Barca bỏ túi 100 triệu euro nhờ bán tiếp tài sản
Chủ tịch Joan Laporta thông báo Barcelona tiếp tục bán đi tài sản của đội để có thêm ngân sách hoạt động cho mùa giải 2022/23.
Hôm 1/8, lãnh đạo Barca thông báo việc bán 25% cổ phần của Barca Studios – công ty được thành lập dưới thời chủ tịch cũ Josep Bartomeu để sản xuất các nội dung và làm hình ảnh cho đội. Đổi lại, đội chủ sân Camp Nou bỏ túi gần 100 triệu euro.
Số tiền nói trên cho phép Barca đáp ứng tiêu chuẩn tài chính của ban tổ chức La Liga cho mùa giải 2022/23. Hiện Barca chi đến hơn 160 triệu euro cho các tân binh bao gồm Robert Lewandowski, Raphinha và Jules Kounde. Đội chủ sân Camp Nou trở thành câu lạc bộ chi tiêu mạnh tay nhất châu Âu ở kỳ chuyển nhượng hè 2022.
Barca liên tiếp bán đi tài sản để có thêm ngân sách hoạt động cho mùa giải 2022/23.
Chủ tịch Laporta bị chỉ trích khi liên tiếp bán đi những tài sản thuộc sở hữu của Barca. Hôm 22/7, lãnh đạo Barca thông báo việc bán thêm 15% tiền bản quyền truyền hình cho Sixth Street, đổi lại số tiền 400 triệu euro được rót vào tài khoản của đội bóng.
Trước đó, Barca và phía Sixth Street đã ký hợp đồng chia sẻ 10% tiền bản quyền truyền hình trong 25 năm tới, giúp đội chủ sân Camp Nou bỏ túi số tiền 267 triệu euro. Như vậy, Barca đã bán tổng cộng 25% tiền bản quyền truyền hình cho phía Sixth Street.
Video đang HOT
“Mọi rủi ro đã được kiểm soát”, Chủ tịch Laporta phát biểu hôm 1/8. “Chúng tôi cần cứu lấy đội bóng. Số tiền nói trên giúp đội có thêm chi phí chiêu mộ cầu thủ”.
Theo Marca, Barca vẫn đang gánh khoản nợ lên đến 1,3 tỷ euro, một phần vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tờ báo này đánh giá tình hình tài chính của Barca có nhiều tín hiệu lạc quan, ít nhất trong thời gian ngắn hạn.
Mục tiêu hiện tại của Barca là giảm tải quỹ lương, thông qua việc đẩy đi những cầu thủ có mức đãi ngộ quá cao như Frenkie de Jong hay Memphis Depay.
Những vụ lật kèo chuyển nhượng nổi tiếng nhất châu Âu
Chelsea là CLB đang phải 'ngậm đắng nuốt cay' khi liên tiếp bị Jules Kounde và Raphinha lật kèo chuyển nhượng để gia nhập Barca.
Nhưng trong quá khứ, The Blues cũng từng khiến nhiều đối thủ trở thành nạn nhân theo cách tương tự.
Chelsea là CLB đang phải "ngậm đắng nuốt cay" khi liên tiếp bị Jules Kounde và Raphinha lật kèo chuyển nhượng để gia nhập Barca. Nhưng trong quá khứ, The Blues cũng từng khiến nhiều đối thủ trở thành nạn nhân theo cách tương tự.
2. Alexis Sanchez (Arsenal sang MU). Man City từng suýt chiêu mộ thành công Alexis Sanchez từ Arsenal vào mùa hè 2017. Lợi thế của Man xanh là rất rõ ràng khi không chỉ có tiền, họ còn sở hữu thầy cũ của Sanchez ở Barca là Pep Guardiola. Tuy nhiên, MU bất ngờ xuất hiện, chơi chiêu bằng khoản lót tay hậu hĩnh cho người đại diện của Sanchez để lấy chữ ký của ngôi sao người Chile. Dù vậy, đây lại là sai lầm của họ khi Sanchez "mất hút" trong chiếc áo số 7 rộng lớn ở sân Old Trafford.
3. Willian (Anzhi sang Chelsea). Tiền vệ người Brazil từng ở rất gần Tottenham vào mùa hè 2013 trước khi quyết định sang Chelsea sau một cú điện thoại khi đang trên đường đến Tottenham. Mọi chuyện diễn ra như phim hành động. "Mục tiêu của tôi là gia nhập Chelsea, nhưng ban đầu họ không đồng ý. Tôi không có lựa chọn khác nên đành nhận lời với Tottenham. Khi đang trên xe đến trung tâm huấn luyện của Spurs kiểm tra y tế, người đại diện nói với tôi rằng Chelsea vừa gửi đề nghị. Tôi đáp: Đồng ý luôn. Sau đó tôi bị phía Tottenham giữ lại 8 tiếng và dọa kiện lên FIFA trước khi được thả để đi ký hợp đồng với Chelsea" - Willian từng chia sẻ.
4. Robinho (Real Madrid sang Man City). Năm 2008, Chelsea của HLV Luiz Felipe Scolari dẫn đầu trong cuộc đua chiêu mộ Robinho. Dù vậy, những ông chủ giàu có người Ả Rập của Man City đã ra tay "cuỗm" ngôi sao này ngay trước mũi The Blues, chỉ đúng... 30 phút trước khi thị trường chuyển nhượng đóng cửa.
5. John Obi Mikel (Lyn sang Chelsea). Trong thương vụ mua tiền vệ người Nigeria mùa hè 2005, Chelsea tiếp tục là ác mộng của MU. John Obi Mikel đã đồng ý chơi cho Quỷ đỏ, thậm chí đã mặc chiếc áo MU lên người. Tuy nhiên, Chelsea lại xuất hiện vào phút chót và dùng tiền để xoa dịu Mikel cũng như Lyn, qua đó chiêu mộ thành công tiền vệ này.
6. Malcom (Bordeaux sang Barcelona). Hè 2018, Malcom đạt thỏa thuận gia nhập AS Roma và đội bóng này cũng đã hân hoan thông báo trên trang chủ. Thế nhưng, Barcelona xuất hiện vào phút 90 để biến Malcom thành một trong những cầu thủ lật kèo ngoạn mục nhất thị trường chuyển nhượng ở châu Âu.
7. Cristiano Ronaldo (Juventus sang MU). Ronaldo chia tay Juventus hè 2021 và từng đạt thỏa thuận đầu quân cho Man City. Nhưng cuối cùng, Sir Alex Ferguson phải ra tay can thiệp để CR7 không gia nhập đại kình địch của MU ở Manchester mà trở về mái nhà xưa Old Trafford.
8. Kylian Mbappe (ở lại PSG thay vì sang Real Madrid). Những ngày đầu hè 2022 vừa qua, Mbappe được cho là tân binh của Real Madrid sau khi nằng nặc đòi đi khỏi PSG và đạt thỏa thuận miệng với Real. Nhiều tờ báo lớn cũng đưa tin khẳng định bến đỗ mới của Mbappe. Dù vậy, các ông chủ giàu có của PSG đã dùng tiền để mua sự trung thành của tiền đạo người Pháp, khi trả phí lót tay cũng như lương thưởng cao chót vót thuyết phục Mbappe lật kèo với Real và ở lại sân Công viên các hoàng tử.
Barcelona dùng "mưu hèn" ép De Jong ra đi, được Man City gạ mua SAO 1.905 tỷ đồng Barcelona có thể giải quyết vấn đề liên quan đến tiền vệ Frankie De Jong bằng cách kích hoạt điều 41 trong quy chế người lao động của chính phủ Tây Ban Nha. Barcelona đã mang về Franck Kessie, Andreas Christensen, Raphinha, Robert Lewandowski và Jules Kounde trong mùa hè này nhưng họ cần cân đối lại quỹ lương để có thể đăng...