Bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư: Bắt đầu từ đâu?
Vi phạm quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư vẫn còn là vấn đề bức xúc trong giới Luật sư
Kể từ khi được thành lập (tháng 5/2009), Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã thiết lập cơ chế nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của luật sư, của các Đoàn luật sư thành viên. Thế nhưng, hiệu quả giải quyết, bảo vệ luật sư khi phát sinh các sự việc mới dừng ở bề nổi, thiếu sự theo đuổi đến tận cùng. Đặc biệt, đối với một số vụ việc có tính chất nghiêm trọng, mặc dù Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã phối hợp với các cơ quan liên quan nhưng vẫn chưa có kết quả cụ thể.
Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ 2 nhiệm kỳ 2014-2019 Từ năm 2009 đến hết năm 2014, Liên đoàn Luật sư nhận được hơn 140 đơn yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của luật sư. Phần lớn các đơn này phản ánh và đề nghị Liên đoàn can thiệp, bảo vệ quyền hành nghề hợp pháp của luật sư bị cản trở từ phía cơ quan tiến hành tố tụng. Liên đoàn Luật sư đã phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan có liên quan giải quyết các vụ việc.
Tuy nhiên, thời gian qua, việc hành nghề của luật sư vẫn gặp nhiều cản ngại, vướng mắc trong việc tiếp cận và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, trong đó tập trung ở các khâu thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa, gặp mặt trong trại tạm giam. Nghiêm trọng hơn, có một vụ việc như luật sư Trần Hồng Lĩnh bị tạt a xít tại Hải Phòng, Văn phòng luật sư Bùi Đình Ứng bị đổ xăng đốt tại Hà Nội, một số luật sư bị đe dọa, hành hung tại phiên tòa… tuy đã được Liên đoàn can thiệp, nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn chưa khởi tố điều tra nhằm truy tìm thủ phạm.
Video đang HOT
Theo Luật sư Trần Hữu Huỳnh, Đoàn Luật sư Hà Nội, hiện tượng vi phạm quyền hành nghề hợp pháp của Luật sư vẫn còn là vấn đề bức xúc trong giới Luật sư. “Vai trò vị trí của luật sư ở Việt Nam hiện nay trong quá trình tiến hành tố tụng chưa được tôn trọng một cách đúng mức, chưa được tạo điều kiện thuận lợi. Khi chúng ta nói đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư không chỉ đơn thuần là vấn đề hành nghề của luật sư mà sâu xa hơn nữa là nói đến vấn đề thực hiện quyền của tổ chức cá nhân được quy định trong Hiến pháp 2013. Khi công dân và tổ chức không thể tự bảo vệ được, họ cần đến vai trò trợ giúp pháp lý, việc tạo thuận lợi cho luật sư để nhanh chóng nắm được công việc, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí cũng tức là trực tiếp thực hiện cam kết của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức”, Luật sư Trần Hữu Huỳnh bày tỏ.
Luật sư Nguyễn Hoàng Bích Hải, Văn phòng Luật sư Bích Hải nêu ví dụ về chỗ ngồi của các luật sư trong các phiên tòa. Theo Luật sư Hải, sự “không bình đẳng” phần nào làm giảm lòng tin của người dân vào vai trò của luật sư.
“Thực tế hiện nay trong tất cả tòa án, vị trí của luật sư lẽ ra được ngang với bên công tố, tức là người buộc tội và người gỡ tội phải ngang nhau. Thế nhưng mà luật sư bao giờ cũng ngồi ở hàng dưới. Và cái bục cho Hội đồng xét xử bao giờ cũng cao hơn. Người dân nhìn vào thấy rõ ràng luật sư ở dưới 1 bậc, cảm giác có một sự không công bằng trong tác nghiệp của luật sư”, Luật sư Nguyễn Hoàng Bích Hải nói.
Từ những thực tế đặt ra, Luật sư Phan Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam cho rằng, nếu luật sư không bảo vệ quyền hành nghề và các quyền lợi hợp pháp khác của mình thì cũng sẽ không bảo vệ được quyền lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong xã hội. Chính vì vậy, trong nhiệm kỳ mới này, nhiệm vụ trọng tâm của Liên đoàn Luật sư là đại diện bảo vệ quyền lợi luật sư, quyền hành nghề hợp pháp của luật sư.
“Đội ngũ luật sư tham gia xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý an toàn cho việc hành nghề của luật sư. Cần hình thành và xây dựng được cơ chế ổn định phối hợp giữa Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các đoàn luật sư địa phương. Hiện nay chỉ có Đoàn luật sư Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có ban bảo vệ quyền lợi luật sư. Phải làm sao để các đoàn luật sư đều có các đầu mối giải quyết ngay từ đầu và đeo bám đến tận cùng để giải quyết quyền lợi của luật sư thay vì chỉ có văn bản đề nghị với các cơ quan Nhà nước”, Luật sư Phan Trung Hoài đề nghị.
Dự Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ 2 cuối tuần trước, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề nghị: “Liên đoàn Luật sư Việt Nam cần nghiên cứu đề xuất các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục hoàn thiện luật pháp, góp phần tạo hành lang pháp lý, thuận lợi cho luật sư, tổ chức luật sư hoạt động; xây dựng cơ chế để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại tòa xét xử các vụ án hình sự; phát huy vai trò của luật sư ngay từ trong giai đoạn điều tra nhằm bảo đảm mọi công dân có nhu cầu đều được luật sư trợ giúp pháp lý và được bào chữa khi bị xét xử”.
Cùng với những trợ giúp từ phía Nhà nước, Liên đoàn Luật sư, mỗi luật sư cũng cần nâng cao tố chất nội lực, kỹ năng phẩm chất nghề nghiệp và cơ chế tự phòng ngừa rủi ro trong hành nghề của mình./.
Thu Thảo
Theo_VOV
Luật sư "ngồi" đâu khi tranh tụng và cải cách tư pháp?
Trên thực tế, luật sư đã được tạo điều kiện phù hợp để thực hiện tốt vai trò của mình hay chưa là câu chuyện còn nhiều vấn đề phải bàn.
Ngày 17/4, tại Hà Nội diễn ra Đại hội đại biểu Luật sư toàn quốc lần thứ 2. Trong yêu cầu của cải cách tư pháp, vai trò của luật sư đã được khẳng định, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị yêu cầu: Nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Đào tạo, phát triển đội ngũ luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ chuyên môn. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm đối với luật sư.
Ông Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Ảnh: Liên đoàn Luật sư Việt Nam)
Tuy nhiên, trên thực tế, luật sư đã được tạo điều kiện phù hợp để thực hiện tốt vai trò của mình hay chưa là câu chuyện còn quá nhiều vấn đề phải bàn. Chỉ nói riêng về tranh tụng, vị thế của luật sư luôn thấp hơn những người tiến hành tố tụng với phần bào chữa ít khi được tôn trọng. Thực tế này khiến chúng ta phải đặt câu hỏi: Liệu bao giờ những yêu cầu của cải cách tư pháp thành hiện thực. Vị thế của luật sư cần phải thay đổi như thế nào và bằng cách nào thì mới đạt được yêu cầu đó.
Đây là chủ đề cuộc trao đổi giữa phóng viên VOV với Luật sư Nguyễn Văn Chiến, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Luật sư Việt Nam.
Ngọc Chi
Theo_VOV
Bộ Y tế kiến nghị 5 năm sẽ cấp chứng chỉ hành nghề một lần Bộ Y tế kiến nghị, việc cấp giấy phép hoạt động nên thực hiện định kỳ 5 năm một lần thay vì chỉ cấp một lần như trước kia, để quản lý tốt hơn về chất lượng. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tại phiên họp (Ảnh Pháp luật TP HCM). Sáng ngày 13/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị...