Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, kinh tế số và kinh tế chia sẻ; khuyến khích kinh doanh, tiêu dùng bền vững.
Thủ tướng vừa phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử. Ảnh minh họa: Mỹ Phương/TTXVN
Chương trình phấn đấu đến hết năm 2025, hằng năm, tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều có hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam. Bảo đảm hằng năm ít nhất 200.000 người tiêu dùng trên cả nước được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc được đào tạo kỹ năng về tiêu dùng, trong đó có những chương trình ưu tiên cho đối tượng người tiêu dùng yếu thế như học sinh, sinh viên, trẻ em, người cao tuổi, người tiêu dùng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo…
Tổ chức được ít nhất 500 khóa đào tạo, lớp tập huấn ngắn, trung và dài hạn trong và ngoài nước cho các cán bộ, công chức, người lao động làm công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
Bảo đảm tối thiểu 60 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập được Hội bảo vệ người tiêu dùng cấp tỉnh; tối thiểu 40 tỉnh, thành phố phát triển được mạng lưới tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tới địa bàn quận, huyện.
Đồng thời, hình thành hệ thống tổ chức hòa giải về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên toàn quốc theo quy định của pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Video đang HOT
Phát triển hệ thống tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng
Chương trình xây dựng, nâng cấp, phát triển, hoàn thiện và kết nối các hệ thống tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc; xây dựng, phát triển và triển khai một quy trình tư vấn, hướng dẫn chung cho các cơ quan, tổ chức tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc.
Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hướng tới việc sử dụng, vận hành một hệ thống cơ sở dữ liệu chung và một quy trình tư vấn thống nhất cho các yêu cầu, khiếu nại, phản ánh của người tiêu dùng trên phạm vi toàn quốc tại các cơ quan, tổ chức tham gia vào công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Đồng thời, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quy tắc đạo đức ứng xử với người tiêu dùng, tiêu chí, chuẩn mực trong kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng.
Bảo đảm 90% các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại các cơ quan quản lý Nhà nước, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trong đó tỉ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 80% vụ việc được tiếp nhận.
Chương trình trên bao gồm các hoạt động, đề án đẩy mạnh công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được phê duyệt để thực hiện các nội dung quy định tại Điều 48, Điều 49 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Điều 28, Điều 35 của Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các mục tiêu quy định trên.
Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, Chương trình sẽ tập trung phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo những nội dung sau: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; kiện toàn hệ thống cơ quan, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; tăng cường công tác đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm; xây dựng, nâng cấp, phát triển, hoàn thiện và kết nối các hệ thống tư vấn, hỗ trợ người tiêu dùng trên toàn quốc; triển khai các chương trình khuyến khích doanh nghiệp thực hiện quy tắc đạo đức ứng xử với người tiêu dùng, tiêu chí, chuẩn mực trong kinh doanh nhằm tối ưu hóa lợi ích của người tiêu dùng.
Gần hết vụ vải thiều, nông dân Bắc Giang ước thu hơn 6.700 tỷ đồng
Doanh thu từ vải thiều ước tính đạt 4.214 tỷ đồng, doanh thu từ dịch vụ phụ trợ (như thùng xốp, đá cây...) ước đạt 2.511 tỷ đồng.
Sau hơn một tháng tiêu thụ, thống kê của Sở Công Thương Bắc Giang cho thấy doanh thu ước tính từ vải thiều và dịch vụ phụ trợ tính đến nay đạt 6.727 tỷ đồng (bằng 98,5% năm ngoái), kết thúc vụ dự kiến doanh thu trên 6.800 tỷ đồng.
Đến 30/6, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được trên 212.876 tấn vải thiều, đạt 118,3% kế hoạch. Trong đó, tiêu thụ nội địa đạt 138.619 tấn, chiếm 65,1%; xuất khẩu 74.257 tấn, chiếm 34,9%.
Giá bán vải tươi duy trì ở mức dao động từ 12.000-26.000 đồng/kg; giá vải sấy khô 40.000-55.000 đồng/kg.
Theo kế hoạch và căn cứ tình hình sản xuất thực tế, khoảng một tuần nữa nông dân trong tỉnh sẽ cơ bản thu hoạch xong vải thiều, sớm hơn dự kiến khoảng 10 ngày.
Theo đánh giá của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại huyện Lục Ngạn và tỉnh Bắc Giang tại thời điểm trước và trong vụ tiêu thụ vải thiều, nhưng việc thu hoạch và tiêu thụ đã diễn ra thuận lợi.
Xuất khẩu đường bộ thuận lợi, mở rộng thị trường phía Nam, đổi mới kênh bán hàng đã giúp Bắc Giang tiêu thụ gần 90% tổng sản lượng vải thiều. Ảnh: Lê Hiếu.
Theo đó, đây là năm đầu tiên thị trường tiêu thụ nội địa có sản lượng vải thiều lớn nhất. Không chỉ trong nước, vải thiều còn được xuất khẩu thuận lợi theo đường chính ngạch, được người tiêu dùng Nhật Bản, Australia, Mỹ, Pháp, Hà Lan, Cộng hòa Czech, Đức... đón nhận.
Ngoài ra, vải thiều cũng được xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như Trung Quốc (hơn 66.000 tấn), Campuchia, Thái Lan và một số nước Đông Nam Á với số lượng hàng chục nghìn tấn.
Từ đầu vụ năm nay, Bắc Giang xây dựng 3 kịch bản tiêu thụ và liên tục thay đổi kịch bản theo tuần, tùy theo diễn biến của dịch. Ngoài ra, Bắc Giang cũng chủ động thay đổi chiến lược, chuyển hướng tiêu thụ 60% nội địa và 40% xuất khẩu, thay vì tỷ lệ ngược lại như mọi năm.
Thị trường trong nước cũng được tính toán lại, ngoài TP.HCM còn được mở rộng thêm các tỉnh Tây Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên, thay vì chú trọng Hà Nội, các tỉnh miền Bắc như những năm trước.
Đặc biệt, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các sở, ban, ngành, chính quyền các địa phương cùng người dân tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại điện tử.
Bằng các làm này, đến nay toàn tỉnh tiêu thụ hơn 5,2 nghìn tấn vải thiều qua 7 sàn giao dịch thương mại điện tử lớn trong nước và quốc tế cùng nhiều kênh bán hàng online.
Trước đó vào đầu tháng 6, Bắc Giang đề nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các hãng hàng không trong nước hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh phân phối vải thiều từ Bắc Giang vào các tỉnh phía Nam với mức giá ưu đãi trong thời gian thu hoạch chính vụ.
Theo ông Phan Thế Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đạt được kết quả tiêu thụ vải hiện nay ngoài sự nỗ lực của Bắc Giang, "còn là sự hỗ trợ của Trung ương, các bộ ngành, tỉnh thành và sự ủng hộ tích cực của người dân cả nước".
Ngành Hải quan: Chủ động các giải pháp để hoàn thành mục tiêu kép Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc chỉ đạo ngành Hải quan tiếp tục nỗ lực vượt qua khó khăn thách thức của dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa chống dịch vừa tạo thuận lợi thương mại, phấn đấu thu ngân sách đạt và vượt chỉ tiêu được giao năm 2021. Bộ trưởng Bộ Tài chính...