Barca điêu đứng: Messi bị xóa tên và gánh nặng Griezmann
Một năm trước, Barcelona vứt bỏ Luis Suarez khiến Messi thất vọng và rơi vào cảnh sụp đổ. Giờ đây, CLB vật lộn với gánh nặng Antoine Griezmann.
Barcelona đang đối mặt với một thảm kịch, khi tài chính chưa thể giải quyết và La Liga quyết định gạch tên Lionel Messi, trong bối cảnh quả bóng mùa giải mới không còn bao lâu nữa sẽ lăn.
Chuyện Luis Suarez, chuyện Griezmann
Mùa hè 2020, Barcelona trải qua cuộc chuyển giao về bóng đá, khi Ernesto Valverde bị sa thải để nhường chỗ cho Ronald Koeman, mở ra những biến động rất lớn.
Một năm trước, Barca ruồng bỏ Luis Suarez
Hành động đầu tiên của Koeman là cầm điện thoại gọi cho Luis Suarez – khi ấy còn đang nghỉ hè – để thông báo anh không nằm trong kế hoạch mới.
Luis Suarez ghi 198 bàn trong 6 mùa giải ở Nou Camp. Anh có ảnh hưởng lớn trong đội, đặc biệt là khả năng hỗ trợ để Lionel Messi bùng nổ hơn.
Hậu quả của việc loại bỏ Suarez là sức mạnh của Barca suy yếu. Dù vẫn là đội bóng ghi bàn nhiều nhất La Liga, nhưng CLB mất đi sự cân bằng.
Mùa giải 2020-21 của Barca trở thành một thảm họa. Ngược lại, những bàn thắng quan trọng của Suarez mang về chức vô địch La Liga cho Atletico sau 7 năm.
Lần trước đó Atletico vô địch La Liga là mùa 2013-14, thời điểm Luis Suarez còn chưa sang Tây Ban Nha.
Một năm sau khi đối xử tệ với Luis Suarez, Barca rơi vào một rắc rối khác: giải quyết tương lai của Antoine Griezmann và khống chế quỹ lương vượt quá giới hạn.
Video đang HOT
Griezmann là bản hợp đồng không được chào đón ở Nou Camp. Cựu Chủ tịch Josep Maria Bartomeu vẫn quyết chiêu mộ tiền đạo người Pháp và biến anh thành cầu thủ nhận lương cao thứ hai trong đội – chỉ sau Messi.
Griezmann đang là gánh nặng của Barca
Griezmann không phù hợp với văn hóa Catalunya cũng như văn hóa bóng đá Barca. Anh không được lòng các thủ lĩnh (đặc biệt là Pique và Messi), khiến phòng thay đồ ở Nou Camp thiếu ổn định.
Chính sách thể thao sai lầm dẫn đến thất bại trên sân cỏ. Trong giai đoạn Covid-19 bùng phát, những thất bại trong cuộc đua danh hiệu và không có doanh thu bán vé đẩy Barca vào khủng hoảng tài chính.
Giải pháp đưa ra để cứu vãn tình hình là thanh lý Griezmann, một việc không hề dễ dàng.
Messi “bay” khỏi La Liga và khó khăn chờ Laporta
“Chúng tôi sẵn sàng đón nhận mọi thứ vì CLB đang ở trong một thời điểm mong manh. Chúng tôi đang tìm kiếm các thỏa thuận với các cầu thủ” , Chủ tịch Joan Laporta giải thích trong buổi ra mắt Memphis Depay mới đây.
“Chúng tôi đang thực hiện những cân bằng. Điều này phải được thực hiện. Chúng tôi sẵn sàng nghiên cứu mọi thứ, nhưng không điều nào trong số đó sẽ gây hại cho việc xây dựng một đội hình cạnh tranh” .
Griezmann là thương vụ thất bại về thể thao và kinh tế của Barca
Barca không có nhiều lựa chọn trong việc giải quyết vấn đề Griezmann. Vì vậy, Chủ tịch Laporta sẵn sàng thực hiện cuộc trao đổi Saul Niguez với Atletico.
Griezmann cũng sẵn sàng trở lại Atletico. Thế nhưng, nhà ĐKVĐ La Liga không sẵn sàng đáp ứng mức lương yêu cầu của anh vào thời điểm này – 25 đến 30 triệu euro.
Hiện tại, Griezmann là nguồn tài sản mà Barca tiếp tục phải thực hiện khấu hao, với giá trị trên đăng ký là 72 triệu euro.
“Đây là một cơ hội thị trường” , ông Bartomeu từng nói như vậy, khi tham dự lễ ra mắt Griezmann trước người hâm mộ Barca trên sân Nou Camp.
Bartomeu đã phải từ chức chủ tịch. Griezmann không mang lại giá trị cao trên thị trường như mong đợi, thậm chí chiếm một khoản lớn trong ngân sách mỗi năm của CLB. Bây giờ, anh trở thành một gánh nặng đối với Laporta.
Laporta gặp khó khăn với bài toán tương lai Messi và Griezmann
Giữ Griezmann sẽ khiến quả bom tài chính bùng nổ, dẫn đến những án phạt từ La Liga.
Mới đây, sau khi cho phép Barca được đăng ký Messi, La Liga vừa xóa tên cầu thủ người Argentina khi cập nhật danh sách các CLB tham dự mùa giải 2021-22.
Đây là một lời cảnh báo của Javier Tebas – Chủ tịch La Liga – về sự chậm trễ của Barca trong việc khống chế quỹ lương và ký hợp đồng mới với Messi (đã đạt thỏa thuận, nhưng chưa ký chính thức).
Năm 2003, Joan Laporta ra mắt ghế chủ tịch Barca với “bom tấn” Ronaldinho, mở ra giai đoạn hoàng kim. Lần này, ông trở lại Nou Camp với những hợp đồng miễn phí, đau đầu tìm cách giải quyết gánh nặng mà người tiền nhiệm Bartomeu – đang bị điều tra về tham nhũng những gian lận – để lại.
00:00/00:56
Koeman, Griezmann và cú ngược dòng rực rỡ thót tim của Barca
Cúp Nhà Vua có thể là con đường ngắn nhất để Barca giành lấy một danh hiệu. Nhưng, thực tế chứng minh hóa ra đấy là con đường chông gai và dữ dội nhất.
Để có mặt tại bán kết, Barca đã trải qua hai trận đấu phải đá thêm hiệp phụ và hai lần lội ngược dòng. Dù vậy, với những gì Messi và đồng đội thể hiện, rõ ràng họ muốn đoạt lấy chiếc cúp này.
Granada có thể không phải là một tên tuổi lẫy lừng, nhưng chiến thắng của Barca trước đội bóng này xứng đáng được xem như một kỳ tích. Bởi lẽ, 121 năm lịch sử, chưa bao giờ Los Blaugrana ghi 3 bàn trong hiệp phụ. Và bởi lẽ, đến phút 87 họ vẫn bị dẫn 2-0!
Điều kỳ diệu ấy không thể đến từ một thân tập thể mục ruỗng. Điều kỳ diệu ấy không thể đến từ một tập thể phụ thuộc cá nhân. Điều kỳ diệu ấy chỉ có thể đến từ một tập thể căng tràn niềm tin và khát khao cống hiến. Và hiện thân cho điều kỳ diệu ấy là màn trình diễn chói lòa của Antoine Griezmann, cái tên bị chê nhiều hơn được khen từ khi đầu quân cho Barca.
Với 2 bàn thắng và 1 pha kiến tạo, "Hoàng tử bé" viết nên câu chuyện cổ tích cho cả Barca lẫn chính mình. Griezmann tưởng chừng đã "chết" trong nấm mồ Nou Camp, Barca tưởng chừng đã "chết" ở phút 87 trên thánh địa của Granada. Nhưng rốt cuộc, những bàn thắng của Griezmann đã đưa gã khổng lồ xứ Catalan vào bán kết.
Tất nhiên, cú ngược dòng ngoạn mục của Barca không chỉ có dấu ấn Griezmann. De Jong và Jordi Alba là những người hùng khác, với những pha lập công mang ý nghĩa then chốt. Và không thể không kể đến Messi, dù việc nhắc hoài tên anh trên mặt báo sẽ khiến một số người khó chịu.
Barca đã có một màn ngược dòng ngoạn mục trước Granada
Messi đã làm gì trong 120 phút mà không ghi nổi một bàn thắng giúp Barca ngược dòng? Câu trả lời rất đơn giản, anh tạo sự khác biệt. Suốt thời gian có mặt trên sân, cứ mỗi khi bóng từ chân Messi bay đi là khung thành đối phương rung chuyển.
Tin hay không tùy bạn, thống kê chỉ ra Barca tung ra 36 pha dứt điểm về phía khung thành Granada trong vòng 120 phút, Messi in dấu giày trực tiếp trong 21 pha dứt điểm, 11 cú sút và 10 pha dọn cỗ, đó là chưa kể các tình huống tiền kiến tạo.
Từ một Messi, Griezmann hay De Jong như thế, Barca đang được tái tạo qua những chiến thắng (dẫu có những nhọc nhằn). Và những chiến thắng như thế càng củng cố thêm cho dự án mà Koeman đảm trách.
Barca vẫn là một đội bóng có nhiều hạn chế, đặc biệt khâu phòng ngự, nhưng họ lại đang cho thấy sức mạnh tinh thần tuyệt vời. Đó là sự cam kết cống hiến đến giây phút cuối cùng. Chỉ có sự cam kết như vậy toàn đội mới đứng dậy sau sai lầm tai hại của Umtiti trong tình huống dẫn đến bàn thua thứ hai.
Trong quá khứ, hiếm khi Barca thể hiện được bản lĩnh và tinh thần mạnh mẽ đến như vậy, ngay cả giai đoạn đỉnh cao. Dấu ấn này không thể phủ nhận công lao của Ronald Koeman, một chiến lược gia theo trường phái quân phiệt.
Thế nên, cú ngược dòng rực rỡ thót tim trước Granada minh chứng cho tiềm năng to lớn và sự mạnh mẽ, tự tin ngày càng lớn dần trong mỗi trái tim và khối óc của các cầu thủ Barca. Dẫu cho những cầu thủ ấy vẫn đầy ngô nghê và sơ suất.
Barca khủng hoảng tài chính, Messi chưa chắc đá LaLiga 2021/2022 Barca có nguy cơ không thể ký hợp đồng với Messi do quỹ lương của CLB đã vượt mức cho phép của ban tổ chức LaLiga. Trưa 14/7, Barcelona đạt thỏa thuận ký hợp đồng với Lionel Messi kèm hai điều khoản chủ chốt. Thứ nhất, Messi ở lại sân Camp Nou thêm 5 năm, thay vì 2 năm như thỏa thuận được...