Bảo vật ‘ẩn mình’ nghìn năm
Khi quân Pháp chiếm đình lập bốt, người dân sơ tán toàn bộ đồ thờ, không ai biết chiếc chuông đồng được đúc từ năm 948.
Đó là năm 1953, đại đội hơn trăm lính lê dương chiếm đóng đình Nhật Tảo, xã Đông Ngạc ( huyện Từ Liêm) rồi ăn ở luôn trong đình, hàng ngày ra ngoài tuần tra.
Sợ giặc Pháp phá hoại, người làng Nhật Tảo chuyển toàn bộ đồ thờ tự ra văn chỉ – nơi thờ những người đỗ đạt khoa bảng, cách đình vài trăm mét. Những bát hương, lộc bình, đôi chóe… phủ chiếu nằm im một góc. Trong đó có chiếc chuông đồng nặng 6 kg, thân khắc kín chữ Hán, quai đúc nổi đôi thú đấu lưng vào nhau vẫn treo ở cửa đình nhiều năm trước.
Chiếc chuông bằng đồng, đúc dưới thời Ngô, thế kỷ X. Ảnh chụp lại.
“Chẳng ai biết lai lịch chiếc chuông, vẫn nghĩ là hiện vật đình chùa nào cũng có. Trong làng không có tích chuyện hay văn bản gì nhắc tới”, ông Nguyễn Văn Thao, 83 tuổi, người gắn bó 30 năm với đình Nhật Tảo nhớ lại.
Ngôi đình nằm ven đê sông Hồng, thờ Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác. Làng Nhật Tảo trước còn gọi Nhật Cảo, vốn là đất đồn điền của nhà nước phong kiến. Khi định đô ở Thăng Long, nhà Lý lập ra chế độ “cảo điền”, bắt những người có tội đến đây khai khẩn đất hoang trũng, gọi là “cảo điền nhi”, mỗi năm phải nộp 300 thăng thóc cho triều đình.
Năm 1239, Cung Tĩnh vương Trần Nguyên Trác, con thứ của vua Trần Minh Tông tròn 20 tuổi, được phong ấp tại đây. Ông bãi bỏ chế độ cảo điền, sắp xếp cư dân, lập làng xóm. Khi ông mất, dân lập miếu thờ, tôn làm thành hoàng làng Nhật Tảo. Ngôi miếu sau khởi dựng thành đình, còn giữ 26 đạo sắc phong thần qua các triều vua. Nhưng chiếc chuông xuất hiện trong ngôi đình khi nào, không ai biết.
Sau năm 1954, sân đình biến thành sân phơi hợp tác xã. Những năm 1965, bom Mỹ bắn phá Hà Nội, học sinh thủ đô sơ tán về các vùng ngoại thành. Lớp học vẫn mở ngay trong đình làng, giữa sân văn chỉ, trẻ em đến trường trong tiếng ầm ì của đạn bom. Quả chuông đồng treo trước sân văn chỉ, hàng ngày thay kẻng báo giờ vào, tan lớp, báo động cho học sinh xuống hầm trốn máy bay. Đám học trò nghịch ngợm nhiều lần tháo xuống chơi, gõ ầm ầm, gõ chán lại treo chuông lên.
Năm 1994, khi chính quyền xã Đông Ngạc làm hồ sơ công nhận di tích lịch sử, quả chuông cùng một số đồ thờ tự chuyển trở lại đình. Đoàn khảo sát về kiểm tra, mới xác định được tuổi thọ và giá trị chiếc chuông. Đầu năm 2020, chuông Nhật Tảo cùng 26 hiện vật khác được Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Minh văn khắc trên thân chuông Nhật Tảo. Ảnh: Phương Lam.
Theo nghiên cứu của cố giáo sư Hà Văn Tấn, bài minh văn chữ Hán khắc trên thân chuông là nguồn sử liệu chữ viết sớm nhất về thế kỷ X, thời kỳ đầu tự chủ mà “chúng ta biết rất ít”. Bài minh văn khắc ngày 29 tháng Tư năm Mậu Thân, niên hiệu Càn Hòa thứ 6 (tức năm 948). Càn Hòa là hiệu của Lưu Thạnh, vua Nam Hán, một nước thời Ngũ đại thập quốc đóng đô ở Quảng Châu (Trung Quốc). Nhưng đây là quả chuông của người Việt, mà địa danh “thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ” trên thân chuông đã xác nhận.
“Niên hiệu Càn Hòa thứ 6″ tức năm 948, thời điểm mà Dương Tam Kha đã chiếm ngôi nhà Ngô, tự xưng là Bình Vương được bốn năm. Nội dung minh văn nhắc đến Giáp Thìn 944, năm Ngô Quyền qua đời. Ông đã giành được nền độc lập, xưng vương nhưng vẫn chưa có niên hiệu và tình trạng ấy kéo dài suốt cả thời Ngô. Các văn bản thời đó, ghi năm tháng đều phải dùng niên hiệu của Nam Hán, dù đạo quân xâm lược này đã bị Ngô Quyền đánh tan tác trên sông Bạch Đằng năm 938.
Các địa danh nhắc đến trên thân chuông “thôn Hạ Từ Liêm, huyện Giao Chỉ” cho thấy đơn vị hành chính đã xuất hiện từ sớm. Theo bài minh văn, huyện Giao Chỉ thời Ngô đã bao gồm cả Từ Liêm bây giờ. Quả chuông tìm thấy ở địa phận Từ Liêm, khẳng định chuông không xa rời nơi cũ khi bài minh được khắc là mấy.
Lịch sử cách mạng xã Đông Ngạc ghi lại, địa phương này do các làng cổ Nhật Tảo, Đông Ngạc, Liên Ngạc hợp thành. Địa chí hành chính xã ngày nay trải qua nhiều lần thay đổi, khởi đầu thuộc bộ Giao Chỉ. Gần nghìn năm Bắc thuộc, Đông Ngạc lần lượt nằm trong quận Giao Chỉ, Giao Châu, Từ Châu, Tống Bình, sau này là Từ Liêm.
211 chữ trên thân chuông đều khắc lần đầu, cùng một thời điểm, không có hiện tượng khắc lại hay khắc xen kẽ về sau. Minh văn đề cập đạo hiệu, pháp danh của những người công đức mua chuông. Họ đều tham gia một tổ chức tôn giáo thời bấy giờ, gọi là “xã”, thuộc Đạo giáo và Nho giáo. Đây là tài liệu duy nhất cho thấy thế kỷ X, Đạo giáo và Phật giáo đã tồn tại song hành ở Việt Nam, trở thành cơ sở cho sự hình thành tư tưởng Đạo – Phật – Nho đồng hành trong đời sống tâm linh người Việt dưới triều đại Lý – Trần.
Ông Nguyễn Văn Thao gắn bó với đình Nhật Tảo từ những năm 1990. Ảnh: Phương Lam.
Đình Nhật Tảo nhiều lần mất trộm đồ thờ, từ chiếc hóa văn bằng đồng nặng hàng chục cân đến nậm rượu bé bằng nắm tay. Từ ngày biết quả chuông độc bản có tuổi thọ nghìn năm, sợ kẻ gian nhòm ngó, ban chấp hành phụ lão thôn họp bàn, quyết định mang đi giấu. Một buổi trưa, kẻ trộm cậy cửa, vừa lần mò vào hậu cung tìm kiếm. Bảo vệ đình phát hiện, tri hô, chúng leo lên ôtô chạy thẳng. Giờ các cụ lắp cả camera, còi báo động đề phòng. Có năm, lãnh đạo ngành văn hóa muốn đưa quả chuông ra bảo tàng trưng bày. Các cụ họp dân, bảo “mất thiêng” rồi không đồng ý.
Ông Thao cho rằng, quả chuông là chứng nhân hàng nghìn năm lập làng, giữ nước của người Nhật Tảo, trở thành vật thiêng có số phận. Dân làng muốn giữ gìn cũng là hợp lẽ, dù cho người ví von “có chiếc chuông quý giấu đi như con gái đẹp trong cung cấm không muốn cho ai nhìn”.
Chuyện lạ có thật: Thủ đô Bồ Đào Nha từng nằm ở Brazil
Dù chỉ là thủ đô của Bồ Đào Nha trong 13 năm ngắn ngủi, nhưng giai đoạn này đã khiến Rio de Janeiro phát triển nhanh chóng, trở thành một thành phố phồn thịnh nhất lục địa Nam Mỹ thời bấy giờ.
Nằm ở Tây Nam châu Âu, Bồ Đào Nha là có thủ đô là Lisbon, một thành phố nổi tiếng với lịch sử lâu đời và nền văn hóa độc đáo. Nhưng không phải ai cũng biết từng có một thời gian thủ đô đất nước này nằm tận Brazil.
Câu chuyện khó tin này liên quan đến một sự kiện lịch sử cận đại, và gắn với tên tuổi của Napoleon, nhà cầm quân nổi tiếng nhất mọi thời đại của châu Âu.
Theo đó, tháng 12/1807, vào thời điểm khởi đầu cuộc Chiến tranh Bán đảo (1807-1814), Bồ Đào Nha đứng trước nguy cơ bị quân Pháp của Napoleon xâm lược.
Toàn bộ triều đình của Bồ Đào Nha đã phải rời sang Brazil, khi đó là thuộc địa của người Bồ, để lánh nạn. Họ tới Rio de Janeiro tháng 3/1808.
Thành phố Rio de Janeiro thời điểm này phát triển rất mạnh: có vàng, kim cương và là một vựa mía đường. Lực lượng lao động của thành phố rất dồi dào với gần một triệu nô lệ, chiếm khoảng 1/3 dân số.
Hoàng tử Bồ Đào Nha Dom João VI đã lập ra Liên Hiệp Bồ Đào Nha, Brazil và Algarves, khiến Brazil từ thuộc địa trở thành nơi có địa vị tương đương với Bồ Đào Nha. Brazil cũng được trao độc lập về hành chính.
Vì vậy, kể từ năm 1808, Rio de Janeiro - nơi hoàng gia đóng đô - trên thực tế đã trở thành thủ đô của Bồ Đào Nha. Điều này kéo dài đến năm 1821, khi gia đình hoàng tộc Bồ Đào Nha trở về Lisbon và ở lại đó cho đến năm 1910, khi nền quân chủ tan rã.
Dù chỉ là thủ đô của Bồ Đào Nha trong 13 năm ngắn ngủi, nhưng giai đoạn này đã khiến Rio de Janeiro phát triển nhanh chóng, trở thành một thành phố phồn thịnh nhất lục địa Nam Mỹ thời bấy giờ.
Mời quý độc giả xem video:Kỳ lạ nhà tù không cần lính gác ở Brazil.
Liên quan dự án nghìn tỷ đồng, Phó chủ tịch thường trực Hà Nội bị đề nghị kiểm điểm Thanh tra TP Hà Nội kiến nghị UBND thành phố chỉ đạo kiểm điểm ông Nguyễn Văn Sửu do liên quan đến sai phạm ở dự án nghìn tỷ đồng tại quận Nam Từ Liêm. Trong kết luận vi phạm ở Dự án Tổ hợp dịch vụ công cộng, văn phòng và nhà ở tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Thanh...