Bảo vệ, phát hiện sớm nhóm đối tượng nguy cơ mắc COVID-19, hạn chế tử vong: Rất cấp thiết
Bộ Y tế nhấn mạnh việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong rất cấp thiết.
Nhiều địa phương “đi từng ngõ, gõ từng nhà” rà soát đối tượng có nguy cơ nhằm vận động, tổ chức tiêm vaccine
Gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ: nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm vaccine
Trong công văn mới nhất gửi Sở y tế các tỉnh, thành phố; các bệnh viện, viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; bệnh viện trực thuộc trường đại học; y tế bộ, ngành về việc giảm nguy cơ tử vong người bệnh COVID-19 tại các cơ sở khám chữa bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện nay tình hình dịch COVID-19 vẫn đang có chiều hướng diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới. Thêm vào đó, đã có nhiều nước ghi nhận biến thể Omicron.
Tại Việt Nam chưa ghi nhận biến thể này, tuy nhiên nguy cơ xâm nhập và lây lan vào nước ta rất lớn. Cùng với các biến chủng đang lưu hành sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc COVID-19 ở người thuộc nhóm nguy cơ: nhóm người trên 50 tuổi, có bệnh nền, chưa được tiêm chủng hoặc tiêm chủng đầy đủ.
Nhiều địa phương “đi từng ngõ, gõ từng nhà” rà soát đối tượng có nguy cơ nhằm vận động, tổ chức tiêm vaccine phòng COVID-19. Trong ảnh, tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người trên 50 tuổi tại BV Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Thái Bình
Vì vậy, Bộ Y tế nhấn mạnh việc quản lý, bảo vệ và phát hiện sớm người thuộc nhóm nguy cơ mắc COVID-19 để kịp thời theo dõi sức khỏe, điều trị sớm nhằm hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong rất cấp thiết.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị các tỉnh, thành khẩn trương tổng rà soát đối tượng tiêm chủng trên địa bàn, đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng đảm bảo bao phủ đủ mũi cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; đặc biệt lưu ý các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 tuổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ.
Tổ chức tiêm vét tại nhà cho người cao tuổi, người có bệnh nền, người di chuyển khó khăn, hoàn thành trong tháng 12/2021.
Trong các cuộc họp thời gian qua cũng như trong nhiều văn bản chỉ đạo về công tác tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, công khác khám chữa bệnh, phát hiện sớm, điều trị COVID-19, lãnh đạo Bộ Y tế đều đã nhiều lần nhắc việc phải đặc biệt ưu tiên, quan tâm tiêm chủng cho nhóm đối tượng thuộc nhóm nguy cơ như người có bệnh nền, người trên 50 tuổi…
Trong văn bản mới nhất về hướng dẫn tiêm vaccine mũi bổ sung, nhắc lại, Bộ Y tế cũng nêu rõ tiêm liều nhắc lại cho đối tượng là người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản hoặc liều bổ sung, bảo đảm bao phủ cho toàn bộ người có bệnh nền, người cần được chăm sóc dài hạn tại các cơ sở y tế, người từ 50 tuổi trở lên, người trực tiếp xét nghiệm, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế…
“Đi từng ngõ, gõ từng nhà”, vận động tiêm vaccine để bảo vệ đối tượng nguy cơ trước dịch bệnh COVID-19
Theo các chuyên gia, các đối tượng nguy cơ như bệnh nền, người già, hệ miễn dịch suy yếu là đối tượng cần quan tâm đặc biệt để bảo vệ, bởi phần lớn số ca tử vong rơi vào đối tượng này. Với chiến dịch mới, các phường xã cần chủ động rà soát, nắm chắc danh sách tại địa phương mình quản lý.
Sở Y tế TP HCM cho biết, qua phân tích, nhận thấy phần lớn tỷ lệ tử vong rơi vào nhóm nguy cơ (trên 65 tuổi, có bệnh nền). Do đó, ngành y tế hiện đang dồn lực can thiệp bảo vệ người ở nhóm nguy cơ cao, lập danh sách, lấy mẫu xét nghiệm COVID-19, ưu tiên dùng thuốc Molnupiravir và được bác sĩ theo dõi chặt chẽ.
Theo thông tin tại cuộc họp mới đây, TP HCM công bố có khoảng 14.816 người thuộc nhóm nguy cơ (trên 65 tuổi, có bệnh nền) vẫn chưa tiêm vaccine phòng COVID-19. Đây là nhóm có nguy cơ trở nặng và tử vong rất lớn nếu mắc COVID-19.
Trước tình hình trên, yêu cầu nhanh chóng phủ kín vaccine, bảo vệ nhóm nguy cơ trở thành nhiệm vụ quan trọng của ngành y tế và cộng đồng.
UBND TP cũng đã có văn bản về việc bảo vệ đối tượng nguy cơ là một yếu tố trong 6 chiến lược y tế mới tại TP HCM. Ngành y tế TP HCM đã phát động nhiều giải pháp để bảo vệ đối tượng nguy cơ.
Theo đó, ngành y tế sẽ đi đến tận nhà các gia đình có người lớn tuổi, đối tượng nguy cơ để thăm khám, lập danh sách tiêm vaccine. Chiến lược này đã từng được các địa phương tại TP HCM thực hiện và nay được chú trọng tạo thành chiến dịch để bảo vệ họ trước diễn biến mới của dịch bệnh.
Video đang HOT
Tại An Giang lãnh đạo Sở Y tế cho biết, khoảng 90% số tử vong do COVID-19 có bệnh nền, trên 86% là người từ 50 tuổi trở lên; 83% số ca tử vong là chưa tiêm vaccine;
Sở Y tế tỉnh Tiền Giang cho biết, trong số các ca tử vong trên địa bàn tỉnh, chủ yếu do bệnh nền như tim mạch, đái tháo đường; khoảng 65% tử vong chưa tiêm vacccine.
Tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP Đà Nẵng mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP Ngô Thị Kim Yến yêu cầu các đơn vị, địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch nhằm sớm phát hiện, nhanh chóng khoanh vùng để khống chế dịch bệnh.
Phó Chủ tịch UBND thành phố đề nghị các quận, huyện kiểm tra, rà soát tất cả các đối tượng là người cao tuổi, người có bệnh lý nền chưa được tiêm phòng, ngoài lý do chống chỉ định tiêm, để lên kế hoạch tiêm cho người dân. Những trường hợp không thể đi tiêm thì bố trí xe đến tiêm tận nơi và việc tiêm chủng này phải hoàn thành trước ngày 5/1/2022.
Sáng 21/12: Gần 1.100 ca COVID-19 đang thở máy và ECMO; TP.HCM rà soát tất cả người nhập cảnh là F0 từ ngày 28/11
Bộ Y tế cho biết đã có hơn 1,1 triệu ca COVID-19 tại Việt Nam khỏi bệnh; trong số các F0 đang điều trị có 7.615 ca nặng, riêng số ca thở máy và ECMO khoảng gần 1.100 trường hợp; TP.HCM rà soát tất cả người nhập cảnh mắc COVID-19 từ ngày 28/11.
Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.555.455 ca mắc COVID-19, đứng thứ 32/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 148/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 15.772 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.549.945 ca, trong đó có 1.107.082 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (495.370), Bình Dương (289.330), Đồng Nai (95.212), Tây Ninh (64.961), Long An (39.709).
Lấy mẫu cho bệnh nhân tại khu cách ly. Ảnh: CĐYTVN
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.109.899 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 7.615 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 5.257 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.264 ca; Thở máy không xâm lấn: 166 ca; Thở máy xâm lấn: 906 ca; ECMO: 22 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 244 ca; Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 29.791 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 32/234 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 132/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 9/49 (xếp thứ 4 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 28.972.248 mẫu cho 72.840.350 lượt người.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 139.458.125 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 75.889.748 liều, tiêm mũi 2 là 62.270.169 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 của vaccine Abdala) là 1.298.208 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 21/12 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu trên 275.458.517 ca, trong đó có 5.374.909 người tử vong.
Các nước cũng ghi nhận trên 245.700.000 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 22 triệu ca và trên 89.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 20/12, thế giới có 118 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 92 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh.
Châu Âu đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với hơn 60% số ca mắc mới COVID-19 hằng ngày trên toàn cầu tập trung tại châu lục này.
Cơ quan An ninh y tế Vương quốc Anh (UKHSA) thông báo đã ghi nhận 82.886 ca mắc mới COVID-19 trong vòng 24 giờ qua, thấp hơn so với mức 90.418 ca của ngày trước đó, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 11.361.387 ca.
Trong đó, Anh ghi nhận 12.133 ca nhiễm biến thể Omicron, mức cao nhất theo ngày kể từ khi biến thể này xuất hiện tại đây. Tổng số ca nhiễm biến thể Omicron tại Anh hiện là 37.101 ca. Anh đến nay có 12 ca tử vong và 104 ca đang phải điều trị trong các bệnh viện vì nhiễm biến thể Omicron.
TP HCM: Lấy mẫu xét nghiệm, giải trình tự gene nhằm xác định biến thể Omicron tất cả người nhập cảnh mắc COVID-19 từ ngày 28/11
Sở Y tế TP.HCM vừa ban hành văn bản khẩn về giám sát và phòng chống biến thể Omicron gửi 22 địa phương và các đơn vị y tế trực thuộc.
Theo đó, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) được giao rà soát tất cả trường hợp nhập cảnh từ 28/11 có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính bằng phương pháp NAAT, PCR trong vòng 14 ngày kể từ khi nhập cảnh. Các đơn vị phối hợp với Viện Pasteur để đánh giá dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm, giải trình tự gene nhằm xác định biến thể Omicron.
Nếu ghi nhận ca dương tính nhiễm biến thể Omicron, các đơn vị rà soát người tiếp xúc gần để lấy mẫu xét nghiệm, giải trình tự gene nếu dương tính.
Hoạt động của hệ thống giám sát phải được tăng cường để sớm phát hiện ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường. Các đơn vị chủ động phối hợp với Viện Pasteur để lấy mẫu giám sát, nghiên cứu phát hiện biến thể mới.
UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện được giao tiêm vaccine phòng Covid-19 ngay cho người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều, đặc biệt là nhóm nguy cơ (trên 50 tuổi, mắc bệnh nền). Việc tiêm liều bổ sung, nhắc lại cần được triển khai khẩn trương.
Cần Thơ thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19
Hội đồng Đạo đức: Xác minh các trường hợp mắc COVID-19 trong nghiên cứu để phân tích, đánh giá hiệu lực bảo vệ của vaccine NanocovaxĐỌC NGAY
Tăng hạn dùng 3 tháng vaccine phòng COVID-19 Pfizer: Địa phương nào để vaccine hết hạn, Giám đốc Sở phải chịu trách nhiệmĐỌC NGAY
Khẩn: Rà soát tất cả người nhập cảnh từ 28/11/2021 mắc COVID-19 để giải trình tự gen xác định biến thể OmicronĐỌC NGAY
Chủ tịch UBND TP Cần Thơ vừa ban hành quyết định thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 khi tình hình dịch vẫn chưa có chiều hướng giảm.
Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị bệnh nhân COVID-19 điều trị tầng 3 thuộc mạng lưới hồi sức tích cực Quốc gia, đặt dưới sự điều hành, quản lý về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Y tế và sự chỉ đạo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Ban Chỉ đạo thành phố về phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Trung tâm có quy mô 100 giường, trụ sở làm việc đặt tại Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ
Trung tâm tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy hiểm và hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn trong cấp cứu, hồi sức tích cực và điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố và địa bàn các tỉnh trong vùng được phân công.
Thiết lập mạng lưới, hướng dẫn, hỗ trợ về mặt chuyên môn cho khoa hồi sức tích cực của các bệnh viện trong vùng được giao phụ trách. Trong trường hợp có ca bệnh nặng, nguy kịch vượt quá khả năng chuyên môn, thực hiện chuyển tuyến người bệnh đến Trung tâm hồi sức tích cực Quốc gia được Bộ Y tế phân công phụ trách vùng.
Sở Y tế chỉ đạo Bệnh viện a khoa TP Cần Thơ huy động nguồn nhân lực y tế, cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện cho Trung tâm.
ồng thời tổ chức tiếp nhận, điều trị, cấp cứu trường hợp bệnh nhân nặng, nguy kịch; hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn trong việc điều phối chuyển tuyến người bệnh COVID-19 đến Trung tâm đảm bảo kịp thời, an toàn, hiệu quả, tuân thủ theo hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật của Bộ Y tế.
Bệnh viện a khoa TP Cần Thơ có trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sắp xếp bố trí nhân lực để trung tâm tiếp nhận, điều trị và chăm sóc bệnh nhân COVID-19.
Trong ngày 20/12, Cần Thơ có thêm 773 ca mắc COVID-19, điều trị khỏi 1.176 ca; tử vong 8. Tính từ ngày 8/7 đến nay, TP này đã có 43.428 ca mắc Covid-19, trong đó có 29.179 ca được điều trị khỏi. Hiện TP có 14.654 F0 đang cách ly điều trị tại nhà, 2.187 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế.
F0 trong cộng đồng ở miền Tây chưa giảm
Cà Mau ghi nhận 967 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 20/12, trong đó có 946 ca cộng đồng; có 822 người điều trị khỏi, 3 người tử vong. Lũy kế, toàn tỉnh đã có 25.363 ca mắc, trong đó 12.182 người khỏi, 101 người tử vong,
Bến Tre có thêm 865 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, tất cả đều ca cộng đồng; trong ngày thêm 6 ca tử vong, nâng số ca tử vong lên 125.
Đồng Tháp ghi nhận 786 người mắc COVID-19, trong đó có 242 ca cộng đồng. Trong ngày thêm 8 ca tử vong nâng số ca tử vong lên 438.
Vĩnh Long thêm 596 ca mắc COVID-19, trong đó 470 F0 cộng đồng; trong ngày thêm 9 ca tử vong nâng số tử vong lên 215.
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19
Bạc Liêu có thêm 552 ca mắc mới COVID-19, có 639 ca bình phục, 4 ca tử vong. Lũy kế đến nay tỉnh này có 23.551 ca nhiễm, trong đó có 17.444 ca bình phục, 198 ca tử vong.
Tiền Giang có 347 ca F0, trong đó 43 ca cộng đồng, 304 ca trong khu cách ly, trong ngày 11 ca tử vong.
Trà Vinh ghi nhận 329 ca mắc COVID-19, trong đó 318 F0 cộng đồng. Tổng ca mắc cộng dồn 15.469 đã điều trị khỏi 6.831 ca; ca tử vong cộng dồn 95.
Sóc Trăng ghi nhận 306 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số F0 trong toàn tỉnh lên 28.040 ca. Đến nay, tỉnh này đã điều trị khỏi 21.944 ca, có 243 trường hợp tử vong, hiện đang cách ly điều trị 2.809 trường hợp tại các cơ sở y tế và 3.044 ca tại nhà.
Kiên Giang phát hiện 276 ca mắc COVID-19, trong đó 127 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 27.095, ca điều trị khỏi 23.826.
An Giang thêm 251 ca COVID-19 mới, trong đó có 210 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn 29.999 trường hợp, đã điều trị khỏi cho 24.787 ca; 793trường hợp tử vong
Chiều 21/12: Việt Nam đã tiêm vượt mốc 140 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Cập nhật trên cổng thông tin tiêm chủng, tính đến 15h30 ngày 21/12, cả nước đã tiêm hơn 140,4 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Các địa phương đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ tiêm để đạt độ bao phủ mũi 1. Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 để đạt được độ bao phủ mũi...