Báo Trung Quốc thừa nhận: “Tuyển Trung Quốc vào World Cup là điều phi lý nhất”
Ngay chính truyền thông Trung Quốc cũng cho rằng sẽ là quá phi lý nếu thầy trò HLV Li Tie có thể tiến vào VCK World Cup 2022.
Do thời điểm diễn ra vòng loại cuối cùng World Cup 2022 khu vực châu Á đã khá cận kề nên hiện tại là thời điểm mà truyền thông Trung Quốc liên tục bình luận về cơ hội dành cho đội nhà. Trang Zhuanlan.Zhihu vừa có bài viết rất đáng chú ý với tiêu đề: “Nếu nghĩ kỹ lại, việc tuyển Trung Quốc lọt vào World Cup là điều phi lý nhất”. Chúng tôi xin lược dịch lại nội dung bài viết này.
“Nếu tuyển Trung Quốc vào World Cup, đó sẽ là điều phi lý nhất. Có nhiều lý do tại sao chúng tôi lại đưa ra quan điểm này.
Chúng tôi tin rằng tất cả mọi người sẽ không phủ nhận, Trung Quốc là một siêu cường với dân số 1,4 tỷ dân, nên World Cup chắc chắn phải là mục tiêu mà chúng ta cần hướng tới.
Có lẽ hầu hết người dân Trung Quốc đều nghĩ trong tiềm thức rằng chúng ta là một quốc gia lớn, chúng ta là một quốc gia hùng mạnh. Chúng ta cần hướng tới một sự kiện trọng đại như VCK World Cup.
Là người Trung Quốc, chúng tôi nghĩ rằng mong muốn đó cần thiết. Không chỉ tôi mà ngay cả cha mẹ tôi, những người chưa bao giờ xem bóng đá cũng nghĩ như vậy. Trung Quốc phải vào World Cup!
Thế nhưng, khi nhìn vào một tập hợp những dữ liệu, nếu nhìn ở góc độ khác, việc tuyển Trung Quốc vào World Cup lại là điều hết sức phi lý, ít nhất là với tuyển Trung Quốc ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Tờ báo Trung Quốc cho rằng sẽ là phi lý nhất nếu đội nhà giành vé vào VCK World Cup 2022.
Theo số liệu của FIFA từ 2015, mặc dù Trung Quốc có 1,3 tỷ dân nhưng số người đăng ký cầu thủ chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp ở Trung Quốc chỉ là 25 ngàn, trong đó chỉ có 8 ngàn cầu thủ chuyên nghiệp.
Trong khi đó, Tây Ban Nha chỉ có 50 triệu dân số, nhưng số người đăng ký là cầu thủ chuyên nghiệp và không chuyên của họ lên tới 3,5 triệu người. Đức có dân số 80 triệu và dân số bóng đá của họ là 6,5 triệu.
Ngay như với Iceland, một quốc gia có nền bóng đá không vượt trội ở châu Âu, có tổng dân số chỉ là 300 ngàn, nhưng dân số bóng đá của họ cũng lên tới hơn 20 ngàn, gần tương đương với Trung Quốc.
Theo số liệu của LĐBĐ Italia, số lượng cầu thủ đăng ký của họ cũng là hơn 1 triệu. Hay như Brazil, quốc gia có dân số khoảng 200 triệu, nhưng cầu thủ chuyên nghiệp của họ cũng có tới 2 triệu và tổng số cầu thủ đăng ký bao gồm cả không chuyên nghiệp lên tới 13 triệu người.
Hay như một quốc gia láng giềng của chúng ta, đó là Nhật Bản. Theo số liệu của LĐBĐ Nhật Bản vào tháng 3/2015, họ có tới hơn 964 ngàn người đăng ký cầu thủ, hơn 12 ngàn HLV. Riêng lứa U18 của Nhật Bản đã có hơn 154 ngàn cầu thủ và số cầu thủ nữ của họ cũng là gần 27 ngàn. Trong khi đó, tổng dân số của Nhật Bản tất nhiên là thua rất xa so với Trung Quốc.
Ở phạm vi châu Á, bóng đá Trung Quốc cũng ngày càng tụt hậu so với Nhật Bản, Hàn Quốc…
Chúng tôi tin rằng nhiều người hâm mộ đã được theo dõi giải đấu của các trường trung học ở Nhật Bản. Nhưng bạn phải biết rằng giải đấu này đã được tổ chức từ năm 1917. Ngoài việc giải đấu này bị tạm dừng vài năm do chiến tranh, nó đã tồn tại hàng thế kỷ.
Có hàng chục đài truyền hình đã tham gia thực hiện giải đấu này ở Nhật Bản. Theo thống kê, có tới hơn 4 ngàn đội được đăng ký mỗi năm với hàng chục ngàn người chơi tham gia.
Số liệu trên là tình hình thực tế nhất. Nhưng nó phản ánh vấn đề gì? Đó là sự khởi đầu một cách cơ bản, đầu tư tận gốc của chúng ta thua xa các quốc gia khác, dù nền tảng tổng dân số của chúng ta quá vượt trội so với họ. Điều này cho thấy, vấn đề đạo tạo trẻ, gốc rễ mang lại thành công cho cả nền bóng đá của chúng ta rất ít được quan tâm”.
Trong lịch sử, bóng đá Trung Quốc mới chỉ một lần góp mặt ở VCK World Cup 2002. Tuy nhiên, đó là giải đấu mà tuyển Trung Quốc nhận kết cục thảm bại và bị loại từ vòng bảng sau 3 trận toàn thua, thủng lưới 9 bàn nhưng không ghi được bàn nào.
Ở kỳ World Cup 2006, tuyển Trung Quốc phải dừng bước ngay từ vòng loại thứ hai. Đến kỳ World Cup 2010, tuyển Trung Quốc nhận kết cục tương tự nhưng thậm chí còn đứng đứng bét bảng.
Đến kỳ World Cup 2014 và 2018, tuyển Trung Quốc cũng đều thất bại ở vòng loại thứ ba và không thể góp mặt ở vòng chung kết.
Đội tuyển Trung Quốc triển khai chiến dịch "chưa từng có", quyết tâm đoạt vé World Cup
Để chuẩn bị cho mục tiêu tối thượng hướng đến VCK World Cup 2022, đội tuyển Trung Quốc đã nhận "quân lệnh" từ liên đoàn bóng đá nước này.
Chiều mai (1/7), Liên đoàn bóng đá châu Á sẽ tổ chức lễ bốc thăm chia bảng vòng cuối World Cup 2022 khu vực châu Á. Trong số 12 đội bóng lọt vào vòng đấu này, Trung Quốc nằm trong nhóm hạt giống số 4, còn đội tuyển Việt Nam nằm ở nhóm hạt giống thứ 6. Theo nhận định của giới chuyên môn, cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều có khá ít cơ hội ở vòng đấu này.
Với mục tiêu lọt đến VCK World Cup 2022, Liên đoàn bóng đá Trung Quốc đã quyết định "chơi lớn" khi triển khai chiến dịch chưa từng có trong lịch sử bằng cách tổ chức "trại huấn luyện" suốt 4 tháng trời cho các tuyển thủ đội tuyển quốc gia.
Theo đó, trong khoảng thời gian diễn ra 6 vòng đấu đầu tiên của vòng loại cuối World Cup 2022 khu vực châu Á diễn ra vào 2/9, 5/9, 12/10, 17/10, 11/11 và 16/11/2021, toàn bộ đội tuyển Trung Quốc sẽ bị "cấm trại" trong khu tập huấn ở Tô Châu ngoài thời gian di chuyển và thi đấu. Tính từ ngày bắt đầu tập trung đội tuyển 17/8, các tuyển thủ sẽ phải xa gia đình tròn 4 tháng.
Bốn vòng đấu còn lại sẽ được thi đấu ở năm sau, vào các ngày 27/1, 1/2, 24/3 và 29/3/2022.
Nói về các trận vòng loại cuối cùng, thủ quân Wu Xi của đội tuyển Trung Quốc tuyên bố: "Chúng tôi không quan trọng đối thủ của mình là ai. Việc chúng tôi chung bảng với những đội nào không phải là vấn đề. Chúng tôi phải chiến đấu hết sức trước mọi đối thủ và phải coi từng trận đấu như một trận chung kết.
Sẽ không có đội tuyển nào yếu ở vòng loại cuối cùng. Chúng tôi sẽ dốc toàn lực để chiến đấu với họ".
'Tuyển Trung Quốc vào vòng loại thứ 3 không có gì phải tự hào' Chủ tịch Hiệp hội Bóng đá Trung Quốc (CFA) Chen Xuyuan cho rằng việc đội tuyển vào vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á chỉ là một mục tiêu nhỏ. "Việc tuyển Trung Quốc góp mặt ở vòng loại thứ 3 là một điều đáng mừng, nhưng không cần phải phô trương. Đây chỉ là một bước tiến nhỏ...