Bảo vệ nguồn nước ngầm: Tối ưu việc khai thác và sử dụng
Đề án bảo vệ nước ngầm ở các đô thị lớn được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2013, triển khai giai đoạn 1 ở 9 đô thị là Hà Nội, TP.HCM, Buôn Ma Thuột, Hải Dương, Thái Nguyên, Mỹ Tho, Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu và Quy Nhơn. Đến 13/3/2019, kết quả giai đoạn 1 đề án đã được Bộ TNMT phê duyệt.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp
Ông Triệu Đức Huy – Phó Tổng Giám đốc Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia cho biết, kết quả của đề án này đã đánh giá lại toàn bộ thực trạng về tài nguyên nước dưới đất của 9 đô thị lớn; thực trạng khai thác, sử dụng và những tồn tại, các nguy cơ cũng như nguyên nhân gây ra các tình trạng cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn, sụt lún nền đất. Từ kết quả đó, đánh giá được tài nguyên này hiện có bao nhiêu, đang khai thác như thế nào, những vấn đề gì bất cập và phải khai thác ra sao cho bền vững, ổn định lâu dài; đồng thời đưa ra các giải pháp bảo vệ nước dưới đất cho các đô thị lớn.
Đối với nguồn nước dưới đất, cách bảo vệ tối ưu nhất vẫn là sử dụng và khai thác hợp lý. Ảnh: I.T
“Tôi tin rằng, với đề án mà chúng tôi điều chỉnh, tình trạng cạn kiệt nước ở các đô thị lớn sẽ không còn xảy ra”.
Ông Triệu Đức Huy
Video đang HOT
Theo ông Triệu Đức Huy, đề án cũng đưa ra các giải pháp công trình và phi công trình phục vụ cho công tác quản lý, quy hoạch lại các bãi giếng, sơ đồ khai thác hợp lý. Cùng với đó là lộ trình để chuyển đổi các khu vực hiện nay đang khai thác quá mức để giảm khai thác tiến tới dừng hẳn. Đối với những khu vực nguồn nước dưới đất dồi dào, có khả năng cung cấp để phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội sẽ được đầu tư và phát triển các hành lang với mục tiêu đảm bảo cho việc khai thác nước dưới đất được bền vững. Khoanh định hành lang bảo vệ miền cấp, công trình khai thác nước dưới đất.
Bên cạnh đó, kết quả đề án cũng khoanh định và đưa ra các giải pháp cụ thể với những khu vực nào có thể bổ sung nhân tạo, phục hồi các nguồn nước bị cạn kiệt, cải thiện chất lượng nước trong các tầng chứa nước. Chẳng hạn như phải quản lý ra sao để đưa nguồn nước xuống các tầng chứa nước và khai thác ngược trở lại phục vụ cho mùa khô…
Định hướng công tác sử dụng nước ngầm
Mặt khác, để giám sát việc khai thác cho an toàn, hợp lý đề án xây dựng hoàn thiện mạng quan trắc giám sát cả về trữ lượng và chất lượng nguồn nước này. Từ đó có những khuyến cáo cho nhà quản lý; định hướng cho công tác khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên quý giá này phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội.
Ông Huy cho hay, Hà Nội – một trong những đô thị có lưu lượng khai thác nước rất lớn với khoảng 1 triệu m3/ngày, việc khai thác với công suất vượt quá khả năng cung cấp của tầng chứa nước đã dẫn đến cạn kiệt nguồn nước. Do vậy, đề án đã tính toán, quy hoạch lại đảm bảo vẫn cung cấp được với lưu lượng, thậm chí, còn hơn so với nhu cầu thông qua việc đẩy các bãi giếng ra khu vực ven sông, khai thác bằng những công nghệ thấm lọc công suất rất lớn. Trong vài năm gần đây, thành phố cũng điều chỉnh lưu lượng của bãi giếng Hạ Đình; nhờ đó hiện nay, mực nước bãi giếng này đang dần phục hồi.
Một đô thị điển hình khác có khai thác nước dưới đất rất lớn là Thái Nguyên. Ở đây cũng có những tác động tiêu cực như cạn kiệt, ô nhiễm, sụt lún nền đất. Đáng chú ý, đây còn là đô thị có tính đặc trưng nằm trên các cấu trúc nền đá vôi, nước ngầm vận động nên nếu không có giải pháp khai thác nước dưới đất hợp lý sẽ gây ra tình trạng sụt lún.
Kết quả đề án đã đánh giá tương đối toàn diện những vùng có nguy cơ sụt lún, những vùng nào không thể khai thác được, những vùng nào vẫn có thể khai thác được và có giải pháp an toàn để khai thác nước dưới đất. Đồng thời, đề án đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hợp lý đối với đô thị Thái Nguyên.
Theo Danviet
Vinaconex sẽ cung cấp dịch vụ lao động chất lượng cao cho các đối tác Nhật Bản
Tổng Công ty Vinaconex đã ký biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dịch vụ lao động chất lượng cao cho các công ty Nhật Bản.
Bên lề "Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản" trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20, Tổng Công ty Vinaconex đã ký biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dịch vụ lao động chất lượng cao cho các công ty Nhật Bản.
Sự kiện có sự tham dự và chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo các Bộ - Ban Ngành, các Doanh nghiệp 2 nước.
Ông Dương Văn Mậu, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty CP VINACONEX (trái) và Ông Kokichi Mori, Giám đốc cấp cao Tập đoàn UT thực hiện lễ ký kết.
Theo văn kiện hợp tác được ký kết, Vinaconex - đơn vị hàng đầu Việt Nam trong các lĩnh vực: xây lắp, bất động sản, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu lao động, đơn vị có thành tích đưa hàng trăm nghìn người lao động đi lao động tại 25 quốc gia và vùng lãnh thổ với các ngành nghề khác nhau và UT Group - Công ty hàng đầu của Nhật Bản hoạt động chính trong lĩnh vực phái cử nhân sự sẽ hợp tác chặt chẽ nhằm khai thác thế mạnh, kinh nghiệm của từng bên trong việc cung cấp dịch vụ lao động cho các công ty Nhật Bản tại thị trường Nhật Bản cũng như tại Việt Nam và hợp tác trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác mà hai bên cùng quan tâm.
Để thực hiện hợp tác này Vinaconex thông qua hai đơn vị thành viên là Vinamex và Vinaconex MEC sẽ cùng UT Group đào tạo lao động theo tiêu chuẩn Nhật Bản để cung cấp cho thị trường Nhật Bản, đồng thời phối hợp với UT Group xây dựng hệ thống cung cấp lao động được đào tạo tại Nhật Bản cho các nhà máy, doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. Khi người lao động hoàn thành chương trình thực tập trở về nước, VINACONEX sẽ ưu tiên tiếp nhận, bố trí công việc mới cho các lao động chất lượng cao này.
Trong giai đoạn 2019 - 2025, hai bên phấn đấu hợp tác để đào tạo, đưa nhân công đi thực tập tại nước ngoài hoặc tiếp nhận và hỗ trợ việc làm cho khoảng 20.000 lao động Việt Nam.
Hợp tác này không những mở ra cơ hội trao đổi nhân công Việt Nam với một đơn vị cung ứng nguồn nhân lực hàng đầu của Nhật Bản mà còn là dịp để khẳng định uy tín, năng lực của doanh nghiệp nước nhà trong lĩnh vực đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đối với đối tác Nhật Bản nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.
Việc nhân lực chất lượng cao Việt Nam được học tập, làm việc và tiếp cận với nền khoa học công nghệ tiến tiến thông qua việc được làm việc tại các công ty Nhật Bản cũng sẽ giúp Việt Nam tạo ra một nguồn nhân lực chất lượng cao để sau này đáp ứng nguồn nhân lực giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế 4.0
Tiến Dũng
Theo DĐDN
Tân Tổng Giám đốc PVN kêu gọi nội bộ đoàn kết để lấy lại lòng tin của lãnh đạo Đảng Tại Lễ công bố quyết định bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) giữ chức Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Tập đoàn, tân Tổng Giám đốc PVN đã kêu gọi đoàn kết trong nội bộ, để dần lấy lại lòng tin "Tôi hiểu sâu sắc rằng, sự tín nhiệm của các đồng...