Bảo vệ tàu cá ở Trường Sa, Trung Quốc âm mưu gì?
Chuyên gia Việt Nam nói về âm mưu của Trung Quốc cố xua tàu Ngư chính bảo vệ tàu cá xâm phạm Trường Sa của Việt Nam đánh bắt trái phép.
Trả lời phỏng vấn TS, ông Trần Cao Mưu – Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam cho biết, Trung Quốc đang cố gắng lấn lướt chủ quyền biển đảo của Việt Nam qua việc xua tàu cá và thậm chí tàu Ngư chính ra Trường Sa.
Tàu Ngư chính 311 của Trung Quốc
“Có thể nói đây là âm mưu độc chiếm Biển Đông cũng như xâm phạm trắng trợn quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam”, ông Mưu nói.
Ông Mưu phân tích, trong đội tàu cá Trung Quốc lần này có tàu hậu cần cỡ 4.000 tấn và 1.500 tấn đủ cho thấy họ muốn khai thác dài ngày trên vùng biển của Việt Nam.
Video đang HOT
Ông Trần Cao Mưu – Tổng thư ký Hội nghề cá Việt Nam – Ảnh: Đỗ Hường
Những ngày qua, Hội nghề cá Việt Nam nhận được nhiều phản ánh của các ngư dân ở miền Trung. Theo đó, ngoài 32 tàu cá đang đánh bắt trái phép ở Trường Sa, còn có nhiều tàu cá Trung Quốc khác đang đánh bắt trong vùng lãnh hải của Việt Nam, gây khó khăn và cản trở ngư dân Việt Nam.
Hội nghề cá Việt Nam phản đối kịch liệt hành động sai trái, ngang ngược của Trung Quốc và khẳng định sẽ có các biện pháp cụ thể, phối hợp cùng nhiều cơ quan chức năng để khuyến khích, bảo vệ ngư dân Việt Nam khi ra đánh bắt ở Biển Đông.
“Chúng ta cần hiểu rõ quan điểm của Trung Quốc là cứ khai thác, rồi khi khai thác nhiều sẽ nghiễm nhiên biến thành vùng biển của mình”, ông Mưu nói.
Ở góc độ khác, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ cho rằng Trung Quốc xua tàu Ngư chính ra Biển Đông chỉ càng cho thấy nước này đuối lý và sai trái khi đòi hỏi chủ quyền về “đường lưỡi bò”.
Theo ông Trục, khi làm những việc bất hợp pháp như vậy ở các khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng như các nước khác, Trung Quốc phải có phương án đề phòng, bảo vệ cho các hoạt động phi pháp có tính toán của mình. “Rõ ràng đây là hành động thị uy của Trung Quốc, họ muốn chứng tỏ rằng nếu các nước khác can thiệp vào các hoạt động phi pháp của họ thì Trung Quốc sẵn sàng ra tay”
Ông Trục còn cho biết thêm, không chỉ các tàu Ngư chính mà thời gian vừa qua, Trung Quốc còn xua các tàu vũ trang, thậm chí là máy bay đến tập trận ở các vùng biển của Philippines, Myanmar và Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Đây không phải lần đầu Trung Quốc có những hành động như vậy, trên bàn đàm phán nói một đằng, trên biển thực hiện một nẻo. Chúng ta có thể nhận rõ điều đó qua các tuyên bố có vẻ thiện chí của Bắc Kinh rằng các bên liên quan trên Biển Đông tôn trọng và xúc tiến mạnh mẽ quá trình đàm phán hòa bình”, ông Trục nhận định.
Trong diễn biễn khác, tờ Tokyo Shimbun của Nhật nói tàu chiến của hạm đội Nam Hải Trung Quốc vẫn đang tập trận bắn đạn thật ở vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Hành động này được cho là để “răn đe” Philippines sau vụ bắn chết một ngư dân Đài Loan tuần trước.
Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc cũng được nói là đang áp sát vùng biển Philippines sau vụ tàu công vụ Philippines bắn tàu cá Đài Loan (Trung Quốc) sáng 9/5.
Những ngày qua, truyền thông Trung Quốc vẫn liên tiếp đưa tin về hoạt động của đội tàu cá nước này ở Trường Sa. Tuy nhiên, báo mạng Hải Nam của nước này thừa nhận tàu cá Trung Quốc đang “chơi dài” do không bắt được cá.
Hôm nay, 20/5, báo mạng Hải Nam tiếp tục đưa tin bài về đội tàu cá, nhưng cũng chỉ nói thêm được rằng “bắt đầu câu được nhiều cá”, nhưng không tiết lộ đánh bắt được bao nhiêu kg.
Thuyền viên trong đội tàu cá được dẫn lời thừa nhận rằng họ nhiều lần “mừng hụt” bởi máy dò cá phát hiện có nhiều luồng cá nhưng ra đến nơi thì cá đi mất sạch.
Theo vietbao
Trung Quốc ngang ngược điều tàu Ngư chính đến Vịnh Bắc Bộ
Như tin đã đưa, bất chấp việc Việt Nam phản đối Trung Quốc áp đặt việc cấm đánh bắt cá năm 2013, Trung Quốc vẫn ngang nhiên đưa các tàu Ngư chính ra Biển Đông nhằm tăng cường hiệu lực của cái gọi là "lệnh cấm đánh bắt cá" trong khu vực này.
Tàu Ngư chính 45001 của Trung Quốc đang lộng hành ở Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam
Theo đó, từ ngày 14 đến 18/5, lực lượng chấp pháp tỉnh Quảng Tây gồm các tàu Ngư chính mang số hiệu 45001, 45002, 45021, 45006 và 45039 sẽ tiến hành cái gọi là "tuần tra" tại vùng biển chủ quyền của Việt Nam thuộc khu vực Vịnh Bắc Bộ.
Các tàu Ngư chính này sẽ cản trở các tàu đánh cá của Việt Nam hoạt động hợp pháp trong khu vực này thậm chí còn có thể bắt giữ, xử lý các tàu cá bị quy là vi phạm lệnh cấm đơn phương của Trung Quốc.
Trước đó, chiều 15/5, ngay sau khi Bộ Nông Nghiệp Trung Quốc công bố về việc nước này sẽ thi hành lệnh cấm đánh bắt cá, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị đã lập tức lên tiếng phản đối và nêu rõ:
"Việc Trung Quốc đơn phương thi hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông với phạm vi bao gồm cả một số vùng biển của Việt Nam là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, không phù hợp với tinh thần Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Việt Nam phản đối và coi quyết định đơn phương nói trên của Trung Quốc là vô giá trị".
Theo Dantri
Yêu cầu Trung Quốc rút toàn bộ tàu thuyền khỏi vùng biển Việt Nam Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc đưa 32 tàu cá ra đánh bắt trái phép ở Trường Sa của Việt Nam, Hội Nghề cá Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay hành hành động này và rút toàn bộ tàu thuyền ra khỏi vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam. Theo công văn gửi Văn phòng Chính phủ,...