta bớt nỗi lo phình quỹ lương vượt mức trần của LaLiga.
Tuy nhiên, cắt giảm lương của Messi chỉ là điều kiện cần với tình hình tài chính bi đát của Barca hiện nay.
Messi vẫn chưa đặt bút ký hợp đồng mới với Barca.
Nỗi lo của Barca
Dưới thời Chủ tịch Josep Bartomeu, Barca chìm trong nợ nần. Báo cáo tháng 1/2021 cho biết đội bóng xứ Catalunya nợ 1,3 tỷ euro, trong đó 730 triệu euro là nợ ngắn hạn, cộng với 129 triệu euro tiền nợ từ các thương vụ chuyển nhượng. Mùa giải 2019/2020, Barca nợ 671 triệu euro – nhiều nhất LaLiga.
Barca cũng lỗ 105 triệu euro trong năm 2020 do kinh doanh bết bát bởi ảnh hưởng của dịch COVID-19, dẫn đến mất khả năng thanh toán với một số khoản vay.
Theo Daily Mail , Barca phải tiết kiệm khoảng 200 triệu euro ở mùa hè này, nếu không muốn chịu các ràng buộc về mặt nhân sự. Chỉ khi ban tổ chức LaLiga hài lòng với báo cáo tài chính, các CLB mới có thể đăng ký cầu thủ mới. Ngược lại, đội bóng có tình hình tài chính thiếu khả quan không được đăng ký tân binh cho mùa giải 2020/2021.
Cựu Chủ tịch Bartomeu để lại khoản nợ lớn cho Barca.
Messi hết hạn hợp đồng với Barca từ ngày 1/7/2021. Trên lý thuyết, anh đang là cầu thủ tự do và sẽ thuộc diện tân binh nếu ký hợp đồng với Barca. Do đó, ràng buộc từ LaLiga có thể ngăn Barca “chiêu mộ” Messi cho mùa giải mới.
Một trong những yếu tố giúp Barca cân bằng tài chính là đàm phán để giảm quỹ lương cầu thủ. Quỹ lương của Barca ở mùa giải 2020/2021 là 380,98 triệu euro sau thuế (chỉ đứng sau Real Madrid).
Messi đã giảm 50% lương, nhưng đây mới là điều kiện cần. Những công thần khác ở sân Camp Nou như Sergio Busquets, Jordi Alba và Gerard Pique cũng phải giảm nửa lương. Theo Diario Sport , việc giảm lương của thủ lĩnh CLB như Messi được kỳ vọng thúc đẩy đồng đội làm điều tương tự.
Barca chạy đua với thời gian
Trong trường hợp Barca không thể thắt chặt quỹ lương, đội bóng của Chủ tịch Joan Laporta không thể đăng ký các cầu thủ mới. Ngoài Messi, Barca còn Sergio Aguero, Emerson, Eric Garcia và Memphis Depay trong danh sách chờ.
Aguero sang Barca theo diện chuyển nhượng tự do.
Theo Daily Mail , Barca sẽ dùng thủ thuật tài chính để tránh khỏi bi kịch, nhưng giải pháp trước mắt chỉ mang ý nghĩa tình thế nếu không đảm bảo mức thu nhập công bằng với đóng góp và cống hiến của các cầu thủ.
Ngoài việc đàm phán giảm lương trụ cột, Barca phải bán gấp những cầu thủ có mức đãi ngộ cao để cắt giảm quỹ lương.
Ở sân Camp Nou, Antoine Griezmann là cái tên đình đám nhất bị rao bán. Cầu thủ người Pháp nhận 20 triệu euro/năm sau thuế, và Barca đang muốn đưa anh vào bản hợp đồng trao đổi với Saul Niguez của Atletico Madrid – cầu thủ dự kiến chỉ nhận lương bằng một nửa Griezmann.
Tương tự, Samuel Umtiti đang chờ ngày rời Camp Nou. Sergi Roberto cũng không còn ở trong vùng an toàn. Barca muốn đẩy đi các cầu thủ không còn hữu dụng, hoặc được đá chính nhưng nhận lương quá cao.
Barca muốn bán Griezmann để giảm quỹ lương.
Tại LaLiga, các CLB có thể sử dụng 25% lợi nhuận từ chuyển nhượng trang trải các chi phí mới, nhưng 75% còn lại phải được sử dụng để trả nợ. LaLiga thông qua điều lệ này để đảm bảo rằng thị trường chuyển nhượng vẫn hoạt động lành mạnh trong bối cảnh dịch bệnh.
Dù vậy, Barca khó thay đổi chính sách bán nhiều ngôi sao song song đàm phán giảm lương cầu thủ để giữ tài chính ở mức cân bằng, qua đó có tiền trả lương cho Messi.
Chủ tịch Laporta đã nỗ lực thuyết phục Messi ở lại sân Camp Nou, nhưng nhiệm vụ “dọn dẹp” không gian tài chính lành mạnh để đáp ứng cho siêu sao người Argentina những điều kiện tốt nhất dường như còn khó khăn hơn thế.
"Bartogate": Một thất bại đau đớn của Barca
Barcelona đã chơi một trận đấu không có hồi kết, không có hiệp phụ, không có loạt sút luân lưu và không có khả năng để lật ngược được thế cờ, một trận đấu được bắt đầu từ tòa án, đã khiến họ nhận thất bại nghiêm trọng nhất về mặt hình ảnh.
Trận đấu đấy được mở rộng ra ngoài Camp Nou, tới sở cảnh sát Mossos, tới những phiên tòa, trong một sân đấu đóng kín cửa cùng với những khoản nợ ngập đầu và các cổ động viên phải đau đớn nhìn những giá trị của đội bóng bị hủy hoại bởi tham nhũng, sự độc đoán, dối trá và suy đồi về đạo đức, điều đã xảy ra trong nhiều năm khi bóng đá thoát khỏi sự kiểm soát của câu lạc bộ, và hơn thế nữa, khi sự dối trá lớn hơn những giá trị của Barca, sự sụp đổ đó là tất yếu.
Bartogate
"Barcelona phải là những người thúc đẩy tri thức", Josep Bartomeu, người vừa bị cảnh sát bắt giữ cùng các cộng sự cũ đã nói trong một hội thảo được tổ chức tại Đại học Harvard danh tiếng. Ông nói với giọng hào hứng cùng một kế hoạch để đưa đội bóng xứ Catalunya tiến vào thung lũng Silicon.
Đó là vào năm 2018, khi mầm mống của cuộc khủng hoảng đen tối nhất trong lịch sử Barca bắt đầu xuất hiện và 3 năm sau, người khởi xướng thúc đẩy tri thức đấy bị giam giữ, sau tất cả những trò hèn hạ, mưu mô, đầu độc bầu không khí trong lành ở Camp Nou, một cái kết xứng đáng với Bartomeu, nhưng là cực kì độc hại với Barcelona.
Trong vòng 20 năm, 3 chủ tịch của đội bóng giàu bản sắc và ngạo nghễ bậc nhất xứ đấu bò phải vào tù, và nhiều lần khác, dính vào những vụ kiện, những cuộc công kích nội bộ, và bất minh về tiền bạc. Nhưng Bartomeu là kẻ phản bội tồi tệ nhất của CLB này, một người sẵn sàng chà đạp lên mọi nguyên tắc đạo đức, giá trị câu lạc bộ, sẵn sàng bán rẻ tất cả, từ cộng sự, tới các cầu thủ để bảo vệ bản thân.
Barcelona đã không còn là một CLB như tuyên ngôn của nó dưới thời Bartomeu, người thích sự độc đoán, chuyên quyền, và không thể phân biệt được những quyết định nào là nghiêm trọng, quyết định nào sẽ khiến Barca tầm thường và quyết định nào là đúng đắn.
Josep Bartomeu là người đã đẩy Barcelona vào một cuộc khủng hoảng nặng nề về thành tích, tên tuổi và uy tín
Nhưng nó là sự nối dài từ những vụ kiện kinh khủng của Sandro Rosell, vị chủ tịch thứ 39, người thứ hai dính vào vòng lao lý, nhắm vào người tiền nhiệm Joan Laporta, đưa nhau ra tòa dường như đã trở thành bản tính của các vị chủ tịch của câu lạc bộ thời gian gần đây, khiến cho các vụ kiện cáo kéo dài bất tận, bản thân Rosell sau đó cũng chỉ mới được phóng thích khỏi nhà tù vì liên quan đến vụ chuyển nhượng Neymar.
Cho đến thời điểm này, sau khi sử dụng quyền im lặng (hoặc không khai báo), Bartomeu đã được trả tự do, trước đó, Osca Grau và Gomez Ponti đã được cảnh sát xứ Catalunya thả sau khi cũng sử dụng quyền này. Như vậy là cho đến lúc này, giả định vô tội đang chiếm ưu thế và đứng về phía Bartomeu, nhưng vẫn cần phải chờ các thủ tục tố tụng tiếp theo để giải quyết triệt để những mờ ám và bất minh của vụ Barcagate, thậm chí đã được thừa nhận là vụ bê bối Bartogate.
Bartomeu cảm thấy mình không đáng bị trừng phạt bởi bất cứ điều gì, dù đã trả đến hàng triệu euro cho I3 Ventures để bôi nhọ hình ảnh của Messi, Pique, Pep Guardiola, Laporta và Real Madrid, đã không có lòng tự trọng khi đẩy hết lỗi lầm cho các cộng sự, buộc họ ra đi và biến Messi thành nguồn gốc của mọi vấn đề của câu lạc bộ, từ tài chính, thể thao, cho tới niềm tin giữa các cá nhân.
Vị cựu chủ tịch được gọi với cái tên Nobita đã tạo ra sự chia rẽ khủng khiếp trong phòng thay đồ, trong ban lãnh đạo, khiến tất cả phải hoài nghi lẫn nhau cố gắng trốn khỏi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm nhưng không thành và giờ đây lại tiếp tục thoái thác trách nhiệm trước công lý.
Gánh nặng của người kế nhiệm
Chương đen tối này cần phải được sang trang, và từ đây cho tới ngày quyết định 7/3, ngày chọn ra vị chủ tịch thứ 41 trong số Laporta, Font và Freixa, những người sẽ phải gánh vác một trách nhiệm nặng nề khi phải "thừa kế" khoản nợ 1 tỉ euro, những cầu thủ với mức lương cao ngất ngưởng, những vấn đề về thể thao, về việc không giành được danh hiệu Champions League kể từ năm 2015, tái thiết sân Camp Nou, và trên hết là sự cấp bách để khôi phục những tổn hại danh dự do việc bắt giữ một cựu chủ tịch, một câu chuyện đã đi khắp thế giới cùng với sự vĩ đại của Barca.
Điều đáng nói là những người điều hành tạm thời, đứng đầu là Carles Tusquets, một lần nữa lại cho thấy ông ta bảo vệ người quản lý cũ thế nào, khi nghi ngờ thời điểm xảy ra vụ khám xét và bắt giữ các quan chức câu lạc bộ, nó đến khi cuộc bầu cử chủ tịch đang nóng lên, và ông này cũng đặt cược vào sự vô tội của Bartomeu, mà không cố gắng thừa nhận rằng, cơn ác mộng này xuất phát là sự quản lý yếu kém của vị cựu chủ tịch, người mà cách quản lý cùng những liều thuốc độc của sự dối trá đã khiến Barcelona bị chệch hướng, bị đánh bại trên sân cỏ, câu lạc bộ phải chịu sự nhạo báng của công chúng và thể chế bị vấy bẩn bởi các vụ bắt giữ do Mossos thực hiện.
Barca cần một vị chủ tịch mới, người phục vụ nó chứ không phải sử dụng nó cho mục đích cá nhân, đội bóng này cần một sự tái sinh sâu sắc, một thay đổi căn bản, sau khi đã lên đến đỉnh điểm của một quá trình suy thoái thể chế đã mục ruỗng từ nhiều năm, và kết thúc giai đoạn điều tra đáng sợ đã làm vấy bẩn huy hiệu của câu lạc bộ.
Cuộc bầu cử là cơ hội duy nhất cho sự trong sạch và minh bạch đó, với một chủ tịch có thể giải quyết được cả ba cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về thể chế, thể thao và kinh tế. Laporta, Font và Freixa vẫn còn bốn ngày ở phía trước, với hai cuộc tranh luận, để chứng tỏ rằng họ có khả năng thực hiện nhiệm vụ to lớn này. Để chứng tỏ rằng họ sẵn sàng dẫn dắt sự chuyển đổi sâu sắc mà Barca cần. Người thuyết phục được các cử tri rằng anh ta là người chuẩn bị tốt nhất để đối mặt với cuộc cách mạng hứa hẹn nhiều thắng lợi. Barcelona đã phải trải qua giai đoạn dài đáng xấu hổ và giờ mọi thứ phải khép lại với rất nhiều ánh sáng.
Chờ Messi ở mùa giải mới Chức vô địch Copa America 2021 chắc chắn chưa phải là đích đến cuối cùng của Lionel Messi. Sau nhiều nỗ lực, Lionel Messi đã có thể gặt hái vinh quang ở cấp độ đội tuyển quốc gia (ĐTQG). Tại Copa America 2021, "El Pulga" chơi xuất sắc để cùng tuyển Argentina lên ngôi vô địch. Nhiều người nhận định danh hiệu ở...