Bảo vệ môi trường: Ấn Độ phun sương để giảm nồng độ bụi
Đối mặt với tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng, hai quốc gia đông dân ở Nam Á là Ấn Độ và Pakistan đang gấp rút đưa ra các biện pháp tạm thời nhằm đối phó tình hình, giảm thiểu tác động của điều kiện không khí đến sức khỏe người dân.
Xe tải phun nước nhằm giảm nồng độ bụi trong không khí tại New Delhi, Ấn Độ ngày 8/11/2024. Ảnh: ANI/TTXVN
Tại thủ đô New Delhi của Ấn Độ, nhà chức trách đã thử nghiệm sử dụng thiết bị bay không người lái phun sương để giảm nồng độ bụi và các hạt độc hại trong không khí. Sáng kiến này là một phần của dự án thí điểm nhằm kiểm tra hiệu quả của công nghệ bay này trong việc giảm thiểu ô nhiễm ở các khu vực có mật độ bụi cao.
Ông Gopal Rai, người phụ trách vấn đề môi trường tại New Delhi – cho biết nếu chương trình thí điểm nói trên thành công, chính quyền thành phố sẽ tiến hành mua thêm hai thiết bị nữa để phủ rộng hơn khu vực ô nhiễm của thành phố.
Video đang HOT
Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn hoài nghi về tính hiệu quả của biện pháp này, coi đây chỉ là giải pháp tạm thời cho một vấn đề mang tính cấu trúc sâu rộng hơn. Theo ông Sunil Dahiya từ tổ chức bảo vệ môi trường Envirocatalysts, “quan trọng hơn là phải giảm ô nhiễm ngay từ nguồn”.
Mặc dù chính quyền Delhi đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau như xây dựng tháp lọc không khí và triển khai chiến dịch khuyến khích tắt máy xe khi đèn đỏ, tình trạng ô nhiễm vẫn không có dấu hiệu giảm. Nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí tại Delhi đã vượt ngưỡng 300 microgam trên mét khối – cao hơn 20 lần mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Trong khi đó, Pakistan đã áp dụng các biện pháp quyết liệt hơn. Tại tỉnh Punjab, nơi có các thành phố lớn như Lahore và Multan, chính quyền địa phương đã ra lệnh đóng cửa các khu công cộng như công viên, sở thú, bảo tàng và các điểm giải trí cho đến ngày 17/11.
Các trường học ở một số thành phố lớn cũng đã được lệnh đóng cửa từ ngày 5/11, sau khi chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại đây vượt qua mức 1.000, trong khi mức 300 đã được coi là “nguy hiểm”. Nồng độ PM2.5 ở Lahore và Multan cao gấp hàng chục lần mức an toàn của WHO, khiến cuộc sống của người dân nơi đây ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm tại Pakistan chủ yếu là do khí thải từ động cơ diesel kém chất lượng, khói từ việc đốt rơm rạ của nông dân, và khí thải công nghiệp. Ô nhiễm không khí gây tác động tiêu cực đến sức khỏe, làm giảm trung bình 7,5 năm tuổ.i thọ của cư dân Lahore.
Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy khoảng 600 triệu tr.ẻ e.m tại Nam Á đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp và tăng nguy cơ t.ử von.g do viêm phổi.
Vùng thủ đô Delhi (Ấn Độ) muốn dùng mưa nhân tạo để xử lý ô nhiễm không khí
Ngày 5/11, Bộ trưởng Môi trường Gopal Rai của vùng thủ đô Delhi cho biết chính quyền vùng muốn sử dụng mưa nhân tạo để xử lý tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng năm nay, khi chất lượng không khí suy giảm làm gia tăng các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng tới cuộc sống của người dân.
Khói mù ô nhiễm bao phủ bầu trời tại New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: ANI/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, khu vực rộng lớn ở miền Bắc Ấn Độ thường xuyên phải ứng phó với tình trạng ô nhiễm vào mỗi mùa Đông khi không khí lạnh giữ lại khí thải xe cộ, bụi xây dựng và khói do đốt rơm rạ ở các bang vựa lúa mì Punjab và Haryana. Điều này khiến thủ đô New Delhi và các vùng ngoại ô bị bao phủ bởi làn khói mù độc hại.
Phương pháp làm mưa nhân tạo được tiến hành bằng cách gieo muối vào mây cũng được coi là biện pháp hạn chế ô nhiễm vào năm 2023, song kế hoạch đã không được thực hiện do điều kiện thời tiết không thuận lợi.
Phát biểu với báo giới khi đề cập tới Chỉ số chất lượng không khí (AQI), Bộ trưởng Rai cho biết đã kêu gọi bộ trưởng môi trường liên bang đồng ý để chính quyền Delhi làm mưa nhân tạo, trong bối cảnh mức độ ô nhiễm (AQI) ở Delhi và miền Bắc Ấn Độ, đã lên tới ranh giới 400.
Khoảng 1/3 trong số 39 trạm giám sát của Delhi cho thấy AQI ở mức cao hơn 400 vào ngày 5/11, chỉ số này không những ảnh hưởng đến người khỏe mạnh mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng với những người đang chiến đấu với bệnh tật.
Các bác sĩ tại những bệnh viện tư nhân ở Delhi và vùng ngoại ô cho biết đã ghi nhận số bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp tăng đột biến kể từ Diwali - Lễ hội Ánh sáng của người Hindu, được tổ chức vào tuần trước, khi người dân cố tình vi phạm lệnh cấm đốt pháo.
Ông Kuldeep Kumar, lãnh đạo khoa chăm sóc tích cực và phổi tại Bệnh viện C K Birla ở trung tâm công nghiệp Gurugram, cho biết các bác sĩ ở bệnh viên này phải khám cho hơn 50 bệnh nhân có vấn đề về phổi mỗi ngày, trong đó một số bệnh nhân được yêu cầu nhập viện.
Thủ đô New Delhi lưu thông phương tiện theo biển số chẵn, lẻ để hạn chế ô nhiễm Ngày 6/11, người đứng đầu cơ quan môi trường thủ đô New Delhi của Ấn Độ, ông Gopal Rai, cho biết chính quyền thành phố này sẽ hạn chế phương tiện giao thông theo biển số chẵn, lẻ trong vòng 1 tuần, từ ngày 13-20/11, trong bối cảnh chất lượng không khí tại đây vẫn ở mức nghiêm trọng bất chấp nhiều nỗ...