Bảo vệ làn da trước tác hại của tia UV
Từ 10 giờ đến 14 giờ là thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày. Vì thế, nếu không thể hạn chế ra đường vào giờ này, mọi người cần có biện pháp bảo vệ làn da và sử dụng kem chống nắng phù hợp với từng môi trường để tránh tổn hại đến da, dẫn tới nguy cơ ung thư da.
BS Nguyễn Tiến Thành đang khám cho một người bệnh bị cháy nắng gây bỏng rát da.
Cháy nắng ngày hè gây nguy hiểm cho làn da như thế nào?
Nắng nóng kéo dài suốt tuần qua khiến tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về da đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương có phần đông hơn trước, trong đó, số ca đến khám vì hiện tượng cháy nắng chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng tổn thương da của những bệnh nhân này là do làn da chịu tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời cường độ cao trong thời gian dài.
BS Đặng Bích Diệp, Trưởng phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trường hợp bị cháy nắng, chủ yếu là những công nhân phải làm việc ngoài trời trong giai đoạn nắng nóng cao điểm. Người bệnh đến khám chủ yếu mắc các triệu chứng da bị đau rát, có cảm giác ấm/nóng khi chạm vào; Vùng da hở xuất hiện mảng đỏ hoặc hồng. Có người có hiện tượng bong da và nặng hơn là lột da.
Theo BS Bích Diệp, tia UV trong ánh nắng mặt trời là nhân tố chính tấn công và gây tổn thương đến làn da như gây lão hóa da, làm tổn thương tế bào trên các lớp da, gây khô da, tăng sắc tố, bỏng da, làm hư hại lớp đệm là sợi collagen. Tia tử ngoại UV có thể làm tổn thương ADN, dần dần sinh ung thư da.
Dựa trên chỉ số UV, nguy cơ gây hại cho da từ tia cực tím sẽ được xếp vào các cấp độ từ thấp đến cực cao. Ở thể cấp tính, tia UV sẽ gây ra các hiện tượng cháy nắng, bỏng nắng, say nắng. Với trường hợp tiếp xúc ánh nắng kéo dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính như rám má, sạm da, tổn thương lão hóa da, nguy hiểm hơn là ung thư da.
Video đang HOT
Chuyên gia da liễu này khuyến cáo, thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày là từ 10 giờ – 14 giờ. Vì thế, người dân nên hạn chế ra đường vào thời điểm ánh nắng sẽ gây nguy hiểm nhất cho làn da. Ở các khu vực biển, mặt nước sẽ bức xạ ánh sáng mặt trời nên chỉ số UV sẽ cao hơn nhiều so với các khu vực khác. Những người có tiền sử ung thư da thì làn da sẽ nhạy cảm với tia UV hơn nên cần cảnh giác và có biện pháp phòng hộ kỹ lưỡng hơn so với khuyến nghị chung.
Theo BS Diệp, da bị cháy nắng thường mất vài ngày và thậm chí là vài tuần để có thể hồi phục. Cũng có những người tổn thương da nặng có thể gặp những biến chứng khác. Vì vậy, khi bị cháy nắng tuyệt đối không được chủ quan, mà cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ đánh giá mức độ và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bảo vệ làn da, phải biết sử dụng kem chống nắng đúng cách.
Bảo vệ làn da trước nắng nóng kéo dài
Theo BS Nguyễn Tiến Thành, Phó Trưởng khoa Laser và Săn sóc da, Bệnh viện Da liễu Trung ương, mỗi cấp độ của tia UV, các bác sĩ da liễu lại có một khuyến nghị riêng về các phương pháp phòng hộ như cách chắn nắng vật lý, cách lựa chọn loại kem chống nắng phù hợp, để tối ưu hiệu quả bảo vệ sức khỏe.
Về cách chắn nắng vật lý, chúng ta nên sử dụng khẩu trang dầy vì theo các nghiên cứu, nếu bảo vệ làn da bằng khẩu trang dầy, đúng quy cách sẽ ngăn được phần lớn tia UV. Bên cạnh đó, khi sử dụng kem chống nắng, người dân cũng cần biết một số cách để dùng kem chống nắng một cách hiệu quả, ngăn tác hại của ánh nắng lên da.
Chỉ ra một số sai lầm của việc sử dụng kem chống nắng, BS Thành cho hay, nhiều người đang bôi kem chống nắng quá ít số lượng và số lần trong ngày, có người chỉ bôi một lần trong ngày nghĩ là đủ. Trong khi thực tế, để đạt hiệu quả cao cao, kem chống nắng phải dùng đủ từ khi có ánh sáng ban ngày đến lúc trời tối. Tốt nhất là chúng ta nên bôi kem chống nắng trung bình ba lần/ngày, khoảng ba giờ một lần.
Bên cạnh đó, khi sử dụng kem chống nắng phải chọn loại có chỉ số chống nắng phù hợp với làn da. Khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao. Thí dụ, đi biển mùa hè dùng kem chống nắng chỉ số SPF 50 . Chỉ số chống nắng càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu. Nhưng nếu bạn làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp thì chỉ cần sử dụng sản phẩm có chỉ số SPF thấp hơn.
Tuy nhiên, BS Thành cũng khuyến cáo, không có chỉ số chống nắng nào có thể bảo vệ da 100%. Do vậy, bạn cần che chắn vùng da được bôi kem chống nắng. Ngoài ra, kem chống nắng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng cũng dễ bị biến đổi làm giảm tác dụng.
Bác sĩ da liễu cũng khuyên bạn nên bôi trực tiếp kem chống nắng lên da mặt và nên lựa chọn loại kem phù hợp vùng da, loại da. Trước khi ra nắng 20 phút, cần bôi kem chống nắng ở các vùng da cần được bảo vệ. Ngoài chăm sóc da mặt kỹ lưỡng, nếu có điều kiện, bạn cũng nên bôi kem chống nắng cho cả vùng tay, chân.
Muốn da không bị khô hay bết dính khi thoa kem chống nắng? Học ngay những bí kíp này!
Những ngày trời nắng "đổ lửa" thế này thì kem chống nắng là một trong những "vật bất ly thân" của chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng chúng sao cho đúng cách...
Dưỡng ẩm trước khi dùng kem chống nắng là cực kỳ cần thiết
Rất nhiều bạn da bị khô khi thoa kem chống nắng. Loại mỹ phẩm này đa phần khiến da chúng ta bị mất cân bằng độ ẩm. Mặc dù các loại kem thế hệ mới đã cải thiện được khá tốt vấn đề này, nhưng với thời tiết khô nóng của mùa Hè, bạn vẫn nên dùng dưỡng ẩm trước khi thoa kem. Việc dưỡng ẩm đúng cách giúp da mềm mại hơn, kiểm soát chất nhờn và giúp da trông khỏe mạnh khỏe, tránh tình trạng bết dính, lộ kem trắng với những bạn không trang điểm.
Nhớ là phải thoa dưỡng ẩm trước chứ không phải sau kem chống nắng nhé!
Sử dụng lượng kem chống nắng phù hợp
Bao bì các sản phẩm chống nắng thường không có thông tin về liều lượng sử dụng nên dễ gây hoang mang cho những bạn mới tập tành xài. Theo các chuyên gia, lượng kem chống nắng được dùng cần phụ thuộc vào diện tích và loại da mà bạn muốn bảo vệ. Cụ thể là: 2 - 4 đồng xu khi thoa toàn thân, 1 đồng xu khi thoa mặt.
Thoa kem chống nắng đúng thời điểm trước khi ra ngoài
Làn da của chúng ta rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương ngay từ những phút đầu tiếp xúc với tia nắng Mặt Trời. Vì vậy, để kem chống nắng kịp thẩm thấu vào da và hoạt động hiệu quả, chúng ta nên thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài từ khoảng 15 phút nhé! Nếu bạn thường xuyên quá vội vàng, hãy chọn kem chống nắng vật lý và chọn loại có thể ra nắng ngay sau khi thoa xong. Rất nhiều kem chống nắng vật lý thế hệ mới đã cải thiện được vấn đề này.
Có nhất thiết phải thoa kem chống nắng lại sau mỗi 2 giờ?
Thực ra kem chống nắng thế hệ mới hiện nay có hiệu quả chống nắng kéo dài khá cao, có thể lên tới 5 đến 8 tiếng. Tuy nhiên, nếu bạn đi bơi hay vận động ra mồ hôi nhiều, bạn vẫn cần thoa lại kem chống nắng sau khoảng 2 - 3 giờ đồng hồ, vì các hoạt động này thường sẽ làm trôi mất kem chống nắng.
Bôi kem chống nắng ngay cả khi ở trong nhà
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tia UV trong ánh nắng có thể chiếu xuyên qua các lớp cửa, bê tông, thậm chí là quần áo. Bởi vậy, ngay cả bạn ở trong phòng hay ngồi trong xe ô tô, đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da một cách toàn diện nhất nhé!
Chăm sóc da mùa nắng nóng: Bí quyết nhỏ, hiệu quả lớn Mùa hè nóng bức thời tiết mưa ẩm bất thường dễ làm da bị thay đổi trạng thái đột ngột. Mùa hè cũng là thời tiết nắng nóng, tia UV xuống mặt đất cao hơn, sẽ gây hại cho da. Vì vậy, bạn cần bỏ túi những mẹo nhỏ chăm sóc da trong những ngày này. Sử dụng kem chống nắng đúng cách...