Bảo Yến: “Nghệ sĩ học cao có xu hướng đố kỵ Bolero”
Danh ca cho rằng từ xưa, nhiều nhạc sĩ học cao đã có xu hướng đố kỵ Bolero vì họ không chạm được đến trái tim người nghe nhạc như Bolero đã làm.
Chỉ trong 3 năm, truyền hình thực tế Việt sản sinh rất nhiều cuộc thi riêng biệt về bolero: Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Kịch cùng Bolero, Tuyệt đỉnh song ca, Thần tượng Bolero, Người hát tình ca, Tuyệt đỉnh song ca… Chưa kể, nhiều game show khác cũng sử dụng phần lớn các ca khúc nổi tiếng của bolero như Ban nhạc quyền năng, Thần tượng tương lai, Hát mãi ước mơ, Hãy nghe tôi hát… Sự “sống lại” của bolero đã lan tỏa rộng rãi đến mọi ngóc ngách của đời sống thường nhật. Không chỉ có game show, nhiều đêm nhạc bolero cũng nở rộ ở khắp các thành phố lớn. Ca sĩ đều chạy theo trào lưu để hâm nóng tên tuổi. Vậy, “sự trỗi dậy” của thể loại này đã tác động thế nào đến thị trường âm nhạc những năm qua? Những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của Bolero sẽ được mổ xẻ trong chuyên đề: Bùng nổ Bolero: Bước lùi của nhạc Việt?
* Danh ca Bảo Yến chia sẻ những quan điểm riêng của bà về nhạc Bolero cũng như chuyện vì sao những sáng tác Bolero lại thường xuyên vấp phải phản ứng từ các nhạc sĩ thuộc dòng nhạc khác.
“Không phải bỗng dưng mà Boléro lại được dân chúng miền Nam, miền Trung và một số dân miền Bắc say mê đến thế. Nó được du nhập từ phương Tây và đến Việt Nam dưới hình thức các đĩa nhựa từ năm 1950.
Vào năm 1930 những dòng nhạc Classic trữ tình khi ấy đã chiếm hữu hầu hết đời sống âm nhạc thế giới. Đến tận năm 1950, dòng nhạc này, tiêu biểu là Boléro đã chính thức du nhập vào Việt Nam từ năm 1950.
Slow, Jazz, Boléro và đa số là Boléro đã được Danh ca người Pháp: Enrico Marcias, người Ý: Tino Rossi, Dalida hát rất nhiều trong các đĩa nhựa với đa số tiết tấu được sử dụng là Boléro. Giọng ca độc đáo, trữ tình, lãng mạn của họ đã làm náo nức dân chúng thời bấy giờ.
Boléro lẫy lừng một thời, lãng mạn, đằm thắm, không ồn ào, nó đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ và âm ỉ lâu dài.
Bảo Yến cùng chồng con trên sân khấu
Vào thời đó nhà nào cũng cố gắng “tậu” cho được một dàn hát đĩa để có thể nghe những giọng ca vàng của nước Pháp mỗi ngày. Những giai điệu Boléro đã trở thành bất hủ như: Tombe La neige, Histoire d’ume d’amour, Besamé mucho, J’ai quitte mon pays,… (Besamé mucho do Dalida, ca sĩ Ý hát).
Những dòng nhạc trữ tình thăng hoa ấy đã nở rộ trên khắp thế giới vào thập niên 1950 – 1960. Ở Việt Nam, dù trước đó vào năm 1954 nhạc sĩ Phạm Duy cũng manh nha đặt một hai bài nhưng chính nhạc sĩ Lam Phương và Hoàng Thi Thơ, người nhạc sĩ viết lời Việt trên nền nhạc Boléro mới được xem là người tạo nên nền tảng vững chắc, mở ra bước ngoặc mới cho dòng nhạc này.
Nếu nhạc sĩ Lam Phương với những sáng tác bất hủ như: Khúc ca ngày mùa… thì Hoàng Thi Thơ có Tà áo cưới, Duyên quê,… Nối tiếp hai ông, hàng loạt nhạc sĩ thế hệ kế tiếp đã cho ra đời những bài hát Bolero bất hủ.
Boléro thường được viết là loại Văn chương hiện thực và lãng mạn pha trộn. Boléro ghi dấu ấn mạnh mẽ bởi nó tả thực, miêu tả đời sống hàng ngày với nhiều đề tài khác nhau, nó được viết chân thật từ những cảm nghĩ của con người, không xa hoa, trừu tượng.
Sự độc đáo là thời đó đã sản sinh ra lối văn phong đặc biệt này mà ngay cả những người cao học cũng không viết được. Ngay cả thời nay, kể cả những nhạc sĩ đã từng viết Boléro rất độc đáo thời kỳ ấy thì họ cũng không thể viết được. Điều này cũng không xa lạ với lịch sử thế giới. Thời kỳ hoàng kim của âm nhạc thế giới chủ yếu ở giai đoạn 1960 -1970 và cũng ở giai đoạn này đã tạo ra vô số tác phẩm đỉnh cao mà đến nay người ta vẫn phải thừa nhận khó có thể nào lặp lại.
Một số nhà học thuật âm nhạc kinh điển có xu hướng đố kỵ Boléro. Điều này có thể tạm lý giải bởi nghịch lý sau: Mặc dù là cao học nhưng họ không diễn tả được những điều rất mộc mạc, giản dị – những điều cốt lõi của Boléro. Vì lẽ đó, những sáng tác của họ khó có thể đi vào trái tim người yêu nhạc.
Bảo Yến dẫn chứng sáng tác của nhạc sĩ Vinh Sử không có tính văn chương
Không phải bây giờ mà ngay từ ngày xưa Boléro cũng bị chỉ trích dè bỉu và kể cả “hạ bệ”.
Video đang HOT
Boléro có điểm yếu, đây cũng là điểm yếu chung của dòng nhạc kinh điển trên thế giới, đó là sẽ bị lỗi thời theo thời gian. Vậy nên nếu xét theo góc độ hiện đại, Boléro có thể không phù hợp phần nào nếu đặt ra để so với tính thời điểm nhưng ở đây chỉ bàn về góc độ thưởng thức thuần túy.
Sự thất thế của giới cao học âm nhạc 1950 được du nhập bởi Tây học, bỗng nhiên bị “chia lửa”. Trước đây họ cũng được tôn vinh nhưng bỗng chốc bị mờ nhạt. Đây cũng có thể là lý do họ chống lại Boléro. Các học giả thường ganh tỵ và đố kỵ Boléro, càng lúc số lượng yêu Boléro càng đông mà những người yêu âm nhạc Cao học thì số lượng càng ít ỏi.
Bên cạnh đó, việc một số người viết nhạc thiếu kiến thức đã góp phần làm”hoen ố” dòng này trong cả ca từ, melody,… Khán giả thưởng thức khi nghe qua sẽ thấy rất giống nhau và không thấy được sự khác biệt nhưng đối với những nhà chuyên môn thì họ không khó để phát hiện.
Bảo Yến nhấn mạnh nhạc sĩ Lam Phương là người giúp Bolero nở rộ.
Thật ra, Boléro cũng có giá trị ngang ngửa văn học như dòng nhạc Classic.
So sánh văn chương tả thực và lãng mạn của những nhạc sỹ Boléro nổi tiếng viết về tình yêu, ta hãy xem Boléro để biết được nó có diễn tả giá trị văn chương hay không?
Nhạc sĩ Lam Phương:
“Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào
Ta quen nhau bao lâu, nhưng tình đã có gì đâu
Nhiều khi anh cũng muốn biết bao giờ sẽ có tình yêu
Cho lòng không thấy quạnh hiu, khi đêm về buông xuống tịch liêu…”
* Nhạc sĩ Trúc Phương
” Ai cho tôi tình yêu để làm duyên nụ cười
Tôi xin dâng tình tôi trọn đời, người hỡi người, xin đừng e ấp làm tim nghẹn ngào…
Còn đây là nhạc rẻ tiền, không văn chương, khiến cho người ta hiểu lầm:
“Người ta cho em gấm lụa
Còn tôi cho em nhẫn cỏ
Thì em phải bận tâm gì…”
Đây chỉ là bình luận để so sánh chứ không bình luận về tác giả.
Ngày xưa, thưởng thức Boléro, chúng ta thưởng ngoạn giá trị của một thời huy hoàng của nó. Tuy hiện nay không phù hợp lắm với đời sống văn minh. Bởi nó tạo ra lối sống chậm, thanh thản, đời sống tương phản với máy móc hiện đại. Nhưng điều ấy chính là giá trị nhân bản mà nền văn minh Á Đông vẫn luôn là tấm gương đối với văn minh Tây phương.
Nhưng có lẽ Boléro cũng có đời sống hạn định của nó, như thời vua Tự Đức có ngâm thơ Tao Đàn, có cải lương là những giá trị nghệ thuật cao nhưng cũng phôi pha theo thời gian.
Mặc dù Boléro vẫn còn tồn tại nhưng cũng không còn vinh quang như thời xưa (giai đoạn 1960-1975) nữa.
Hãy để Boléro có sự tự do, nó sống hay chết là tùy theo số phận của nó. Chắc chắn sẽ đi theo qui trình lịch sử, chúng ta không thể biết được, cũng không có quyền can thiệp”.
Loạt bài Bùng nổ Bolero: Bước lùi của nhạc Việt? được đăng tải hai tuần qua tại mục Giải trí – Âm nhạc đã gây hiệu ứng sâu rộng tới cộng đồng nghe nhạc cả nước. Rất nhiều tranh luận đã nổ ra, khơi mào là ca sĩ Tùng Dương và sự đáp trả của Đàm Vĩnh Hưng, ông hoàng nhạc Việt đương thời, người được cho là đã mang lại sức sống mới cho Bolero trong giai đoạn hiện nay. Để kết thúc những tranh luận trái chiều về Bolero, chúng tôi xin đăng tải ý kiến của nhạc sĩ Vinh Sử, một trong số ít những nhạc sĩ viết Bolero ở Việt Nam. Nhạc sĩ Vinh Sử cho rằng nhận định của Tùng Dương về Bolero cho thấy sự tự cao tự đại của nam ca sĩ. Ông nhắn nhủ: “Một ca sĩ phải có trình độ văn hóa để không phát biểu tầm bậy…” Mời độc giả đón đọc bài: Nhận định của Tùng Dương về Bolero là tầm bậy, tự cao tự đại vào 11h trưa thứ Bảy (26/8) tại mục Giải trí – Âm nhạc!
Theo Danviet
Đàm Vĩnh Hưng: "Tùng Dương đang xúc phạm bolero"
Đàm Vĩnh Hưng khẳng định anh đang cổ súy bolero và cho rằng Tùng Dương xúc phạm người khác để tâng bốc bản thân.
Chỉ trong 3 năm, truyền hình thực tế Việt sản sinh rất nhiều cuộc thi riêng biệt về bolero: Solo cùng Bolero, Tình Bolero, Kịch cùng Bolero, Tuyệt đỉnh song ca, Thần tượng Bolero, Người hát tình ca, Tuyệt đỉnh song ca... Chưa kể, nhiều game show khác cũng sử dụng phần lớn các ca khúc nổi tiếng của bolero như Ban nhạc quyền năng, Thần tượng tương lai, Hát mãi ước mơ, Hãy nghe tôi hát... Sự "sống lại" của bolero đã lan tỏa rộng rãi đến mọi ngóc ngách của đời sống thường nhật. Không chỉ có game show, nhiều đêm nhạc bolero cũng nở rộ ở khắp các thành phố lớn. Ca sĩ đều chạy theo trào lưu để hâm nóng tên tuổi. Vậy, "sự trỗi dậy" của thể loại này đã tác động thế nào đến thị trường âm nhạc những năm qua? Những tác động cả tích cực lẫn tiêu cực của Bolero sẽ được mổ xẻ trong chuyên đề: Bùng nổ Bolero: Bước lùi của nhạc Việt?
Trong buổi gặp gỡ báo chí để giới thiệu live show mới ở Hà Nội hôm 21/8, nam ca sĩ Tùng Dương đã có chia sẻ về trào lưu bolero. Đáng chú ý, giọng ca Con cò cho rằng "già trẻ, lớn bé mà đắm đuối trong bolero là sự thụt lùi trong âm nhạc". Anh nhấn mạnh bolero chỉ mang tính hoài niệm, không có sự sáng tạo.
Phát ngôn của Tùng Dương vấp phải phản ứng gay gắt từ đồng nghiệp. Đàm Vĩnh Hưng ngay lập tức thể hiện thái độ phản đối với ca sĩ đàn em.
Đàm Vĩnh Hưng sẵn sàng đối đầu với người khác để bảo vệ bolero.
- Rất nhiều nghệ sĩ lên tiếng về bolero trước đó, nhưng vì sao anh lại tỏ ra bức xúc trước phát ngôn mới của Tùng Dương?
- Có thể tôi chưa đọc được những ý kiến trước đó, hoặc có thể họ khôn hơn Tùng Dương nên chọn những câu nhẹ nhàng hơn. Nhưng nói những câu như vậy là chỉ có nhận gạch đá mà thôi. Đó là một sự xúc phạm. Một sự cố ý hạ thấp người khác để đưa mình lên.
Tôi sẵn sàng phản ứng mạnh, bất chấp người đó là ai nếu đụng vào những điều liên quan đến nghề nghiệp của tôi. Có nhận xét ác ý về nghề ca hát, đại loại như "xướng ca vô loài", hoặc chỉ trích hay lên án dòng nhạc mà tôi đang theo đuổi, cuối cùng là có thái độ trực tiếp đụng chạm đến tôi mang tính hạ bệ, chà đạp, tôi nhất định sẽ "đánh" đến cùng.
- Phải chăng vì Đàm Vĩnh Hưng ở vị thế vững vàng nên không ngại đụng chạm đồng nghiệp, hay vì anh tổ chức live show bolero ở Hà Nội mà chạm tự ái?
- Nếu bạn là một ông vua mà bạn nói bậy hay làm sai thì cũng sẽ bị soán ngôi nhanh thôi. Tôi không dựa dẫm vào hào quang đang có. Tôi đang đối diện với họ bằng lương tri và đầu óc tỉnh táo để nói về cái nên và không nên.
- Danh ca Phương Dung từng phát biểu rằng bà biết ơn Đàm Vĩnh Hưng và Cẩm Ly vì họ là 2 ca sĩ tiên phong trong việc đưa bolero đến gần giới trẻ. Nhưng trường phái hiện đại lại nói rằng anh đang cổ súy cho thể loại nhạc không có sự sáng tạo. Anh nghĩ thế nào về điều này?
- Tôi rất tự hào nếu họ nói tôi cổ súy cho bolero. Đúng. Tôi làm vậy đó! Nếu bạn giỏi, tài, hay và thuyết phục thì tại sao không làm cho thiên hạ mê mệt và chạy theo cái "thụt tới" của bạn đi?
Mr. Đàm cho rằng Tùng Dương dại khi phát ngôn về bolero.
- Nhưng không thể phủ nhận rằng bolero đang bị khai thác quá đà, thiếu sự đầu tư lẫn sáng tạo. Có ý kiến cho rằng vài cá nhân đang "ăn mày dĩ vãng", anh nghĩ sao?
- Không nên dùng câu nói "ăn mày dĩ vãng" trong chuyện này. Sai. Rất sai. Tất cả chúng ta: âm nhạc dĩ vãng, người nghe hiện tại và cả tương lai nữa đang tìm đến nhau vì họ thấy hợp. Có ai mà đi chọn những thứ không thuộc về mình, không làm mình vui vẻ?
- Anh viết trên Facebook rằng mình từng nghe về sự khinh miệt phân biệt đẳng cấp của các nghệ sĩ. Anh ngụ ý gì?
- Chẳng có ngụ ý gì cả. Tôi phang thẳng luôn chứ không có ngụ ý gì. Tôi nghe rất nhiều. Về sự cười cợt và đàn đúm chê bai nói về tôi cũng như cách hát của "bọn ca sĩ Sài Gòn". Lâu lắm rồi, nhưng tôi không thèm nói tới. Vì họ cho rằng họ hàn lâm, là đẳng cấp, là trường này lớp nọ.
Với những gì đã làm, Đàm Vĩnh Hưng tự nhận mình có đóng góp cho bolero.
- Vậy theo anh, nhạc Việt có nên phân thành nhạc sang - nhạc chợ hay nghệ thuật - thị trường như cách mà bao lâu nay vẫn hay nhắc đến?
- Đó chỉ là một cách gọi để khi giới thiệu cho khán giả biết là mình sắp hát cái gì thôi. Tôi không đủ khả năng để làm việc cao cả. Tôi khẳng định là: Xin lỗi! Anh chỉ là một ca sĩ.
Cái này nằm ở trong ý thức và nhận thức của từng cá nhân. Mình đừng có chơi dại mà nhảy bổ vào đó làm tùm lum. Thay vì như thế thì lo tập trung hát sao cho khán giả chạy theo mình. Khi đó, mình đã là người dẫn đường, mình mà dẫn sai thì mình chết trước. Vì họ ở phía sau mà, họ còn dừng lại kịp. Chỉ có mình mới là người rơi xuống vực thẳm mà thôi.
Bản thân người viết và chính ca khúc đó cũng chưa bao giờ nghĩ là họ sang, sến hay chợ hoặc siêu thị. Chúng ta đang đấu đá nhau không thương tiếc! Nhưng có mấy ai nghĩ đến nỗi lòng của ca khúc chưa? Nó cũng có "hồn" đấy.
- Tùng Dương đang làm show, anh có ngại mình dính bẫy PR?
- Chưa chắc ai dính bẫy của ai.
Các đêm nhạc Bolero được tổ chức dày đặc từ Hà Nội đến TP.HCM đã nói lên phần nào thị hiếu khán giả. Nhưng liệu công chúng có đang quá dễ dãi không khi mà hầu hết các đêm nhạc Bolero hiện nay được đánh giá là thiếu sáng tạo và đầy sự cũ kỹ. Mời độc giả đón đọc bài nhận định: Liveshow Bolero: Chỉ là "ăn mày dĩ vãng"? vào 11h trưa thứ Tư (23/8) tại mục Giải trí - Âm nhạc.
Theo Danviet
Danh ca Bảo Yến chỉ mặt những người có xu hướng đố kỵ Bolero Danh ca cho rằng từ xưa, nhiều nhạc sĩ học cao đã có xu hướng đố kỵ Bolero vì họ không chạm được đến trái tim người nghe nhạc như Bolero đã làm. Không phải bỗng dưng mà Boléro lại được dân chúng miền Nam, miền Trung và một số dân miền Bắc say mê đến thế. Nó được du nhập từ phương...