‘Barca không nỗ lực đến cùng để giữ Messi’
Cựu cố vấn Jaume Llopis của Barcelona cho rằng đội nhà đã không nỗ lực bằng mọi giá để gia hạn hợp đồng với Lionel Messi.
Cuộc chia tay chóng vánh giữa Barcelona và Lionel Messi đang để lại nhiều tranh cãi. Trong buổi họp báo chiều 6/8, Chủ tịch Joan Laporta của Barca cho rằng CLB và Messi đã đạt thỏa thuận gia hạn, nhưng ràng buộc tài chính của LaLiga khiến đôi bên không thể ký hợp đồng mới.
Theo Laporta, lợi ích của Barca lớn hơn bất cứ cầu thủ nào, nên đội chủ sân Camp Nou phải để Messi ra đi để cứu vãn tình thế. Bức xúc trước quyết định này, ông Jaume Llopis, thành viên ban cố vấn dự án Espai Barca, quyết định đệ đơn từ chức. Llopis cho rằng Barca không nỗ lực giữ chân Messi bằng mọi giá.
Barca không mặn mà giữ chân Messi?
“Còn tới 25 ngày nữa, và tôi tin rằng không phải mọi thứ có thể làm được đã được Barca thực hiện. Họ không có ý chí rõ ràng để đàm phán ký tiếp hợp đồng với Messi”, Llopis chia sẻ.
Theo Laporta, Barca buộc phải để Messi rời đi vì không đáp ứng được mức lương của siêu sao người Argentina. Hiện quỹ lương CLB vượt qua định mức 95%.
Tuy nhiên, Llopis cho rằng lãnh đạo Barca có tới 25 ngày để giải quyết vấn đề như bán tháo cầu thủ hay đàm phán cắt giảm lương một số ngôi sao, nhưng Laporta cùng cộng sự đã không nỗ lực đến cùng.
“Messi ra đi, quỹ lương của Barca được giảm trong ngắn hạn, nhưng CLB có rất nhiều cầu thủ, đội ngũ quản lý và nhân viên. Họ đã có thể giảm lương những cá nhân này”, Llopis nói.
Cựu thành viên Espai Bara cũng tỏ ra gay gắt với kế hoạch tham gia Super League của Laporta. “Đó là một dự án tuyệt vời, nhưng không có gì là chắc chắn. Tôi không biết mục đích của thỏa thuận giữa Barca với Chủ tịch Real Madrid (Florentino Perez – PV) là gì.
Llopis cho rằng Barca không nỗ lực đủ nhiều.
Tôi không hiểu rằng trong khi các cầu thủ Bara đang buồn bã vì Leo rời đi, Laporta lại thoải mái đi ăn hải sản với Chủ tịch Madrid. Ông ta cần chăm chút hình ảnh cho mình chứ”, Llopis đặt dấu hỏi.
Chia tay Messi, nhưng gánh nặng tài chính vẫn chưa buông tha Barca. Theo nhiều nguồn tin, Barca phải cắt giảm thêm 114 triệu euro trong quỹ lương để đáp ứng định mức tài chính của LaLiga.
Video đang HOT
Đội bóng xứ Catalunya đang gánh khoản nợ 1,173 tỷ euro và chưa đủ điều kiện đăng ký các tân binh như Sergio Aguero, Memphis Depay hay Eric Garcia cho mùa giải mới.
Barca đang lên kế hoạch bán Ousmane Dembele, Philippe Coutinho nhưng chưa thành công do đòi hỏi phí chuyển nhượng và lương quá cao.
Florentino Perez: Tham vọng của nhà vua và những thách thức khổng lồ
Khi các CLB hàng đầu châu Âu từ bỏ dự án Super League, nó chẳng khác nào sự sỉ nhục với vị đạo diễn của giải đấu này: ông Florentino Perez, chủ tịch Real Madrid.
Ảnh: Getty Images
Tham vọng của Florentino Perez là sử dụng Super League để tăng doanh thu cho các CLB tham gia, chặn dòng tiền đã bị đổ ra ngoài suốt cả một thập kỷ và cứu những CLB đang ngập trong nợ nần thậm chí là từ trước đại dịch. Nhưng tham vọng không chỉ gói gọn ở Real Madrid, các CLB lớn nhất châu Âu hay bóng đá.
Perez đang theo đuổi chiến lược tương tự - và làm việc với một nhóm cố vấn tài chính thân cận - để biến tập đoàn xây dựng ACS thành tổ chức vận hành trạm thu phí lớn nhất thế giới. Đầu tháng này, ông đã tiết lộ kế hoạch giúp ACS có nguồn thu nhập ổn định trong nhiều năm - thông qua thương vụ mua lại mạng lưới đường cao tốc lớn nhất Italy từ tay công ty Atlantia trị giá 10 tỷ euro.
Tầm nhìn của ông với Super League và ACS là kết tinh của hơn một thập kỷ lên kế hoạch và định vị bản thân của một doanh nhân đã tồn tại sau cuộc khủng hoảng bất động sản 2007-2008 ở Tây Ban Nha, một cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều đối thủ của ông sụp đổ. Trong cả hai thương vụ này, doanh nhân 74 tuổi đều tìm đến Key Capital, công ty tư vấn và môi giới ở Madrid, để nhờ họ hỗ trợ. Ông Anas Laghrari, một trong những cổ đông của Key Capital, được cho sẽ là tổng thư ký của công ty mới được thành lập để điều hành Super League mà Perez là chủ tịch.
Ông Jonathan Amouyal, một đối tác của Perez ở quỹ đầu tư TCI, cho biết: "Đang có thay đổi trong cách Florentino tổ chức các khoản đầu tư. Ông muốn các khoản đầu tư vào doanh nghiệp của ông ổn định hơn, rõ ràng hơn và có thể dự báo được. Thực sự làm xây dựng rất khó khăn".
NHÀ MÔI GIỚI QUYỀN LỰC CỦA TÂY BAN NHA
Nhưng, như Perez đang phát hiện ra, phản ứng dữ dội về những nỗ lực cải cách bóng đá của ông ngày càng lớn. "Tôi khá buồn và thất vọng vì chúng tôi đã làm việc vì dự án này suốt 3 năm", Perez trả lời trên kênh phát thanh Candena SER vào tối thứ 4 vừa qua. Ông nhấn mạnh vào "sự hung hăng" và "được lên kế hoạch" trong cách đáp trả của các cơ quan quản lý như UEFA đồng thời cho rằng quyết định rút lui của các CLB Anh đã "ảnh hưởng" đến các đội khác.
Khi gần như toàn bộ 12 CLB sáng lập rút khỏi giải đấu, nó giống như một đòn chí mạng được giáng xuống. Tuy nhiên câu hỏi không chỉ là Perez và Real Madrid sẽ phản ứng thế nào mà còn là liệu tham vọng của ông với ACS có mất đi hay không.
"Tôi chắc chắn ông ấy sẽ trở lại với một điều gì đó. Không thể nào có chuyện bạn làm việc suốt 4 năm trời vì một dự án như thế và rồi từ bỏ nó một cách dễ dàng", một nguồn tin gần gũi với chủ tịch Real Madrid nói về tương lai của Super League.
Florentino Perez là nhân vật quyền lực ở bóng đá Tây Ban Nha. Ảnh: Getty Images
Suốt nhiều thập kỷ, Perez là một trong những nhà môi giới quyền lực lớn nhất Tây Ban Nha vì những vai trò liên quan đến nhau trong cả kinh doanh và thể thao. Từ lâu trước khi ông xuất hiện, trụ sở Real Madrid là nơi các doanh nhân và chính trị gia Tây Ban Nha thương thảo, thực hiện các giao dịch. CLB thân với giới quyền lực đến nỗi Vua Juan Carlos từng bắt đầu những cuộc họp với các bộ trưởng bằng việc bình luận về kết quả các trận đấu gần nhất của Real Madrid.
Nhưng dưới thời Perez, Real Madrid trở thành thế lực thương mại lớn hơn bao giờ hết. Ban đầu, điều này được thể hiện thông qua sự xuất hiện của các ngôi sao "Galactico" như David Beckham và Luis Figo. Các thương vụ được thực hiện phần lớn nhờ hỗ trợ của một hợp đồng bất động sản trị giá nửa tỷ euro.
Tờ ABC của Tây Ban Nha từng dẫn lời Perez để nói về 4 tòa tháp xuất hiện trên sân của Real Madrid, một cách gọi các bản hợp đồng ngôi sao mà ông thực hiện: "Tòa tháp Figo, tháp Zidane, tháp Ronaldo và tháp Beckham". Dù ban đầu dự án Galactico không tạo ra một tập thể gắn kết nhưng trong thời gian Perez ở CLB, Real Madrid đã giành 5 chức vô địch Champions League.
"Chưa bao giờ ông ấy che đậy. Ông luôn gắn chặt hình ảnh công việc của mình với Real Madrid", ông Lorenzo Bernaldo de Quiros, chủ tịch công ty tư vấn Freemarket, chia sẻ. Tuy nhiên ACS từ chối quan điểm Perez gắn công việc làm ăn của mình với Real Madrid. "ACS có mặt trên khắp thế giới", một người có mối quan hệ gần với công ty chỉ ra rằng tập đoàn này có 180.000 nhân viên. "Nhưng nếu Real làm theo các mô hình kinh doanh của ACS, họ sẽ có một cầu thủ Australia, một cầu thủ Canada. Điều này thật vô nghĩa".
Khi Perez là trung tâm của những lời chỉ trích dành cho Super League, ông chia sẻ trên truyền hình như sau: "Tôi không sở hữu Real Madrid mà là các hội viên. Những gì tôi đang làm là vì lợi ích của bóng đá".
"Dải ngân hà" mà Perez tạo ra ở Real Madrid. Ảnh: Real Madrid
GIẢI QUYẾT NỢ NẦN
Một đặc điểm chung nữa của Real Madrid và ACS chính là nợ. Real Madrid (theo lời Perez là thâm hụt ngân sách 400 triệu euro trong 2 mùa giải vừa qua) đang có khoản vay chưa trả là 575 triệu euro để cải tạo sân Bernabeu và một khoản vay 200 triệu euro do chính phủ hỗ trợ khẩn cấp vì COVID-19.
Giống như các công ty xây dựng đối thủ, ACS (có giá trị vốn hóa thị trường là 8,4 tỷ euro) đã vay và chi tiêu đáng kể trong khoảng thời gian khủng hoảng tài chính. Thời điểm hiện tại công ty có khoản nợ dài hạn trị giá 8,4 tỷ euro và khoản nợ ngắn hạn trị giá 2,9 tỷ euro. ACS mô tả các giao dịch gần nhất của mình - bao gồm thỏa thuận trị giá 5 tỷ euro trong tháng này với công ty Vinci của Pháp - là một phần trong nỗ lực dài hạn để củng cố vị thế tài chính và tập trung vào các ngành công nghiệp năng lượng tái tạo cũng như trạm thu phí.
Một cựu nhân viên ngân hàng từng làm việc với ACS cho biết: "Họ có nền tảng kinh doanh tốt nhưng nó có tính chu kỳ và họ đã gánh quá nhiều nợ trước cuộc khủng hoảng tài chính. Florentino chưa có bảng cân đối kế toán để đáp ứng phù hợp những tham vọng của ông và có lẽ ông chưa có cách quản trị tập đoàn phù hợp để kiềm chế chúng".
Perez hy vọng ACS sẽ thu được lượng tiền ổn định từ phí cầu đường để tạo nền tảng cơ sở cho các hoạt động kinh doanh trong tương lai. Với Real Madrid, ông cũng có tham vọng tương tự.
"Về bản quyền truyền hình: Chúng tôi, những CLB lớn, có khán giả ở Singapore, Trung Quốc và khắp mọi nơi. Bạn sẽ thấy điều đó trên mạng xã hội. Đây là thứ tạo ra tiền. Tôi bước vào thế giới bóng đá từ năm 2000 cho đến nay. Nó phải phát triển, cuộc sống và các ngành kinh doanh phát triển, vì thế bóng đá phải thay đổi, thích nghi... Điều chúng tôi muốn là cứu bóng đá để ít nhất 20 năm nữa nó có thể sống ổn mà không mất 200 triệu euro", đây là lời khẳng định của ông vào đầu tuần này.
CÁC CỐ VẤN ĐÁNG TIN CẬY
Perez đã chuẩn bị cho nền tảng của Super League suốt nhiều năm thông qua việc hợp tác với JP Morgan, ngân hàng hỗ trợ tài chính cho giải đấu, và các CLB hàng đầu khác. Ông lập luận rằng thiệt hại về kinh tế mà đại dịch gây ra cho bóng đá là chất xúc tác cho dự án mà Key Capital là trung tâm.
"Cách đây vài năm tôi không hề nghe đến Key Capital và đột nhiên họ xuất hiện khắp nơi. Florentino là người rất coi trọng những người ông tin tưởng", một nhân viên ngân hàng cấp cao có trụ sở ở Madrid tiết lộ.
Ông Anas Laghrari, cổ đông của Key Capital. Ảnh: Financial Times
Key Captial được thành lập vào năm 2010 và họ đã giúp thương vụ giữa ACS và Atlantia được hoàn thành. Cả hai công ty cùng mua công ty phu thí cầu đường Abertis vào năm 2018 mà không cần ACS chi đủ tiền. Ngược lại, ACS sẽ trao cho Atlantia một cổ phần trong công ty con Hochtief ở Đức.
Key Captial, cùng với Société Générale (SocGen), hiện đang giúp Perez thâu tóm ngành thu phí cầu đường của Atlantia trong khi công ty Italy muốn giao lại lĩnh vực này cho một quỹ đầu tư do nhà nước quản lý. Nếu thương vụ với Atlantia sẽ giúp thay đổi bộ mặt ACS thì chính vai trò của Key ở Super League đã đưa công ty này trở thành tâm điểm. Đặc biệt, hai cố vấn thân cận nhất của Perez chính là hai cổ đông lớn ở Key Capital.
Một người là Anas Laghrari, 37 tuổi, người Pháp gốc Morocco. Ông Laghrari từng là nhân viên ở SocGen trước khi gia nhập Key Capital vào năm 2013. Perez biết Laghrari từ khi Laghrari mới sinh ra bởi chủ tịch Real Madrid từng làm việc chung với cha của Laghrari trong các dự án xây dựng ở Morocco.
Một người từng làm việc gần với cả hai người cho biết Laghrari tuần nào cũng dành nhiều thời gian nói chuyện với Perez và trở nên gần gũi như người nhà: "Florentino hoàn toàn tin tưởng Anas. Nếu Anas không thích hay không tin điều gì, Florentino sẽ không thương thảo".
Perez, một người thiếu tự tin về khả năng sử dụng tiếng Anh, luôn nhờ Laghrari từ đọc hợp đồng cho đến tư vấn về các giao dịch có cấu trúc.
Ông Borja Prado, một cố vấn nữa của Perez. Ảnh: Getty Images
Một cố vấn nữa mà Perez tin tưởng là Borja Prado, một quý tộc 65 tuổi và là cổ đông lớn thứ 3 ở Key Capital. Prado, cố vấn của Perez trong nhiều thập kỷ trong suốt quãng thời gian làm việc ở Rothschild, Lazard và Mediobanca, cũng từng là chủ tịch Endesa, tập đoàn điện lực Tây Ban Nha được công ty Enel của Italy mua lại vào năm 2009 mà trong đó ACS đóng vai trò quan trọng.
Một nguồn tin tiết lộ: "Nếu có thể quay ngược thời gian, bạn sẽ thấy Borja đã bỏ phiếu cho Perez trở thành chủ tịch Real Madrid. Họ rất thân nhau". Cả hai đã cùng nhau trải qua những thăng trầm, chẳng hạn như năm 2006 khi Perez từ chức chủ tịch Real Madrid sau khi kết quả thi đấu đội bóng không tốt hay khi khủng hoảng tài chính khiến ACS phải bán tài sản để duy trì vị thế.
Trước những thất bại như thế, Florentino Perez đều vượt qua: ông tái định hình ACS và vào năm 2009 thì trở lại Real Madrid, biến CLB trở thành thế lực lớn hơn bao giờ hết. Nhưng hiện tại, với việc Super League đang tàn và thương vụ mua lại Atlantia của ACS vẫn chưa được hoàn thành, chủ tịch Real Madrid đang phải đối diện hai thử thách khó khăn nhất cuộc đời.
Dịch từ bài viết của tác giả Daniel Dombey và Arash Massoudi trên tờ Financial Times.
Juventus cảnh báo Barca, Real về gói cứu trợ 2,7 tỷ euro Gói cứu trợ từ quỹ CVC có thể trở thành ràng buộc lớn, tạo rủi ro tài chính trong tương lai cho các đại gia như Barca hay Real Madrid. Theo Marca , chủ tịch ba CLB Real Madrid, Barca và Juventus đã có một cuộc họp ở thành phố Barcelona để bàn về Super League. Bên cạnh đó, họ cũng nói tới...