Báo Trung Quốc nói Singapore sai lầm khi ủng hộ Mỹ ở Biển Đông
Hoàn Cầu thời báo đăng bài của một học giả Trung Quốc cho rằng Singapore chọn sai mục tiêu trong chiến lược cân bằng sức mạnh của mình và sai lầm khi không ủng hộ Trung Quốc ở Biển Đông.
Toàn cảnh công trình phi pháp Trung Quốc xây trên đá Gạc Ma ở quần đảo Trường Sa, từ khoảng cách 5 km. Ảnh chụp tháng 6.2016. MAI THANH HẢI
Singapore không có tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông nhưng là một trong những nước đầu tiên ở Đông Nam Á phản đối lập trường của Bắc Kinh, khẳng định việc “sử dụng sức mạnh” để giải quyết vấn đề như Trung Quốc sẽ không bao giờ mang lại kết quả cũng như sự ổn định, hòa bình cho khu vực. Giới lãnh đạo Singapore ủng hộ tự do hàng hải và hàng không, chiến lược rất rõ ràng của Mỹ ở Biển Đông.
Với quan điểm này, Singapore trở thành đối tượng chỉ trích của truyền thông Trung Quốc. Tờ Hoàn Cầu thời báo hồi đầu tháng 6.2016 đăng bài bình luận của ông Cheng Bifan, nhà nghiên cứu thuộc Học viên khoa học xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho rằng Singapore sai lầm khi nhìn nhận Trung Quốc là mối đe dọa, “tránh né” và chống lại Trung Quốc trong khi tìm đến Mỹ như một sức mạnh “láng giềng thù địch” để dựa dẫm.
Tác giả Cheng viết trên Hoàn Cầu thời báo rằng Singapore thịnh vượng được như ngày nay một phần nhờ vào Trung Quốc (?); Singapore phải xem Trung Quốc là đối tác tin cậy thay vì nuôi dưỡng sự hoài nghi đó rồi chọn Mỹ. Dù Mỹ không phải là đồng minh của Singapore nhưng Singapore cho phép Mỹ sử dụng hải cảng của mình, triển khai máy bay tuần tra biển P-8 và tạo điều kiện để Washington khống chế Bắc Kinh ở Biển Đông, theo tác giả bài báo.
Đại sứ Singapore tại Trung Quốc Stanley Loh ngày 8.6 đã có bài phản bác, cho rằng những quan điểm của học giả Trung Quốc này hoàn toàn sai trái.
Video đang HOT
Một tàu đổ bộ của Mỹ. REUTERS
Theo Đại sứ Stanley, Singapore xem Trung Quốc và Mỹ là bạn. Singapore ủng hộ sự tham gia của Mỹ ở khu vực và đó là lực lượng giúp kiến tạo nên sự ổn định và thịnh vượng cho châu Á – Thái Bình Dương. Đại sứ Singapore cho rằng chính Trung Quốc cũng hưởng lợi từ sự ổn định và thịnh vượng của khu vực, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc cho Trung Quốc từ năm 1978 đến nay.
“Singapore đồng ý quan điểm của các nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc rằng châu Á – Thái Bình Dương đủ lớn để dung nạp cả 2 cường quốc”, Đại sứ Stanley viết trong bài báo phản bác đăng trên Hoàn Cầu thời báo.
Liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, Đại sứ Singapore cho rằng đảo quốc này lựa chọn một lập trường có nguyên tắc rằng quyền tự do hàng hải và hàng không phải được tôn trọng vì đó là lợi ích của Singapore. “Chúng tôi không là bên có tranh chấp và chúng tôi không lựa chọn đứng về bên nào, nhưng chúng tôi ủng hộ giải pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp và phải phù hợp với luật pháp quốc tế, kể cả công ước của LHQ về luật biển (UNCLOS)”, Đại sứ Stanley viết.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc: 'Hồ sơ Panama' là mưu đồ chính trị của Mỹ
Tờ Hoàn Cầu Thời báo (Trung Quốc) ngày 5.4 cáo buộc truyền thông phương Tây do Mỹ hậu thuẫn dùng vụ rò rỉ thông tin "Hồ sơ Panama" với mục đích chính trị nhằm tấn công lãnh đạo các quốc gia ngoài phương Tây.
Bảng hiệu của Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama City, thủ đô của Panama - Ảnh: Reuters
Vào ngày 4.4, truyền thông thế giới đua nhau tung ra những thông tin chấn động thu được từ hơn 11,5 triệu tài liệu do Hiệp hội quốc tế các nhà báo điều tra (ICIJ) công bố, theo Reuters.
Được gọi là "Hồ sơ Panama", số tài liệu này bao gồm thông tin hoạt động chi tiết đến từng ngày của Hãng luật quốc tế Mossack Fonseca ở Panama trong suốt 40 năm.
Hồ sơ Panama cho thấy ít nhất 12 đương kim hoặc cựu nguyên thủ quốc gia cùng người thân, hàng chục chính khách, tỉ phú và người nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực đã trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua Mossack Fonseca để lập vô số công ty, phần lớn bị nghi ngờ là công ty "ma" với mục tiêu che giấu tài sản, trốn thuế, rửa tiền hoặc che giấu những hành vi phạm tội khác.
Trong số những người được nhắc trong hồ sơ Panama có những người bạn của Tổng thống Nga Putin, người thân của các Thủ tướng Anh, Iceland và Pakistan, và Tổng thống Ukraine.
ICIJ cho biết hồ sơ Panama còn hé lộ những công ty nước ngoài có dính líu đến gia đình của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng một số lãnh đạo đương nhiệm và về hưu của Trung Quốc.
Theo Reuters, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa có bình luận chính thức về vụ hồ sơ Panama và truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng khá kín tiếng về vụ việc này.
Tuy nhiên, trong bài xã luận ngày 5.4, tờ Hoàn Cầu Thời báo, một phụ bản củaNhân Dân Nhật báo - cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cáo buộc truyền thông phương Tây do Mỹ hậu thuẫn dùng vụ những vụ rò rỉ thông tin như thế này để tấn công những mục tiêu chính trị tại các quốc gia ngoài phương Tây.
"Truyền thông phương Tây kiểm soát thông tin mỗi lần xảy ra việc lộ tài liệu mật và Washington gây ảnh hưởng đến việc đăng tải thông tin", theo Hoàn Cầu Thời báo.
"Những thông tin tiêu cực đối với Mỹ luôn được cắt giảm, trong khi thông tin tiêu cực nhắm vào những lãnh đạo ngoài châu Âu, chẳng hạn như Tổng thống Nga Vladimir Putin, thì được làm đậm", Hoàn Cầu Thời báo chỉ trích.
Tuy nhiên, bài xã luận đăng trên Hoàn Cầu Thời báo (phiên bản tiếng Anh lẫn tiếng Trung) không đề cập những quan chức Trung Quốc liên quan đến hồ sơ Panama.
Phúc Duy
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc ca ngợi tin tặc tấn công Mỹ Tin tặc, gián điệp mạng nhắm vào nước Mỹ cũng là công tác đáng được hoan nghênh, tờ Hoàn Cầu Thời báo nói như thế khi đề cập đến một người đàn ông bị bắt và nhận tội tấn công mạng nhà thầu quốc phòng Mỹ. Báo Trung Quốc ca ngợi tin tặc nước này tấn công nước Mỹ - Ảnh minh họa:...