Báo Trung Quốc xuyên tạc sự thật và hăm dọa Việt Nam
Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc đăng xã luận mang tiêu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”, chứa đầy những lời lẽ xuyên tạc sự thật và hăm dọa. Bài báo đó được đăng sau khi tàu Trung Quốc vô cớ xông vào cắt, phá cáp của tàu thăm dò Việt Nam.
Trước những tuyên bố ngang ngược của báo chí Trung Quốc thời gian gần đây, hôm qua Đại Đoàn Kết – tờ báo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – đăng bài xã luận với tiêu đề “Xuyên tạc sự thật và hăm dọa dân tộc Việt Nam”.
Nội dung bài xã luận như sau:
Năm nay vừa tròn 20 năm hai nước Việt Nam và Trung Quốc chính thức bình thường hóa quan hệ với nhau sau những năm tháng sóng gió. Một trong những nguyên tắc cơ bản hai bên đã thỏa thuận là “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”, xây dựng mối quan hệ “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”, trở thành “láng giềng tốt, anh em tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”. Hơn thế nữa, gần đây hai nước còn thỏa thuận xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Đó là những tài sản quý giá, phải mất bao nhiêu công sức mới tạo dựng được và phía Việt Nam hết sức trân trọng giữ gìn.
Tiếc rằng, một số sách báo và báo mạng ở Trung Quốc không biết vì lẽ gì không ngớt đưa ra những bài không thiện chí, xuyên tạc về Việt Nam và mối quan hệ Trung-Việt. Tình hình này càng rộ lên sau hai sự việc liên tiếp trong chỉ có hai tuần lễ là vụ tầu hải giám của Trung Quốc vô cớ xông vào cắt phá cáp thăm dò địa chấn của tàu Bình Minh 02 và dưới sự yểm trợ của tàu ngư chính, tàu cá Trung Quốc phá hoại tuyến cáp của tàu Viking II đang hoạt động khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam.
Hai trong số ba tàu hải giám Trung Quốc đã lao vào cắt cáp và cản trở hoạt động của tàu Bình Minh 02 ngày 26/5. Trong ảnh nhỏ là đoạn cắt thăm dò bị cắt đứt.
Trong số những tờ báo ấy, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc “lớn tiếng” nhất. Ngày 11/6 vừa qua, Thời báo này đã phát đi một bài xã luận đầy lời lẽ xuyên tạc thực chất của vụ việc và xuyên tạc phản ứng chính đáng của Việt Nam dưới đầu đề “Cứng rắn với Trung Quốc không thể mang lại lợi ích gì cho Việt Nam”.
Để dư luận ở Việt Nam và Trung Quốc cũng như ở khu vực và trên thế giới – đang rất lo ngại về những hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông – hiểu đúng sự việc, cần nói lại đôi điều.
Bài xã luận nói Việt Nam “đe dọa”, “dọa dẫm” Trung Quốc thì thật nực cười vì đâu phải tàu Việt Nam lao vào tàu Trung Quốc mà là ngược lại. Hành vi của tàu Trung Quốc không chỉ là “đe dọa” hay “dọa dẫm” mà là hành vi khiêu khích, gây hấn như luật pháp và thông lệ quốc tế đã định nghĩa rõ.
Đó là chưa kể hàng loạt bài trên báo in và báo mạng ở Trung Quốc đã dồn dập tung ra những lời lẽ hằn học, ngỗ ngược, xúc phạm sâu sắc lòng tự trọng của nhân dân Việt Nam và chắc là cũng rất xa lạ với người dân Trung Quốc. Những lời lẽ như vậy thật không phù hợp chút nào với cách hành xử giữa các nước văn minh chứ chưa nói đến hai nước XHCN với nhau.
Vị trí tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp, cách Mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên, Việt Nam 120 hải lý.
Bài xã luận của Thời báo Hoàn Cầu ngày 11/6 đầy rẫy những lời hăm dọa như: phía Việt Nam “dường như hoàn toàn không đếm xỉa đến những phản ứng mà Trung Quốc có thể đưa ra”, “nếu dùng biện pháp chiến tranh để giải quyết tranh chấp lãnh thổ, Việt Nam sẽ đều thất bại…” (nhân đây, xin nhắc lại những sự kiện năm 1974 quân đội Trung Quốc tiến đánh Hoàng Sa, năm 1979 tiến hành chiến tranh biên giới, năm 1988 tiến đánh một số đảo ở Trường Sa để thấy rõ ai là người chẳng những hay đe dọa mà còn dùng biện pháp chiến tranh trong quan hệ Trung-Việt).
Video đang HOT
Nhân dân Việt Nam đã phải bỏ ra hàng mấy chục năm đấu tranh chống ngoại xâm, nay thiết tha mong có hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, lẽ nào lại muốn gây hấn với bất kỳ ai, nếu độc lập không bị đe dọa, chủ quyền không bị chà đạp.
Chính hành vi ngỗ ngược của tàu hải giám Trung Quốc và những bài đại loại như xã luận ngày 11/6 của Thời báo Hoàn cầu đã làm cho những cảm giác của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc (không phải với nhân dân Trung Quốc nói chung) bị xói mòn, chứ không phải là “người dân Trung Quốc khi nhìn thấy các kiểu thể hiện của Việt Nam thông qua tin tức báo chí thì những cảm giác tốt đẹp của họ về Việt Nam tích lũy trong những năm qua gần như đã tiêu tan hết” như Thời báo Hoàn cầu viết.
Một mệnh đề được tác giả bài xã luận nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại là mối quan hệ giữa “nước lớn” và “nước nhỏ”. Trên thực tế, quả thật cũng có nước lớn và nước nhỏ. Song trong quan hệ quốc tế thì mọi quốc gia đều bình đẳng – một điều chính Trung Quốc cũng hay rao giảng. Hành vi ứng xử của phía Trung Quốc trong những ngày qua rõ ràng không phản ánh, hay nói đúng hơn là đi ngược lại chủ trương “tôn tiểu” mà bài báo nói tới; hơn thế nữa còn lộ rõ thái độ lấn lướt theo kiểu nước lớn – một điều đang gây lo ngại trong dư luận khu vực và quốc tế, làm ảnh hưởng xấu tới hình ảnh một nước Trung Hoa “trỗi dậy hòa bình”.
Bài xã luận còn suy luận rằng, sự phản ứng chính đáng của phía Việt Nam dường như do áp lực nội bộ, cổ vũ tinh thần trong nước, tăng cường sự chú ý của cộng đồng quốc tế…, phản ứng chủ nghĩa dân tộc, gây nên sự đối lập giữa nhân dân hai nước… Gốc gác của vấn đề chính là nằm ở sức ép của phía Trung Quốc thông qua hành vi ngang ngược, chà đạp luật pháp và thông lệ quốc tế của tàu thuyền Trung Quốc trên Biển Đông. Bất kỳ một người Việt Nam nào cũng đều bất bình; bất luận người nào có lương tri trên thế giới cũng đều lo ngại.
Trong quan hệ giữa các quốc gia thời hiện đại không thể hành xử theo kiểu cứ lấn lướt rồi buộc đối phương câm lặng theo kiểu “trùm chăn mà đánh” được!
Thử hỏi, tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu sẽ hành xử ra sao nếu tàu nước ngoài xông vào cắt cáp của tàu địa chấn Trung Quốc đang hoạt động bình thường trong vùng đặc quyền kinh tế thực sự của Trung Quốc đúng theo luật pháp quốc tế (chứ không phải cái đường 9 đoạn tự dựng lên ở cách xa bờ biển Trung Quốc hàng ngàn dặm)?
Trung Quốc đã từng bị nước ngoài xâm lấn, người dân Trung Quốc đã từng bị hạ nhục. Vì vậy, chắc rằng họ có thể hiểu nỗi bất bình của người dân Việt Nam.
Bài xã luận đánh giá rằng, “Hà Nội đang có bước thụt lùi trước những kinh nghiệm thành công về giải quyết vấn đề trên bộ và phân định Vịnh Bắc Bộ, đang đưa hai nước quay lại con đường đọ sức giữa cứng rắn và cứng rắn”. Có lẽ chẳng cần tốn lời bác bỏ luận điệu nực cười như vậy. Cho nên, chỉ cần thay chữ “Hà Nội” bằng chữ “Bắc Kinh” là đủ!
Thật đáng tiếc, trong hai chục năm qua đã phải bỏ ra biết bao công sức mới khép lại được quá khứ bất hạnh, tạo dựng được mối quan hệ hợp tác mới, thế mà hành vi quá khích của tàu Trung Quốc đã đẩy quan hệ hai nước giật lùi! Tác giả bài xã luận của Thời báo Hoàn cầu đã kết thúc bài báo bằng câu: mời các ngươi hãy xem lại lịch sử đi. Đúng vậy! Hãy xem lại lịch sử mấy ngàn năm sống bên cạnh nhau để ứng xử sao cho phải đạo là hai nước láng giềng hữu hảo!
Ứng xử sao cho đúng là hai nước láng giềng hữu nghị, đó là mong mỏi chân thành của mỗi người dân Việt Nam. Và chắc rằng đó cũng là ý nguyện của người dân Trung Quốc và khu vực cũng như cộng đồng quốc tế.
Theo VNExpress
Nạn "cướp ngày" ở bến xe miền Đông
Qua nhiều ngày tìm hiểu, phóng viên đã phát hiện hàng chục băng nhóm chuyên móc túi, trấn lột và lừa đảo tập trung trong khu vực từ bến xe miền Đông (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) ra quốc lộ 13, quốc lộ 1A đoạn thuộc Q.Thủ Đức và H.Dĩ An (Bình Dương).
Tại bến xe miền Đông - nơi rất nhiều người "nhà quê" bị lừa, bị trộm, cướp tài sản mỗi ngày, chúng tôi ghi nhận có hàng chục đối tượng chia làm nhiều nhóm nhỏ "hành nghề".
Giới chạy xe ôm, tài xế xe khách gọi các nhóm này là "cò lôi" - tức khi khách tới bến mua vé đi xe, các tay "cò" sẽ tìm mọi cách lôi khách ra ngoài để lấy tiền "hoa hồng". Những khách "yếu bóng vía" sẽ là con mồi ngon để các nhóm này tiếp tục trấn lột tiền, vàng, điện thoại...
Quốc (bìa phải) đang bắt anh Công (thứ hai từ phải qua) phải trả tiền xe ôm, tiền vé xe đi Đà Lạt
Cướp ngày
Sáng sớm 19-11, chúng tôi theo chân băng của Quốc "móm", một trong các băng hoạt động hăng nhất trong ngón nghề "cò lôi" kiêm trấn lột tại bến xe miền Đông. Con mồi của băng Quốc "móm" là một thanh niên khoảng 18-20 tuổi tên Công, tới bến xe miền Đông để đi Đà Lạt.
Vừa thấy Công đặt chân vào cổng bến xe, Quốc tỏ vẻ thân mật hỏi: "Em trai! Em về đâu?". Biết Công đi Đà Lạt, Quốc xuýt xoa: "Xe Cúc Tùng vừa chạy được 10 phút, em muốn đi liền để anh gọi xe chờ rồi có xe ôm chở em ra".
Miệng nói tay làm, Quốc gọi một "xe ôm" dắt xe Yamaha Sirius gần đó ra để chở Công đuổi theo "xe Cúc Tùng".
Sau khi lấy hết tiền, Quốc bắt anh Công đứng dậy để sờ nắn tìm tiền hoặc các vật dụng khác
Theo lời nạn nhân kể lại, trên đường từ bến xe miền Đông ra quốc lộ 13, gã xe ôm tên Phú - một thành viên trong băng của Quốc - tỏ ra hết sức thân thiện, tử tế với Công.
Vừa làm "cò" vừa trộm cướp "Nhộn nhịp" nhất trong các vụ trấn lột, cướp trên xe khách là đoạn từ trước Khu công nghiệp Sóng Thần qua bến xe Lam Hồng tới Khu chế xuất Linh Trung (Q.Thủ Đức). Hằng ngày từ sáng sớm, một băng gần 20 đối tượng nói giọng Nghệ - Tĩnh tập trung quanh bến xe Lam Hồng để bắt đầu hoạt động. Nhóm này vừa "cò" xe khách - tức có khách đi thì chạm tay vào đồ đạc, đẩy khách lên xe và đòi tiền "cò" từ chủ xe khách - vừa sẵn sàng nhảy lên xe rạch giỏ, móc túi. Những xe vắng khách, bọn chúng ra tay trấn lột.
Xe chạy tới một cây xăng bỏ hoang trên quốc lộ 13 (P.Hiệp Bình Chánh, Q.Thủ Đức) thì dừng lại, ít phút sau Quốc và Trí "khùng" (đàn em của Quốc) xuất hiện. Vừa tới nơi, thái độ của Quốc liền thay đổi, gằn giọng đòi 200.000 đồng tiền xe đi Đà Lạt. Công ngoan ngoãn móc ví, chìa ra tờ 200.000 đồng đưa cho Quốc. Nhận tiền, Quốc quát: "Thêm trăm tám tiền xe ôm".
Nhìn vẻ mặt bặm trợn của Quốc, thêm Trí "khùng" đang ngáp ngắn ngáp dài trong cơn nghiện ngập, Công sợ hãi rút thêm một tờ 200.000 đồng đưa cho Quốc. Vừa cầm tờ tiền thứ hai, Quốc lại quát: "Đưa tao thêm năm trăm chích xì ke!". Công không đưa.
Ngay lúc này, Trí "khùng" thò tay vào túi móc ra vật gì giống kim tiêm tiến sát lại phía Công trong khi đó Quốc giật ngay chiếc ví trên tay Công, móc hết tiền bên trong. Sau đó Quốc còn sờ nắn khắp người Công lấy nốt chiếc điện thoại Nokia trong túi quần, tháo sim trả lại, còn máy thì bỏ túi.
Lấy hết gần 2 triệu đồng của Công, Quốc tỏ vẻ an ủi: "Mày yên tâm, tao sẽ cho mày tiền đi xe". Nói xong, Quốc trả lại Công 200.000 đồng và đứng dậy đưa cho Phú 50.000 đồng, dặn vẻ hăm dọa: "Mày đứng đây chờ bắt xe cho thằng này, bắt được mới về nghe chưa!". Nói rồi Quốc và Trí lên xe bỏ đi.
Quốc lấy nốt chiếc điện thoại trong túi quần anh Công
Từ đầu tới cuối gã xe ôm Phú tỏ ra chỉ là người chứng kiến, ra vẻ sợ hãi trước hai tên cướp. Khi Quốc đi khỏi, Phú mới quay ra an ủi, động viên Công và trả 50.000 đồng Quốc đưa, nói: "Anh trả mày, anh không lấy tiền xe đâu!".
Một lúc sau, Công lên xe đi Đà Lạt, Phú lại quay về bến, thay quần áo và tiếp tục diễn trò cũ. Chỉ trong buổi sáng 19-11, nhóm của Quốc đã làm trót lọt bốn vụ, trong đó có hai người trung niên và một cô gái trẻ.
Trong nhiều ngày theo dõi, ngoài nhóm của Quốc, chúng tôi ghi nhận nhiều trường hợp tương tự khác do các nhóm của Hải "đen", Trường, Tí, Phương và một nhóm do ba ông già thực hiện. Con mồi của các băng nhóm này có đủ thành phần, từ nam nữ thanh niên cho tới những người trung niên.
Khi đã lột sạch của nạn nhân, Quốc và Trí (bìa phải) bỏ đi
Phân lãnh địa, chia lĩnh vực
T. - một "giang hồ gác kiếm" đang làm việc tại bến xe miền Đông - cho biết các băng nhóm nhiều như vậy nhưng mạnh ai nấy làm, nhóm nào dụ được khách thì làm, không tranh giành nhau. Dù được gọi là nhóm nhưng các đối tượng hoạt động khá độc lập, ăn chia sòng phẳng ngay sau khi cướp và nếu thiếu người, có thể thay thế người khác vì đó là "quy trình" làm ăn hằng ngày.
Trường hợp của Công, may là nạn nhân ngoan ngoãn lên xe đi, nếu có ý định quay lại tố cáo là ăn đòn ngay. Ngày 18-11, băng của Vũ, Tiến và Hùng (ngụ ngay gần bến xe) "lôi" một vị khách từ bến ra ngoài, trấn lột được khá nhiều tiền. Sau khi bị cướp, vị khách định trở lại bến xe để tố cáo nhưng trên đường đi đã bị nhóm này chặn lại, đánh một trận thừa sống thiếu chết.
Các băng nhóm "cò lôi" trong bến xe chỉ trấn lột, cướp của khách dưới đường, còn trên xe lại thuộc "lĩnh vực" của một số băng nhóm khác. Các đối tượng làm "cò lôi" thường mạnh ai nấy sống, nhưng cánh móc túi, cướp trên xe khách lại có lãnh địa khá rạch ròi.
Từ đoạn trước cửa bến xe miền Đông tới khu hồ bơi Lao Động (Q.Thủ Đức) và hướng đi Bình Dương, Bình Phước thuộc các băng nhóm ngụ Q.Bình Thạnh, Thủ Đức (TP.HCM), Dĩ An, Thuận An (Bình Dương). Trong đó nổi lên một "đàn anh" là H. "lambada" - từng có "số má" trong làng trấn cướp vừa mãn hạn tù ra hoạt động trở lại.
Nhóm của H. "lambada" có trên mười đối tượng, lên xe rải rác từ khu vực cửa ra bến xe miền Đông trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh tới ngã tư Bình Phước. Trên các chuyến xe đông khách, nhóm này giở ngón nghề móc túi, chuyền tay nhau giấu "hàng", nếu bị phát hiện hoặc phản ứng lại là sẵn sàng đánh dằn mặt.
Đối với những xe vắng khách, nhóm của H. thẳng tay dồn những vị khách có vẻ mặt "nai tơ" xuống hàng ghế cuối, sau đó tập trung đe dọa, trấn lột hết tài sản. Nhóm này cũng "nhân đạo", thường chừa tiền đi đường hoặc trả tiền xe cho nạn nhân.
Nhiều nhóm khác hoạt động trong khu vực từ bến xe miền Đông - ngã tư Bình Phước thì có hai đối tượng "kè" khách ngay từ khi khách chờ dưới lề đường, hỏi nơi khách đến, sắp xếp đưa khách lên xe rồi cùng lên chung. Trên xe lúc nào cũng có hai đối tượng chờ sẵn, trấn lột tiền của khách xong là có đồng bọn đi theo đón.
Theo Tuổi Trẻ
Nỗi đau người vợ lết vào núi tránh đòn "Không kể hết bao nhiêu lần y đánh đập vợ dã man. Không biết bao nhiêu lần đi bệnh viện. Không biết bao nhiêu lần Hội phụ nữ xã, Công an xã làm việc, xử lý thói quậy phá, đánh vợ. Nhưng tính nào tật nấy, Nghiệp vẫn thường xuyên đánh đập vợ". Giọng đầy bức xúc, bà Nguyễn Thị Yến nói về...